Oán Linh: Sự trở lại đầy ấn tượng của đạo diễn Kevin Tong
Oán Linh hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió trên thị trường phim kinh dị cuối năm nay.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của đạo diễn Kevin Tong, cốt truyện của Oán Linh được xây dựng một cách ấn tượng. Kevin Tong là đạo diễn đã làm nên thành công của bộ phim kinh dị đình đám The Maid (2005) tại Singapore.
Lần này, anh lại tiếp tục đã thể hiện tài năng đặc biệt của mình trong việc “nhào nặn” Oán Linh. Bộ phim hứa hẹn sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ vào chất liệu mới lạ mà Kevin Tong đã khai thác, mang đến một làn gió mới cho thể loại phim kinh dị.
Phim Oán Linh. Ảnh: NSX
Câu chuyện bắt đầu khi một cô gái trẻ người Philippines chấp nhận làm người giúp việc cho một gia đình Singapore vào thời điểm tháng 7 âm lịch – thời điểm được cho là tháng cô hồn. Sự huyền bí về những câu chuyện truyền miệng xoay quanh việc cánh cổng của địa ngục sẽ mở ra trong “tháng cô hồn” hàng năm được khai thác một cách triệt để. Điều này là minh chứng cho lăng kính nghệ thuật độc đáo của Kevin Tong, đạo diễn và biên kịch người Singapore.
Oán Linh là một bộ phim đầy ấn tượng mô tả giai đoạn khó khăn nhất trong thời gian ở cữ của bà mẹ đơn thân Si Ling (Rebecca Lim thủ vai). Si Ling là một nghệ sĩ trẻ vừa chuyển đến ngôi nhà mới cùng đứa con đầu lòng. Cô đã thuê một người giữ trẻ trong khoảng thời gian cô mới sinh. Tuy nhiên, điều này mang đến những hiện tượng lạ lùng và những sự kiện kỳ bí liên tục xảy ra trong ngôi nhà mới khiến Si Ling rơi vào trạng thái hoảng sợ và lo lắng.
Si Ling – nhân vật chính của phim. Ảnh: NSX
Oán Linh đặt trọng tâm vào việc khám phá một chủ đề độc đáo, đó là tâm trạng không ổn định của phụ nữ sau khi sinh nở. Bức tranh về một người mẹ với khuôn mặt ẩn hiện bí ẩn cùng với không khí nặng nề trong ngôi nhà và những tiếng gọi lạnh lẽo trong đêm góp phần tạo nên một cảm giác ám ảnh và kinh dị cho bộ phim.
Đoạn trailer còn tiết lộ những đoạn jumpscare với sự xuất hiện đầy bí ẩn của một linh hồn cùng những âm thanh ma quái, tạo nên sự rùng rợn vốn có của một phim kinh dị. Chính sự xuất hiện của một con búp bê và hồn ma đặt ra nhiều câu hỏi đầy bí ẩn.
Si Ling trải qua khoảng thời gian ở cữ khủng khiếp trong Oán Linh. Ảnh: NSX
Liệu có một oan hồn nào đó đang đe dọa sự an toàn của Si Ling và con mình hay không? Con búp bê chỉ là một biểu tượng của một câu chuyện mang tính chất báo ứng, giống những tác phẩm khác trong thể loại này? Hoặc có thể tất cả chỉ là tưởng tượng của Si Ling khi cô là người duy nhất trải qua những hiện tượng kỳ quái trong căn nhà.
Ngoài việc khai thác sâu sắc vào tâm lý phức tạp của người mẹ trẻ, Oán Linh còn mang đến những hủ tục kỳ quái xoay quanh quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Si Ling thuê một người bảo mẫu giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và đứa con mới sinh trong thời gian một tháng đầu.
Tuy nhiên, người bảo mẫu lại áp đặt những “quy tắc” khắt khe như không rời khỏi nhà, không mời bạn bè đến thăm và chỉ được ăn những món do người bảo mẫu chuẩn bị. Những quy định nghiêm ngặt sau sinh đôi khi làm cho bà mẹ trẻ cảm thấy rối bời và có cảm giác như “đi tù”.
