Obama bảo vệ Mỹ ở các “điểm nóng” trước Đại hội đồng LHQ

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Obama đã bảo vệ Mỹ ở các “điểm nóngthế giới và kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cùng hợp sức chống chủ nghĩa cực đoan trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 67, khai mạc tại New York ngày 25/9.

Obama bảo vệ Mỹ ở các điểm nóng trước Đại hội đồng LHQ - Hình 1

Tổng thống Obama phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Chương trình hạt nhân của Iran và cuộc khủng hoảng kéo dài 18 tháng qua tại Syria được phản ánh mạnh mẽ trong các bài phát biểu vào ngày 25/9 tại Đại hội đồng, với sự tham dự 193 nước thành viên, trong khi các cuộc biểu tình khắp thế giới Hồi giáo lan rộng do bộ phim chế nhạo đấng tiên tri Mohammad được sản xuất tại Mỹ.

Tổng thống Mỹ lên án bạo lực nổ ra do bất bình về đoạn video chống đạo Hồi là “cuộc tấn công vào các ý niệm của Liên hợp quốc”.

Nhắc đến đại sứ Mỹ bị sát hại tại Benghazi ngày 11/9 vừa qua, ông Obama tuyên bố: “Tương lai của chúng ta sẽ do những người như Christopher Stevens quyết định, chứ không phải là những kẻ giết ông ấy”.

Ông Obam cho rằng trách nhiệm của tất cả các nhà lãnh đạo thế giới là lên án mạnh mẽ bạo lực và chủ nghĩa cực đoan.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ còn nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ “làm những gì chúng tôi phải làm”, để ngăn chặn Tehran.

Bình luận của ông Obama về Iran được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày càng gây áp lực đối với Mỹ trong những tuần gần đây. Ông Netanyahu kêu gọi Mỹ vẽ “rằn lanh đỏ” để buộc Irandừng chương trình hạt nhân.

Cảnh báo của Tổng thống Mỹ cũng được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Iran Ahmadinejad đưa ra những tuyên bố đầy khiêu khích đối với Israel, khi cho rằng Israel “không có gốc rễ” ở Trung Đông. Ông Ahmadinejad dự kiến sẽ có bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào ngày hôm nay 26/9.

Mặc dù không loại bỏ khả năng dùng hành động quân sự, song ông Obama vẫn cho rằng ngoại giao và trừng phạt là công cụ chính để ngăn chặn Iranphát riển vũ khí hạt nhân. Song ông cũng cảnh báo “thời gian không vô hạn” đối với Iran.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ còn cáo buộc Tehran hỗ trợ cho các nhóm khủng bố bên ngoài nước này và lên án Iran ủng hộ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad trong cuộc khủng hoảng tại Syria.

Mỹ và các nước đồng minh liên tục cáo buộc ông Assad phạm tội ác chiến tranh chống lại người dân nước này và đòi ông phải từ bỏ quyền lực. Tuy nhiên, thành viên Hội đồng bảo an Nga, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi ông Assad từ chức.

Video đang HOT

“Chúng tôi một lần nữa tuyên bố chính quyền Bashar al-Assad phải chấm dứt để những khổ đau của người Syria có thể chấm dứt và một chân trời mới có thể bắt đầu”, ông Obama phát biểu.

Nga cảnh báo việc chọn bên trong các cuộc nội chiến kiểu như ở Syria sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm nằm ngoài dự đoán.

Trong bài phát biểu ngày 25/9, ông Obama cũng bảo vệ sự ủng hộ của Mỹ đối với phong trào được gọi là “Mùa Xuân Ả rập” ở khắp Trung Đông, Bắc Phi vào năm ngoái. Tuy nhiên cuộc nổi dậy đã để lại một bức tranh chính trị và an ninh hỗn loạn tại Ai Cập, Libya, Tunisia, và nhiều nơi khác, nơi đã diễn ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống Mỹ.

Một số diễn biến khác:

Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari bảo vệ hoạt động chống chủ nghĩa cực đoan của nước ông, cho biết không nước nào phải gánh chịu tổn thất lớn trong cuộc chiến chống khủng bố như nước ông và ông cho rằng những hành động gây nguy hiểm cho thế giới bằng cách “sử dụng sai quyền tự do ngôn luận” phải bị kết tội.

