Obama điện đàm với Putin về Snowden
Tổng thống Mỹ Barack Obama trực tiếp bày tỏ mối quan ngại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về Snowden, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy anh này sẽ bị trục xuất về nước.
Lãnh đạo Nga, Mỹ trong một cuộc gặp thượng đỉnh. Ảnh: AFP
Obama và Putin đã trò chuyện qua điện thoại, trong cuộc thảo luận mà phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói trước đó là sẽ tập trung nhiều vào Snowden. Anh này đang bị Washington truy nã vì tiết lộ chương trình theo dõi tuyệt mật của chính phủ Mỹ. Carney đã cáo buộc Nga cho Snowden một “diễn đàn tuyên truyền” để khiếu nại về nước Mỹ.
Video đang HOT
Theo Reuters, thông cáo của Nhà Trắng về cuộc đàm thoại giữa hai tổng thống không có dấu hiệu nào cho thấy Putin chuẩn bị gửi Snowden trở về Mỹ. “Hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương Mỹ – Nga và thảo luận một loạt vấn đề an ninh và song phương, trong đó có tình trạng của ông Edward Snowden và hợp tác chống khủng bố trước thềm thế vận hội mùa đông Olympics Sochi”, thông cáo viết. Thế vận hội Olympics Sochi sẽ diễn ra vào năm 2014.
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi Snowden nói anh muốn xin tị nạn tạm thời ở Nga cho tới khi tìm ra cách tị nạn vĩnh viễn ở Nam Mỹ. Anh đưa ra tuyên bố sau cuộc gặp với các nhóm nhân quyền ở sân bay Sheremetyevo, Moscow, gây giận dữ cho Nhà Trắng.
“Chúng tôi sẽ hối thúc chính phủ Nga cho các nhóm nhân quyền ở Nga được hoạt động trên khắp đất Nga, chứ không chỉ ở khu vực quá cảnh sân bay tại Moscow”, Carney nói.
Obama dự kiến đến Moscow vào tháng 9 để có cuộc gặp thượng đỉnh với Putin, trước khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.
Theo VNE
Cha Snowden ra điều kiện cho Mỹ
Cha đẻ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden tin rằng con trai ông sẽ trở về Mỹ nếu anh này được đảm bảo không bị giam trước khi xét xử, không bị áp lệnh "bịt miệng" và được chọn nơi xét xử.
Ông Lonnie Snowden cầm bức ảnh thời thơ ấu của con trai trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: FoxNews
Theo CNN, các điều kiện này được đưa ra trong bức thư từ luật sư đại diện của cha ruột Edward Snowden, ông Lonnie Snowden, viết vào ngày 27/6 và gửi tới Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder.
Luật sư Bruce Fein cho biết ông Lonnie Snowden "có lý để tự tin rằng con trai ông sẽ tự nguyện quay trở lại Mỹ nếu có những bảo đảm chắc chắn rằng quyền hiến pháp của anh ta sẽ được tôn trọng, và anh được có cơ hội bình đẳng để giải thích động cơ và hành động trước một quan tòa và bồi thẩm đoàn không thiên vị". Thư yêu cầu các điều kiện đảm bảo là Snowden sẽ không bị giam hoặc cầm tù trước khi xét xử, không bị áp đặt lệnh "bịt miệng" và sẽ được xét xử ở "nơi anh ấy chọn".
"Nếu mọi người muốn coi nó là một kẻ phản bội, thực tế là nó đã phản bội chính phủ. Nhưng tôi không tin rằng nó phản bội người dân nước Mỹ", Lonnie Snowden nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình trong chương trình Today Show của NBC.
Ông Lonnie Snowden đã không nói chuyện với con trai kể từ tháng 4, nhưng tin rằng Edward đang bị những người của Wikileask điều khiển. Đây là nhóm đang giúp cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) xin tị nạn. "Tôi nghĩ Wikileaks, như bạn đã thấy về lịch sử của họ, họ không nhất thiết tập trung vào Hiến pháp của Mỹ. Họ chỉ đơn giản muốn công bố càng nhiều thông tin càng tốt", ông nói. "Họ đang sử dụng nó để quyên tiền", USA Today dẫn lời ông nói.
Cựu nhân viên CIA 30 tuổi có thể vẫn đang ở khu vực quá cảnh của một sân bay ở Moscow sau khi rời Hong Kong tuần trước khi Mỹ đang muốn dẫn độ anh về nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẽ không dẫn độ Snowden đến Mỹ, nhưng cũng chưa cho phép anh này rời khỏi khu vực quá cảnh sân bay.
Theo VNE
Snowden và hành trình trở thành 'kẻ phản bội nước Mỹ' Từ một cái tên chẳng được nhiều người biết đến, Edward Snowden vụt sáng thành một ngôi sao của giới truyền thông kiêm "kẻ phản bội" mà chính phủ Mỹ đang làm mọi cách để tóm gọn. Edward Snowden. Ảnh: Digitaltrends Snowden, một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), đã chạy khỏi nước Mỹ cuối tháng trước, để...