Oai hùng ngàn năm đánh tan giặc ngoại xâm
Những đại danh tướng khắc ghi trong sử sách gồm Lý Thường Kiệt (thắng giặc Tống), Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (thắng giặc Nguyên – Mông), Quang Trung (thắng quân Thanh) và gần nhất là Võ Nguyên Giáp (thắng Pháp, Mỹ) vừa được tạc tượng và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Thu hút rất nhiều người xem, trong đó có cả du khách nước ngoài
Các bức tượng được chạm khắc tạo hình rất tinh tế từ phiên bản ban đầu
Đưa lịch sử đến gần giới trẻ
Không ồn ào, không cầu kì, không phô trương nhưng vẻ uy nghi, oai dũng của các vị danh tướng vẫn có sức hút lạ kì và thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.
Danh tướng Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
Trong nhiều ngày qua, khoảng sân nhỏ trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam không lúc nào vắng người chiêm ngưỡng, trong số đó có nhiều bạn trẻ đang mặc đồng phục học sinh và cả những du khách nước ngoài.
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông
Nhiều bạn trẻ đã đứng nhìn rất lâu, xem và tỉ mỉ quan sát từng thông tin trên các bức tượng. Bởi đây là bốn vị danh tướng đầu tiên được tạc tượng trong dự án Huyền thoại Việt Nam do Hội quán Di sản Việt Nam thực hiện.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn tái hiện, dựng lại chân dung những anh hùng dân tộc nhưng thay vì xây tạc những tượng đài lớn. Các vị danh tướng được tạc thành các vật phẩm nhỏ có thể đặt ở bất cứ nơi đâu. Toàn bộ được thể hiện bằng chất liệu tạo hình sinh động mang đậm hơi thở thời đại, thức tỉnh tinh thần dân tộc sâu sắc”, anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán Di sản chia sẻ.
Dự án ra đời xuất phát từ một thực tế rằng, người dân và đặc biệt là giới trẻ hôm nay đang muốn tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, về những vị anh hùng dân tộc, những trận đấu oai hùng của cha ông và tinh thần chống giặc ngoại xâm, bành trướng từ bao đời nay.
Hoàng đế Quang Trung chiến thắng quân Thanh xâm lược thời Tây Sơn
Trong số bốn bức tượng trưng bày đợt này, có tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Còn hai bức tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà điêu khắc Trần Thức sáng tạo.
Gương oai dũng của cha ông
Vừa thấy ý tưởng độc đáo, thể hiện những vị danh tướng của nước Việt, anh Thức đã lên kế hoạch và bắt tay vào làm ngay. Từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành vật phẩm là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu thu thập tư liệu và sang chuyển thành chất liệu tạo hình.
Khó khăn nhất là quá trình thu thập tư liệu lịch sử để phác họa được thần thái của mỗi vị tướng trong lòng nhân dân. Anh Thức cho biết, tư liệu còn lại về tướng Việt quốc công Lý Thường Kiệt dường như rất ít, chẳng biết tướng mặc gì, dáng vóc ra sao…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ lịch sử cận đại với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu
Cả thời gian dài anh Thức dành tham khảo hình ảnh qua các trang sử vẽ, trang phục cổ Việt Nam thời Lý… rồi cứ thế, chắt chiu từng thông tin ít ỏi để chắp nối và bằng tình cảm của người nghệ sĩ thổi hồn vào để tạc tượng chân dung vị danh tướng.
“Hay ngay cả với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù ở gần thời đại đang sống nhưng tôi cũng chưa một lần được gặp. May mắn là tư liệu về Đại tướng phong phú, được nhiều bậc lão thành tư vấn nhưng để chuyển tải thành điêu khắc là cả một câu chuyện dài với biết bao nhiêu trăn trở”, anh Thức chia sẻ.
Hiện tại, các mẫu vật tạo hình bốn danh tướng trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được tạo bằng chất liệu nhựa, mạ công nghệ mạ nano đang trong thời gian chờ đón, trưng cầu ý kiến của công chúng để có thêm tư liệu và hoàn thiện hơn về mặt tạo hình. Đến khi nào tác phẩm chính thức được công chúng đón nhận thì chuyển sang chất liệu bền vững.
Các bức tượng tạc bốn danh tướng đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
“Tôi thấy đây là ý tưởng rất tốt, cần nhân rộng mô hình các tượng chân dung về những danh tướng cha ông đã có công lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời kì… để giáo dục, khơi gợi tinh thần yêu nước, rèn luyện ý chí kiên cường chống kẻ thù xâm lược cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau” – bác Nguyễn Hữu Phúc (Hà Nội), khách đến xem tượng chia sẻ.
Theo anh Thức, những bức tượng tạo hình các danh tướng gây ấn tượng mạnh, bởi ngoài hình ảnh điêu khắc, quan trọng hơn cả tinh thần dân tộc kiên cường, bất khuất, không bao giờ chịu lùi bước trước giặc ngoại xâm.