Si Ling luôn bất an vì sự hiện diện của một thế lực tà ác trong nhà. Ảnh: NSX
Bằng cách khéo léo sử dụng hình ảnh và âm thanh, bộ phim tái hiện chân thực cảm xúc của Si Ling trong hoàn cảnh ám ảnh nhất của cuộc sống đơn thân và thời kỳ sau sinh. Sự kết hợp giữa những quy tắc đến từ người giữ trẻ và những hiện tượng siêu nhiên đem lại không khí căng thẳng và huyền bí. Người xem đặt câu hỏi liệu có sức mạnh siêu nhiên nào đang rình rập, chờ đợi để đe dọa cuộc sống của Si Ling và đứa con mới sinh của cô.
Si Ling cố gắng giữ cho ản thân luôn tỉnh táo. Ảnh: NSX
Sau khi ra mắt hai sản phẩm đầu tay, Kevin Tong đã chứng minh sức hấp dẫn của những bộ phim kinh dị lấy chủ đề từ văn hóa dân gian. Thành công ấn tượng của bộ phim The Maid phá vỡ kỷ lục doanh thu tại Singapore vào thời điểm đó, đạt 700.000 SGD trong tuần đầu công chiếu. Điều này không chỉ là một thành tựu cá nhân cho Kevin Tong mà còn là một bước tiến lớn cho ngành công nghiệp điện ảnh kinh dị ở Singapore.
Phim The Maid (2005). Ảnh: Internet
Ngoài thành công về mặt doanh thu, The Maid cũng mang về cho Kevin Tong nhiều giải thưởng danh giá, tôn vinh sự đổi mới và tài năng của đạo diễn – biên kịch người Singapore. Những giải thưởng này công nhận sự sáng tạo và đóng góp đặc biệt của ông trong việc khám phá và thể hiện các yếu tố kinh dị từ di sản văn hóa của đất nước.
Dạo diễn Kevin Tong. Ảnh: Internet
The Maid không chỉ là một chiến tích cá nhân mà còn chứng minh sức mạnh và sức hút của thể loại phim kinh dị được chọn lựa từ truyền thống dân gian.
Trong dòng phim kinh dị châu Á, việc sử dụng chất liệu dân gian không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, việc đào sâu và sáng tạo từ những tập tục, giai thoại quen thuộc mang lại những yếu tố văn hóa và tâm linh thú vị. Điều này tạo ra sự khác biệt cho bộ phim, giữ cho nó gần gũi hơn đối với khán giả. Kevin Tong tiếp tục áp dụng công thức này trong Oán Linh như đã làm trong The Maid.
Oán Linh dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 24/11/2023.
'Quỷ môn quan: Gọi hồn': Phim kinh dị đen tối đậm tính nghệ thuật
'Quỷ môn quan: Gọi hồn' kể chuyện chàng trai trẻ Hứa Vinh trở về quê hương và đối mặt các thế lực siêu nhiên, từ đó cài cắm loạt chi tiết ẩn dụ cho những bất cập trong xã hội Hồng Kông.
Phim kinh dị của đạo diễn Nate Ki nhận nhiều lời khen tại thị trường Hồng Kông. HK01
Quỷ môn quan: Gọi hồn (tựa tiếng Anh: Back Home) là phim điện ảnh đầu tay với tư cách đạo diễn của biên kịch người Hồng Kông Nate Ki. Trên thực tế, tựa gốc Thất nguyệt phản quy (Trở về vào tháng 7) truyền tải đúng hơn ý đồ của nhà làm phim, cũng như ẩn ý cho cái kết của phim.
Chuyện phim xoay quanh Hứa Vinh (Anson Kong đóng), một thanh niên trở về căn chung cư của mẹ mình tại Hồng Kông sau nhiều năm sống cùng cậu ruột ở Canada. Do sở hữu con mắt âm dương, anh nhìn thấy những hồn ma, hình thù quỷ dị ở nơi đây. Trong đó có hồn ma của mẹ anh, trong trang phục kép chính Kinh kịch, luôn tìm cách dày vò, kéo Vinh vào bóng tối.
