Ổ vi khuẩn trên chiếc thớt ở căn bếp nhà bạn
Thớt chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, E.coli, độc tố nấm aflatoxin.
Gia đình chị Nguyễn Thanh Nga (Hà Nội) sử dụng chiếc thớt gỗ đã ba năm. Hàng ngày, chị băm chặt kết hợp thức ăn sống và thức ăn chín trên thớt. Bề mặt thớt xuất hiện những vết mốc đen, vết dao lâu ngày, tạo thành khe kẽ nhỏ. Chị Nga không mua chiếc mới mà tận dụng tiếp mặt sau của thớt. Mỗi khi dùng xong, chị rửa lại bằng nước lạnh rồi treo lên, để ráo nước.
Thớt gỗ chứa vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu nếu không vệ sinh đúng cách.
“Dùng chiếc thớt quá lâu và chỉ dùng một thớt cho các loại thức ăn là sai lầm của nhiều người”, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết. Thớt là một hỗn hợp tất cả loại thực phẩm bám vào và không được vệ sinh sạch sẽ. Khi băm chặt thức ăn, mảnh vụn bám lại trên mặt thớt lâu ngày biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong số này có vi khuẩn Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn. Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Đặc biệt, độc tố aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.
“Aflatoxin hình thành các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào gây ung thư”, ông Thịnh nhấn mạnh. Lau chùi rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.
Ngoài ra, nếu chỉ dùng một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín. Nhiều gia đình dùng thớt hai mặt, một mặt thái đồ sống, mặt thớt còn lại thái đồ chín, khả năng nhiễm khuẩn càng dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
Video đang HOT
Tiến sĩ Thịnh khuyên:
- Mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt. Thớt dùng cho thực phẩm tươi sống có màu đỏ. Thớt dùng cho thực phẩm nấu chín có màu xanh. Thực phẩm trung gian như rau sống, rau chín thì dùng thớt màu vàng.
- Sau khi dùng, rửa thớt bằng nước rửa chén pha chút nước ấm, sau đó rửa lại thật sạch. Sử dụng dung dịch dấm để vệ sinh thớt hàng tháng bằng cách rót dấm lên thớt, dùng bùi nhùi hoặc miếng bọt biển cọ sạch rồi dội lại với nước sạch.
- Không dùng thớt quá lâu. 6 tháng đến một năm nên thay thớt một lần.
- Đa số gia đình bố trí bếp ăn ở chỗ kín, không có nhiều ánh sáng nên thớt thường để những chỗ tăm tối. Ánh nắng mặt trời là nguồn diệt vi sinh vật hiệu quả. Vì vậy, khi thiết kế nhà, nên thiết kế cho ánh sáng trong bếp, thoáng khí để làm khô được đồ vật.
- Gia đình nông thôn nên phơi thớt thường xuyên. Đây là một cách tốt để thớt tránh nhiễm khuẩn.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Khay đựng đồ sân bay có độ bẩn gấp nhiều lần bồn cầu
Các nhà khoa học nghiên cứu bề mặt trên khay kiểm đồ sân bay đã phát hiện ra nhiều vi khuẩn, virus nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo rằng các vị trí như ghế tàu điện ngầm, cabin máy bay, A.T.M, màn hình điện thoại,... là những nơi có chứa lượng vi khuẩn khổng lồ và có độ bẩn gấp nhiều lần bồn cầu.
Theo nghiên cứu mới nhất, "danh sách đen" này còn được cập nhật thêm một vật dụng khiến nhiều người bất ngờ đó là khay đựng đồ ở cửa an ninh sân bay.
Các khay nhựa - được sử dụng tại các điểm kiểm soát sân bay trên toàn cầu và được hàng triệu hành khách chạm vào khi họ thả giày, máy tính xách tay, hành lý và các vật dụng khác để kiểm tra qua máy quét X-quang. Các nhà khoa học đã quét sạch các khay nhựa được dùng nhiều nhất tại Sân bay Helsinki ở Phần Lan đã phát hiện sự có mặt nhiều vi khuẩn, virus gây ra bệnh cảm lạnh thông thường và virus cúm A.
"Sự hiện diện của vi khuẩn, virus trong môi trường sân bay chưa được điều tra trước đây", Niina Ikonen, một chuyên gia về virus học tại Viện Phần Lan, đã tham gia vào nghiên cứu cho biết.
Những phát hiện này, được công bố trên tạp chí BMC Inffectious Diseases, có thể giúp cải thiện các chiến lược y tế cộng đồng trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới.
Nhiều bề mặt chúng ta chạm vào hàng ngày có thể lây lan mầm bệnh cho chính bản thân bao gồm: điện thoại di động, bọt biển nhà bếp và thậm chí cả vịt cao su dễ thương trong bồn tắm. Nhưng việc du lịch hàng không phát triển mạnh những năm gần đây đã đẩy nhanh sự lây lan của các bệnh trên toàn thế giới như cảm cúm vừa được phát hiện trong các nghiên cứu nêu trên.
Vì vậy, hãy rửa tay sạch sẽ, ho vào khăn tay, khăn giấy hoặc tay áo, đặc biệt là ở những nơi công cộng, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cho người khác và cả cho chính mình. Những biện pháp phòng ngừa đơn giản này có thể giúp ngăn ngừa đại dịch và quan trọng nhất trong các khu vực đông đúc như sân bay có số lượng người đi du lịch đến và đi từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
An An (Dịch theo Nytimes)
Theo vietnamnet
Khuyến cáo của bác sĩ: Ăn cá biển kiểu này dễ ngộ độc nặng! Cá biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn phải cá biển không tươi, ươn thối sẽ có thể bị nhiễm độc histamine gây ngộ độc nặng. Nổi ngứa, khó thở sau khi ăn cá biển Chị Đinh Thu Hà - Linh Đàm, Hà Nội , 27 tuổi, vừa phải đi cấp cứu sau khi ăn...