Tổng thống Afghanistan Karzai kêu gọi Liên hợp quốc nới lỏng trừng phạt với các lãnh đạo Taliban để giúp mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình.

Tổng thống Pháp Hollande kêu gọi cử một lực lượng quốc tế tới quốc gia Tây Phi Mali để giúp “nhổ” chiến binh Hồi giáo đang chiếm miền bắc nước này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo cánh cửa đàm phán cho giải pháp 2 nhà nước đối với tiến trình hòa bình Israel-Palestine “chỉ là một lựa chọn bền vững”, có thể đang bị khép lại do Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư trên các vùng lãnh thổ của người Palestine.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kêu gọi một hiệp ước quốc tế “để ngăn chặn sự kích động đối với bạo lực hay thù địch dựa trên tôn giáo hoặc niềm tin”.

Tổng thống Argentina cho hay Ngoại trưởng Argentina và Iran sẽ nhóm họp bên lề hội nghị để thảo luận về vụ đánh bom ở Buenos Aires những năm 1990.

Theo Dantri

Nhật thay đổi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

Thế giới đang chứng kiến một quá trình thay đổi chậm rãi nhưng chắc chắn ở Nhật Bản theo hướng cứng rắn hơn trong ngoại giao và quân sự, trước sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc.

Nhật thay đổi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc - Hình 1

Máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật tại khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo.

Sự thay đổi, tuy có thể hiện cả trong các vấn đề xã hội, được bộc lộ rõ ràng nhất ở chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự. Xu hướng này một phần được thúc đẩy bởi sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc, bên cạnh nhận thức của giới cầm quyền về việc tái thiết lập tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực sau hai thập niên đi xuống.

Những thay đổi của Nhật Bản được thể hiện trong sự gia tăng vai trò của Lực lượng Phòng vệ (SDF), cũng như nỗ lực của các chính trị gia hàng đầu nhằm chỉnh sửa hiến pháp và quan điểm trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Hoa Đông, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta hồi tuần trước đã thể hiện "mối quan ngại sâu sắc về nguy cơ xảy ra xung đột".

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng nhấn mạnh rằng, Nhật Bản, ngay cả khi đang dần ngả về hữu khuynh, vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực quân sự. Theo họ, Nhật mới đang chỉ chuyển dần sang trung dung, sau nhiều thập niên là một quốc gia tha thiết theo đuổi hòa bình.

"Sau Thế Chiến thứ hai, chính sách của Nhật Bản là không khoa trương và chú trọng hợp tác", Narushige Michishita, một chuyên gia an ninh tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, người tự miêu tả bản thân là có quan điểm ôn hòa, nói. "Chúng tôi từng nỗ lực hết mình để tránh xa mọi cuộc đối đầu và đụng độ nào với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, đang có một suy nghĩ lan truyền rộng rãi trong công chúng Nhật Bản, rằng hòa nhã không giải quyết được vấn đề".

Một cuộc thăm dò được thực hiện hồi đầu năm nay cho thấy, người dân Nhật Bản đang ngày một quan tâm hơn tới các vấn đề an ninh. Họ biết đất nước của mình đang đối mặt với những mối đe dọa từ bên ngoài. Dữ liệu do chính phủ Nhật Bản cung cấp cho hay, 25% người dân Nhật Bản cho rằng nên tăng cường sức mạnh quân sự. Cách đây 3 năm, con số này chỉ là 14%, trong khi vào năm 1991, chỉ có 8% người dân đồng tình với ý kiến trên.

Sự thay đổi trong tư duy bước đầu được thể hiện ở các nhà lãnh đạo đất nước, bao gồm cả Thủ tướng Yoshihiko Noda, người đã khôi phục liên minh quân sự Nhật - Mỹ như một "hòn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Tokyo. Chỉ cách đây ba năm, cựu thủ tướng Yukio Hatoyama vẫn thể hiện mong muốn xây dựng một "cộng đồng Đông Á" hài hòa, trong đó có Trung Quốc, thay vì tập trung vào mối quan hệ với Washington.