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, bất kì thời đại nào, khi đất nước lâm nguy đều có nhân tài xuất hiện. Mỗi danh tướng đều mang trong mình hào khí thời đại ấy với tinh thần bất khuất, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.
Việt quốc công Lý Thường Kiệt, đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc. Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được sử sách ghi lại là vị anh hùng kiệt xuất dân tộc, 3 lần đánh thắng đạo giặc xâm lược Nguyên – Mông mạnh nhất và hung hãn nhất thời đại lúc bấy giờ. Với tham vọng lấn chiếm thôn tính nước ta, cả 3 lần quân Nguyên – Mông sang đánh nước ta là cả 3 lần thất bại nhục nhã, bởi kẻ địch phương Bắc vấp phải tinh thần chiến đấu kiên cường, đoàn kết, sẵn sàng bảo vệ bờ cõi đất nước của người dân Việt. Người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, cùng nhân dân đánh Đông dẹp Bắc, đuổi giặc Xiêm và 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Hình ảnh bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp giơ tay chỉ huy, cầm ống nhòm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một vị tướng tài ba.
Theo TNO
Ra mắt tượng 4 danh tướng Việt Nam
Bốn bức tượng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội) thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.
Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những danh tướng đầu tiên được chọn đúc tượng trong dự án Huyền thoại Việt Nam.
Dự án được lập từ 3 năm trước với sự trợ giúp của nhiều tổ chức và chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, quân sự như GS Vũ Khiêu, GS Phan Huy Lê, nhà sử học Lê Văn Lan, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Huyên, Đại tá Nguyễn Huân, nhà báo Mỹ Lady Borton...
Tượng 4 danh tướng: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được đặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Là thành viên hội đồng tư vấn lịch sử văn hoá của dự án, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, 4 danh tướng được công bố tượng lần này đều là những vị tiêu biểu nhất trong hàng nghìn danh tướng của dân tộc. Còn nhiều tượng danh tướng khác như Ngô Quyền, Lê Lợi... sẽ ra mắt những đợt sau.
Thượng tướng cho rằng, triển lãm điêu khắc Danh tướng Việt Nam nhằm khơi dậy và giáo dục các thế hệ về truyền thống yêu nước, thượng tôn dân tộc, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, để từ đó phát huy và làm tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Triển lãm đồng thời gửi thông điệp đến nhân dân thế giới về truyền thống dựng nước, giữ nước, yêu hoà bình sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt Nam.
Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nhận định, việc khắc họa hình ảnh các danh tướng Việt Nam là một cách để thế hệ sau hiểu hơn lịch sử nước nhà. "Những tác phẩm này mang ý nghĩa lớn về hình tượng anh hùng dân tộc Việt Nam. Đó vừa là nghệ thuật vừa là lịch sử, văn hóa và tinh hoa của người Việt", ông Quốc nói.
Các bức tượng cao 1,24 m, làm từ nhiều chất liệu vàng, bạc, đồng, composite, gỗ... Ảnh: Quỳnh Trang.
Tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sáng tác mới bởi nhà điêu khắc Trần Văn Thức.
Về mặt tạo hình, theo Thượng tướng Nguyên Huy Hiệu, 3 bức tượng Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt đã tái hiện tốt cái thần, vị thế của những danh tướng tài ba. Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm ống nhòm thể hiện tầm nhìn của một thiên tài quân sự, tuy nhiên, Thượng tướng cho rằng, nên thay đổi cánh tay đang giơ thẳng của Đại tướng bằng cánh tay giơ nắm đấm đã đi vào lòng người, biểu hiện ý chí quyết đoán, phong cách của một Tổng tư lệnh.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, nên thay đổi bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo hình ảnh giơ nắm đấm thể hiện ý chí, quyết tâm, phong cách của nhà lãnh đạo quân sự tài ba. Ảnh: Quỳnh Trang.
4 tác phẩm được làm từ nhiều chất liệu: vàng, bạc, đồng, hỗn hợp composite, gỗ... với chiều cao tượng 1,24 m và bệ 75 cm. Theo anh Trần Thanh Tùng, sáng lập viên Hội quán di sản, một trong các đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam", sẽ có những tác phẩm điêu khắc tỷ lệ 1:1 (cao 1,7 m chưa kể bệ) được ra mắt sau này, phù hợp với không gian ngoài trời, hoặc trong nhà.
Tượng 4 danh tướng Việt Nam sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đến hết ngày 24/2.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp Nhân dịp kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của đất nước và 100 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào cõi vĩnh hằng, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm nghệ thuật tôn vinh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Những hình ảnh đặc biệt về Đại tướng sẽ được trưng bày tại triển lãm Theo đó, từ ngày 1/1/2014 đến...