Ô tô, xe máy, máy tính bảng “quá đát” sẽ bị thu hồi
Xe mô tô, xe gắn máy các loại, xe ô tô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ 1/1/2018. Một số sản phẩm thiết bị điện, điện tử thải bỏ như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động… sẽ bị thu hồi từ ngày 1/7/2016.
Xe máy thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ 1/1/2018 (ảnh minh họa)
Đó là quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, có hiệu lực từ ngày 15/7/2015. Quyết đinh của Thủ tướng quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất, người tiêu dùng và cơ sở phân phối các sản phẩm trên.
Cụ thể, nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình; khuyến khích tiếp nhận sản phẩm cùng loại với sản phẩm mình đã bán ra thị trường mà không phân biệt nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất; tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu…
Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ theo các hình thức: Tự chuyển đến điểm thu hồi; chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ.
Cơ sở phân phối có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại cơ sở của mình theo đề nghị của nhà sản xuất; lưu giữ các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi theo quy định;…
Phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy các loại, xe ô tô các loại hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi và xử lý từ 1/1/2018.
Video đang HOT
Từ 1/7/2016, thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ là dầu nhớt các loại; săm, lốp các loại.
Cũng từ 1/7/2016, sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thải bỏ là ắc quy và pin các loại; một số thiết bị điện, điện tử thải bỏ như bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; máy vi tính (để bàn; xách tay); màn hình máy vi tính; cục CPU (bộ vi xử lý của máy tính); máy in; máy fax; máy quét hình (scanner); máy chụp ảnh; máy quay phim; máy điện thoại di động; máy tính bảng; đầu đĩa DVD; VCD; CD và các loại đầu đọc băng, đĩa khác; máy sao chụp giấy (photocopier); ti vi; tủ lạnh; máy điều hòa nhiệt độ; máy giặt.
C.N.Q
Theo Dantri
Xe máy cũ nát tung hoành trên phố
Chỉ còn trơ khung sắt, không đèn, không biển số, nhiều chiếc xe máy vẫn chở hàng cồng kềnh và xả khói nghi ngút trên đường phố Hà Nội.
Trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy cũ trơ khung sắt, chở hàng cồng kềnh thường xuyên tham gia giao thông.
Chiếc xe Dream do Trung Quốc sản xuất từ hơn chục năm trước đã hư hỏng nhiều bộ phận, không đèn, gương được chế thành xe kéo lưu thông trên phố Tây Sơn.
Trên phố Hoàng Cầu, một xe máy khác cũng trong tình trạng tương tự được chất đầy giàn giáo công trình bằng sắt. Một số chủ cửa hàng vật liệu xây dựng sở hữu những chiếc xe cũ nát lý giải, loại xe này phù hợp với đặc thù công việc, không lo bị trầy xước, nếu có bị lực lượng chức tạm giữ cũng không tiếc vì giá trị của chiếc xe rất thấp...
Lưu thông trên đường Đê La Thành, chiếc xe Dream không biển số này chở hàng trăm kg sắt xây dựng, luồn lách, gây nguy hiểm cho dòng phương tiện đi trên đường.
Hầu hết những chiếc xe cũ kỹ này không còn giữ được hình dáng ban đầu và được gia cố thêm các khung sắt, mất hết hệ thống đèn báo và chiếu sáng.
Người điều khiển những chiếc xe cũ nát này chia sẻ vì điều kiện khó khăn nên phải tận dụng chở thuê kiếm sống. Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, chưa có quy định về niên hạn đối với phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô con vì đó là tài sản cá nhân và trách nhiệm gắn với người sử dụng. Nếu dùng biện pháp hành chính để loại bỏ như đối với xe thương mại sẽ trở thành vấn đề lớn vì "ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, xe máy vẫn là phương tiện đi lại, mưu sinh chủ yếu".
Không chỉ cũ kỹ, chở hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm, không ít xe thành nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông khi xả khói mù mịt. Theo một cán bộ thuộc phòng Cảnh sát giao thông - Công an Hà Nội, hàng trăm chiếc xe cũ kỹ, chở hàng hóa cồng kềnh, hay xe tự chế bị xử lý và tạm giữ từ đầu năm 2015 đến nay.
Vị này cho rằng việc xử lý xe máy xả khói gây ô nhiễm đang gặp khó khăn vì thiếu quy định, không có thiết bị chuyên dùng như máy đo, phân tích lượng khói vượt quá quy định vì "cảnh sát không thể bằng mắt thường nhìn rồi đoán mò và xử phạt được".
Theo Quyết định của Thủ tướng, xe mô tô, xe gắn máy hết hạn sử dụng, cũ nát, thải loại này sẽ bị thu hồi từ tháng 1/2018. Nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ theo các hình thức: Tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, đến 31/12/2014 cả nước đã có hơn 45 triệu xe cơ giới được đăng ký, trong đó mô tô 2 bánh khoảng 43 triệu. Riêng Hà Nội và TP HCM số lượng xe đăng ký là hơn 11 triệu, chiếm khoảng 25% tổng số xe máy của cả nước.
Phương Sơn
Theo VNE
Thu hồi ôtô, xe máy hết hạn sử dụng từ năm 2018 Thời điểm thu hồi ôtô và xe máy thải loại vẫn giữ nguyên vào năm 2018 trong khi những sản phẩm như tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại...được lùi thời hạn một năm theo quyết định mới ban hành của Thủ tướng. Theo Quyết định ban hành ngày 22/5 của Thủ tướng về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, những...