Tuy nhiên, bản thân ông Noda vẫn được đánh giá là ôn hòa hơn so với những người đang mong chờ bước lên ghế thủ tướng Nhật. Shigeru Ishiba, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ Tự do, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Wall Street Journal đã tuyên bố rằng Lực lượng phòng vệ hoàn toàn có thể bắn các phát súng cảnh cáo đối với những "kẻ xâm phạm lãnh thổ". Một ứng cử viên thủ tướng hàng đầu khác, Nobuteru Ishihara, con trai của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara nổi tiếng với quan điểm bài Hoa, mới đây cho biết, một phần của đất nước "sẽ bị nẫng tay trên" nếu Nhật Bản lơ là cảnh giác.

Những cuộc thảo luận kêu gọi mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc xuất hiện nhiều trong mùa hè này ở Nhật, vốn trước đây chỉ thu hút sự quan tâm của những người phái hữu, theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng gần đây, chủ đề an ninh quốc gia và lãnh thổ "trở nên ngày càng quan trọng đối với dân thường", Yuichi Hosoya, giáo sư chính trị quốc tế của đại học Keio, nhận xét. "Các chính trị gia không thể phớt lờ chuyện này".

Theo ông Hosoya, cho dù ai trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Noda, Nhật chắc chắn sẽ nghiêng về quan điểm cứng rắn hơn trong ngoại giao và quân sự trong tương lai.

Dấu hiệu rõ ràng nhất trong chính sách an ninh mới của Nhật Bản đã xuất hiện từ hai năm trước, dưới thời thủ tướng Naoto Kan, khi chính phủ nước này quyết định đại tu chiến lược quốc phòng, tập trung đối phó với sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc, cùng lời hứa sẽ giám sát chuỗi đảo ở khu vực tây nam nhiều hơn.

Chiến lược xác định Bắc Kinh là trọng tâm cho những mối quan ngại của Tokyo về vấn đề quân sự sự là nguyên nhân chính dẫn tới sự căng thẳng leo thang ở chuỗi đảo không người này và vùng biển xung quanh nó. Mặc dù các tranh chấp ở khu vực này đã diễn ra hàng thế kỷ, nhưng theo các chuyên gia, Nhật Bản đang thực hiện các biện pháp chưa từng có để tuyên bố chủ quyền và giám sát những vùng biển nói trên.

Hiện tại, Tokyo đã lên kế hoạch triển khai quân đội tại hòn đảo phía tây nam Yonaguni vào năm 2015. Phát ngôn viên bộ quốc phòng cho hay, khi đó Nhật Bản sẽ lần đầu tiên có sự hiện diện quân đội ở mọi nơi trong "chuỗi đảo thứ nhất" kéo dài từ Okinawa tới Đài Loan, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

"Đây chính là ưu tiên lớn nhất trong thời điểm hiện tại, nhằm củng cố quốc phòng ở khu vực tây nam Nhật Bản", Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Tuy nhiên, ông Morimoto cũng cho biết, ông không nghĩ người dân Nhật Bản sẽ ủng hộ việc sử dụng vũ lực bừa, đồng thời bác bỏ ý tưởng rằng Tokyo đang đi theo hướng hữu khuynh. Tiến hành "các hoạt động quân sự để gây ra mối đe dọa không cần thiết cho các quốc gia láng giềng", theo lời ông Morimoto, "chỉ gây nguy hiểm cho sự ổn định ở khu vực".

Phía Trung Quốc cho hay, Nhật Bản đã đe dọa sự ổn định ở khu vực theo một cách khác, bằng việc mua lại quyền sở hữu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tuần trước. Bắc Kinh đã lên án hành động mà họ cho "bất hợp pháp" này và gửi tàu tới vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó, làn sóng phản đối ở Trung Quốc cũng đang không ngừng gia tăng, khi người dân nước này liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống Nhật tại hơn 50 thành phố. Thương vụ mua bán quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư, theo một bài báo được đăng trên hãng tin Xinhua của Trung Quốc, đã nhấn mạnh việc "Nhật Bản không thể hiện bất cứ sự hối hận chân thành nào trước cuộc xâm lược trong quá khứ, thay vào đó, họ đang cố gắng phục hồi thanh thế đã mất".

Thay đổi Hiến pháp?