Song song đó là câu chuyện quá khứ, khi Vinh còn ở chung với mẹ. Với khả năng tâm linh của mình, cậu bị bạn bè tẩy chay, những người lớn thì kiêng dè. Riêng mẹ cậu là bà Lan (Bạch Linh) những tưởng hết mực yêu thương Vinh, hóa ra cũng che giấu những bí mật đen tối.
Tạo hình bóng ma Kinh kịch đậm nét văn hóa cổ truyền của cộng đồng người Hoa. Guardian
Ẩn dụ về văn hóa tín ngưỡng và xã hội Hồng Kông
Nate Ki từng chia sẻ trên một số báo tiếng Hoa, anh lấy cảm hứng làm phim sau khi phỏng vấn những người tự nhận sở hữu "con mắt âm dương" (con mắt nhìn thấy cõi âm trong tín ngưỡng châu Á). Khi được hỏi "Làm gì khi thấy ma?", 90% sẽ trả lời "Giả vờ làm ngơ". Chi tiết này được Nate Ki khắc họa trong phim, khi nhân vật chính sở hữu đôi mắt nhìn thấy người âm, song sợ bị xã hội kỳ thị nên tự nhắc bản thân là không thấy ma.
Cũng chính điều này mà trường đoạn nhân vật bấm thang máy lên tầng 7, bước vào hành lang quỷ màu đỏ thẫm, trở nên đắt giá. Những đức tin của anh bị thách thức, lời tự trấn an anh thường lẩm nhẩm mỗi khi thấy ma trở nên vô tác dụng. Trường đoạn này tương tự cảnh nhân vật chính trong phim Insidious lạc vào chốn The Further, song đậm chất châu Á qua cách ứng xử và phục trang của các linh hồn.
Nate Ki mang đến sự tương phản đầy ám ảnh với tạo hình của phản diện chính - con ma Kinh kịch. Hứa Vinh, đại diện cho người trẻ Hồng Kông tiếp thu những giá trị sống của phương Tây, bị săn đuổi bởi một thực thể đại diện cho truyền thống văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Không những thế, ác ma này còn gieo rắc đau thương và phẫn uất cho Vinh, khi mang khuôn mặt mẹ anh.
Bạch Linh "chiếm màn ảnh" mỗi phân cảnh cô xuất hiện. HK Cine Fan
Nhà làm phim trẻ chọn tục đốt vàng mã, điển hình cho tín ngưỡng về kiếp sau của cộng đồng người Hoa cũng như nhiều nước châu Á, làm điểm nhấn. Với một người con xa xứ như Hứa Vinh, việc nhìn thấy người già đốt nhà cửa, búp bê giấy cho người thân mới mất là điều gì đó vừa xa lạ, vừa đáng sợ.
Nhân vật chính trở nên lạc lõng, bất an với nơi lẽ ra anh gọi là nhà, với những người xa lạ anh gọi là hàng xóm. Trong phim có chi tiết mang màu sắc siêu thực, khi Vinh bị rơi vào một "vùng tối", lơ lửng giữa không gian không lối thoát - thể hiện sự bất lực của anh khi các bóng ma dần kéo Vinh khỏi thế giới người sống. Tình tiết này dễ khiến người hâm mộ điện ảnh liên tưởng đến Get Out - phim kinh dị của đạo diễn Jordan Peele.
Diễn xuất thuyết phục của 'cặp mẹ con' Bạch Linh và Anson Kong
Bạch Linh là nữ diễn viên người Mỹ gốc Hoa, thường được chọn cho các vai diễn có màu sắc ma mị. Trong phim, nữ diễn viên diễn đúp hai vai có độ điên rồ không kém cạnh nhau: người mẹ bảo bọc con một cách độc hại, linh hồn quyến rũ nhưng độc địa.