Bằng chứng lớn nhất về quyết tâm từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt sau Thế Chiến thứ hai của Nhật Bản được thể hiện ở Điều 9 trong Hiến pháp của nước này, với lời hứa sẽ không bao giờ duy trì lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Nội dung Điều 9 chưa bao giờ được thay đổi, nhưng sự giải thích điều này đã được nới lỏng, đặc biệt vào năm 1954, khi Nhật Bản thành lập tổ chức SDF vì mục đích phòng vệ.

Tuy nhiên, SDF, với tư cách là tổ chức quốc phòng duy nhất, cũng chịu những hạn chế quan trọng. Lực lượng này không được sở hữu tên lửa tầm xa hay tàu sân bay. Mặc dù tham gia các sứ mệnh giữ gìn hòa bình ở nước ngoài, SDF không thể tham gia vào chiến sự dù để bảo vệ đồng minh.

Tuy nhiên đang xuất hiện này càng nhiều các nỗ lực nhằm thay đổi điều luật hạn chế về "phòng vệ tập thể". Thủ tướng Noda muốn thay đổi. Chính trị gia nổi tiếng nhất ở Nhật Toru Hashimoto, người vừa thành lập một chính đảng mới, cũng muốn thay đổi. Đảng Dân chủ Tự Do (LDP) nhiều khả năng sẽ thay thế đảng của ông Noda sau nhiệm kỳ này, thậm chí còn có bước đi mạnh mẽ hơn. Họ đã đề ra kế hoạch viết lại hiến pháp và sửa đổi Điều 9, cho phép Nhật "phòng vệ tập thể" và "biến Nhật thành một quốc gia thực sự có chủ quyền".

Hiến pháp Nhật Bản chưa từng được thay đổi, và mọi sửa đổi muốn được hiện thực hóa cần nhận được sự ủng hộ của hai phần ba số nghị sĩ ở mỗi trong hai viện quốc hội, cũng như thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Một số chính trị gia của nước này đã theo đuổi việc thay đổi điều khoản hòa bình trong hiến pháp suốt nhiều thập kỷ qua mà chưa có kết quả, nhưng ngày nay các tiếng nói phản đối họ đã giảm đi.

"Tôi vẫn chưa thấy điểm gbùng nổ cho việc thay đổi hiến pháp", bởi bất cứ sự thay đổi nào cũng cần có sự đồng thuận sâu sắc, ông Masashi Nishihara, chủ tịch Viện Nghiên cứu Hòa bình và An ninh Tokyo, nói. "Nhưng chúng ta đang di chuyển theo hướng đó."

Để chứng minh quan điểm này, ông Nishihara đã nhắc tới việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí hồi năm ngoái của chính phủ Nhật Bản. SDF mới đây cũng đã tham gia một cuộc tập trận chung về rà phá ngư lôi do Mỹ tổ chức ở Eo biển Hormuz.

"Chủ trương hòa bình vẫn còn đủ mạnh để tác động tới chính sách của Tokyo", ông Nishihara nói. "Do đó, chính phủ cần hết sức cẩn trọng. Các bước đi phải được tiến hành thật chậm rãi."

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán đáng lo ngại của Elon Musk dần trở thành hiện thựcDự đoán đáng lo ngại của Elon Musk dần trở thành hiện thực
07:00:52 22/04/2025
Tổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung QuốcTổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung Quốc
11:12:09 23/04/2025
Dấu ấn cuộc đời Giáo hoàng FrancisDấu ấn cuộc đời Giáo hoàng Francis
16:36:38 21/04/2025
Tổng thống Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga 'dưới mọi hình thức'Tổng thống Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga 'dưới mọi hình thức'
13:30:26 23/04/2025
Đám cưới tại Mỹ thêm đắt đỏĐám cưới tại Mỹ thêm đắt đỏ
07:48:36 22/04/2025
Báo Mỹ: Tỷ phú Musk mệt mỏi vì bị công kích, muốn rời khỏi chính trườngBáo Mỹ: Tỷ phú Musk mệt mỏi vì bị công kích, muốn rời khỏi chính trường
20:33:10 22/04/2025
Tài liệu nhạy cảm của Mỹ vô tình được chia sẻ cho hàng ngàn người qua Google Drive?Tài liệu nhạy cảm của Mỹ vô tình được chia sẻ cho hàng ngàn người qua Google Drive?
09:50:44 22/04/2025
'Tác dụng' bất ngờ từ chính sách của thuế quan của Tổng thống Trump với châu Âu'Tác dụng' bất ngờ từ chính sách của thuế quan của Tổng thống Trump với châu Âu
21:06:21 22/04/2025