Trong phim, Bạch Linh dùng ánh mắt, điệu bộ để diễn tả những cơn điên của bà mẹ. Nữ diễn viên phải liên tục thay đổi tính cách và tông giọng, lúc trầm buồn, lúc ma mị, khi hung hãn... mang đến cảm xúc bối rối và lo sợ cho Vinh cũng như chính khán giả. Ở các phân đoạn chung khung hình với bạn diễn trẻ Anson Kong, Bạch Linh luôn toát ra thần thái riêng, cầm trịch cảm xúc của bộ đôi diễn viên.
Anson Kong tỏ ra không thua kém tiền bối của mình. Trái với Bạch Linh, cựu thành viên nhóm nhạc Mirror phải giữ nét diễn lạnh, thờ ơ gần hết thời lượng phim. Trong tâm thế một người trẻ bị bủa vây bởi thế lực tâm linh và những lề lối truyền thống xa lạ, nhân vật Vinh của anh luôn tỏa ra nét hoài nghi, trầm buồn.
So với phim điện ảnh đầu tiên là Hốt nhiên tâm động (Love Suddenly), diễn xuất của Kong có nhiều cải thiện, biến hóa đa dạng hơn. Trên các diễn đàn tiếng Trung, màn hóa thân của Anson Kong được khen ngợi, vài khán giả còn nói anh có nét mặt và biểu cảm của cố diễn viên Trương Quốc Vinh.
Arson Kong tạo điểm nhấn trong diễn xuất. Seemovie
Cách kể chuyện đa tuyến thách thức khán giả
Trong Quỷ môn quan: Gọi hồn, đạo diễn Nate Ki bắt khán giả phải trổ tài "thám tử", tự xâu chuỗi các tình tiết, tiểu tiết được cài cắm xuyên suốt phim để rút ra câu chuyện hoàn chỉnh. Hai mốc thời gian quá khứ - hiện tại dùng chung tông màu, không có phần thoại kể chuyện dẫn dắt như nhiều phim kinh dị khác. Giống như Hứa Vinh đi giữa lằn ranh dương gian và âm giới, người xem cũng mơ hồ khi các cột mốc thời gian trong phim không được phân định rõ ràng.
Quỷ môn quan: Gọi hồn vì thế tựa như một trò chơi phá án, với các dữ kiện về nghề nghiệp của bà Lan, hay lai lịch thật của vợ chồng ông Chung làm vàng mã, được cài cắm khéo léo trong thoại và các vật dụng ở căn chung cư ma ám. Nake Ki nhiều lần tỏ ra ôm đồm, khi cố nhồi nhét các ẩn ý vào loạt chi tiết tâm linh vốn đã phức tạp, từ đó mang đến trải nghiệm mệt mỏi khi xem.
Loạt chi tiết ẩn dụ được cài cắm dày đặc dễ khiến người xem lạc lối. Ujoy
Ở thị trường Việt Nam, nhiều khán giả hụt hẫng trước cái kết bỏ lửng của Quỷ môn quan: Gọi hồn. Không ít người cho rằng phim thiếu liền mạch, từ đó kết cục của nhân vật Hứa Vinh không thỏa đáng, dù thực tế số phận nam chính đã được cài cắm khéo léo xuyên suốt phim. Chưa hết, tựa tiếng Việt cũng khiến người xem hiểu sai, bởi trong phim không tồn tại "quỷ môn quan" hay chú thuật "gọi hồn" nào cả.
Dù vậy, phim vẫn có những suất chiếu kín ghế tại các cụm rạp TP.HCM. Theo Box Office Việt Nam, tác phẩm đứng thứ hai trong bảng xếp hạng phòng vé tuần vừa rồi (thu về hơn 165 triệu đồng), chỉ sau Đất rừng phương Nam.
Mộng Du, hiện tượng kinh dị thống trị phòng vé Hàn Quốc 2023 cập bến rạp Việt Mộng Du - phim kinh dị Hàn khoáy đảo LHP Cannes 2023 của nữ chính "Train to Busan" và nam chính "Ký sinh trùng" chính thức cập bến rạp Việt vào tháng 10 này. Lấy cảm hứng từ trải nghiệm của chính bản thân, đạo diễn kiêm biên kịch Yoon Jae Sun chấp bút và tạo ra một bộ phim kinh dị độc...