Tin đang nóng

Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi về bài đăng kẹt xe ngay dịp Đại lễ 30/4Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi về bài đăng kẹt xe ngay dịp Đại lễ 30/4
10:40:45 23/04/2025
Người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit và máy xămNgười phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit và máy xăm
14:07:19 23/04/2025
Cô gái Bắc Giang nhan sắc gây sốt trong 'khối hoa hậu' diễu binh 30/4Cô gái Bắc Giang nhan sắc gây sốt trong 'khối hoa hậu' diễu binh 30/4
11:04:30 23/04/2025
Phi Thanh Vân gây tranh cãi vì clip thân mật quá đà với bạn trai doanh nhân hơn 10 tuổiPhi Thanh Vân gây tranh cãi vì clip thân mật quá đà với bạn trai doanh nhân hơn 10 tuổi
13:18:34 23/04/2025
Chồng đánh dã man vợ đang ôm con thơ ở Long An gây phẫn nộChồng đánh dã man vợ đang ôm con thơ ở Long An gây phẫn nộ
13:23:51 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhấtLý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
10:38:01 23/04/2025
Lý do không ai dám xông vào bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank ở Hà NộiLý do không ai dám xông vào bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội
13:41:15 23/04/2025
Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?
14:30:56 23/04/2025

Tin mới nhất

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

15:19:52 23/04/2025
Mặc dù các chi tiết hoạt động cụ thể vẫn được giữ bí mật, nhưng cuộc đánh chặn đã tuân theo quy trình tiêu chuẩn phòng không của NORAD nhằm đánh giá và phản ứng với bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào tiến gần không phận Bắc Mỹ.
Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

15:17:59 23/04/2025
Trận động đất mạnh xảy ra ở Myanmar vào ngày 28/3 vừa qua không chỉ làm rung chuyển nhiều vùng đất mà còn hé lộ một phần lịch sử.
Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

15:17:08 23/04/2025
Tuy nhiên, trong bối cảnh cam kết quốc phòng của Washington ngày càng trở nên bất định, giả định đó đang khiến hệ thống hậu cần quân sự của châu Âu rơi vào thế bị động và thiếu chuẩn bị chiến lược.
EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

15:14:14 23/04/2025
Nếu được tiến hành, biện pháp pháp lý mới có thể yêu cầu sự đồng thuận của Nghị viện châu Âu và phần lớn các nước thành viên. Ủy ban châu Âu lưu ý mọi hành động cần đảm bảo không làm tổn hại đến an ninh năng lượng của khối.
ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

15:08:09 23/04/2025
Ông O Neill cho biết Mỹ hiện là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào khu vực ASEAN, đồng thời khẳng định mục tiêu của Tổng thống Donald Trump là thiết lập các mối quan hệ thương mại có đi có lại và công bằng hơn .
WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

15:04:14 23/04/2025
Tại Ukraine, các cuộc thảo luận cho đến nay được cho là mới chỉ dừng lại ở khả năng nhượng bộ trên thực tế (không phải chính thức), với hy vọng nước này có thể giành lại các vùng lãnh thổ này trong tương lai.
Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

14:59:24 23/04/2025
Phía trường Havard cho rằng chính phủ đã không tuân thủ quy trình pháp lý cần thiết trước khi đình chỉ tài trợ, điều này được xem là xâm phạm quyền tự do học thuật.
Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

14:53:23 23/04/2025
Ít nhất 27 người thiệt mạng sau khi một nhóm nghi là phiến quân xả súng nhắm vào du khách ở vùng lãnh thổ Jammu và Kashmir của Ấn Độ ngày 22/4.
Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

14:40:57 23/04/2025
Bộ trưởng Hummelgaard cho biết ông sẵn sàng chấp nhận việc Signal rút khỏi Đan Mạch nếu họ từ chối hợp tác với cơ quan chức năng. "Tôi bắt đầu đặt câu hỏi liệu đây có phải là những công nghệ mà chúng ta không thể sống thiếu hay không", ...
Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

14:29:35 23/04/2025
Các cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu sân bay USS Harry S. Truman và USS Carl Vinson diễn ra trong bối cảnh Mỹ tiếp tục không kích các mục tiêu của Houthi ở miền Bắc Yemen kể từ giữa tháng 3 đến nay.
Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

14:26:57 23/04/2025
Một điểm đáng chú ý khác của đề xuất là Mỹ muốn thiết lập vùng trung lập quanh Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (NPP), khu vực sẽ được đặt dưới sự quản lý của Washington.
Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?

Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?

14:09:46 23/04/2025
Tổng thống Trump có thể từ bỏ tiến trình hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, khiến Kiev đứng trước ngã rẽ quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?

Sức khỏe

15:24:40 23/04/2025
Một số người thấy rằng âm thanh của tiếng ồn trắng giúp họ ngủ ngon hơn. Nhưng có bằng chứng nào chứng minh điều này không? Còn những tiếng ồn khác thì sao?
Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun

Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun

Sao châu á

15:22:47 23/04/2025
Mới đây, YouTuber Lee Jin Ho đã gây xôn xao dư luận khi công khai đoạn ghi âm cuộc trò chuyện cuối cùng giữa cố diễn viên Kim Sae Ron và một người quen trước khi cô qua đời.
Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay

Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay

Sao việt

15:19:53 23/04/2025
Không chỉ thừa hưởng gen âm nhạc trứ danh từ người bố nổi tiếng - ca sĩ Trọng Tấn, Vũ Tấn Đạt, sinh năm 2005, còn khiến cộng đồng mạng trầm trồ với visual nổi bật cùng phong thái trình diễn cuốn hút
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

Thế giới số

15:07:39 23/04/2025
Một mối đe dọa mới đang nhắm trực tiếp vào thẻ ngân hàng của người dùng, tội phạm mạng đã phát triển phương thức tinh vi để vượt hệ thống bảo mật khi thanh toán thẻ không tiếp xúc (NFC).
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy

Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy

Hậu trường phim

15:04:58 23/04/2025
The Director s Guild of Korea (DGK) (Hiệp hội Đạo diễn Hàn Quốc) đã công bố danh sách đề cử cho Giải thưởng Director s Cut lần thứ 23, trong đó có tên Yoo Ah In.
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam

Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam

Đồ 2-tek

14:58:55 23/04/2025
Trái ngược với sự thành công trên thị trường quốc tế, iPhone 16e lại không nhận được quá nhiều sự quan tâm của người dùng Việt.
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng

15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng

Phim châu á

14:43:37 23/04/2025
Những bộ phim Hàn 18+ cực nặng đô này gây tranh cãi suốt nhiều năm - mỗi bộ phim lại mở ra một góc nhìn mới và những bi kịch không thể nào quên.
Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"

Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"

Nhạc việt

14:31:58 23/04/2025
Nhiều Gai Con không giấu nổi niềm tự hào, liên tục đăng tải hình ảnh, video từ tiết mục kèm theo những lời chia sẻ đầy cảm xúc.
Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?

Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?

Tv show

14:27:31 23/04/2025
Trong số 30 gương mặt, có một số người đã quen mặt với cư dân mạng như Hoàng Long, Gia Khiêm,... cũng có người từng tham gia casting các cuộc thi Kpop, có kinh nghiệm thực tập.
Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư

Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư

Người đẹp

14:24:49 23/04/2025
Mới đây, NingNing một lần nữa gây sốt MXH với loạt ảnh hậu trường đẹp xuất sắc, cùng sắc vóc và thần thái đều không có điểm gì để chê.
Hội mỹ nhân Việt có bộ sưu tập giày bệt tuyệt đỉnh: 5 đôi phối thế nào cũng trẻ và sang

Hội mỹ nhân Việt có bộ sưu tập giày bệt tuyệt đỉnh: 5 đôi phối thế nào cũng trẻ và sang

Phong cách sao

14:21:10 23/04/2025
Các mỹ nhân Việt cũng không thể bỏ qua giày bệt khi xây dựng phong cách. Họ gợi ý cho chị em một bộ sưu tập giày bệt không chỉ sành điệu mà còn mang đến sự tinh tế, sang xịn mịn cho style mùa hè.