Ô tô liên tục giảm giá vẫn ế khách, trông chờ ‘cú hích’ từ chính sách
Trong bối cảnh những chương trình giảm giá bán ô tô liên tục được áp dụng vẫn chưa đủ để “vực dậy” sức mua, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đang trông chờ những thay đổi chính sách giảm thuế, phí từ phía nhà nước… có thể kích cầu thị trường.
Ô tô liên tục giảm giá bán vẫn chưa đủ để “vực dậy” sức mua
Ô tô hạ giá bán, sức mua vẫn giảm
Trong bối cảnh nhiều mẫu mã ô tô lắp ráp, sản xuất từ 2018 – 2019 vẫn còn tồn kho 2019, thị trường ô tô năm 2020 lại chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ngay từ giai đoạn chạy đà… Giảm giá bán xe được xem như “liều thuốc” có thể giúp thị trường ô tô tiếp đà tăng trưởng của năm 2019.
Tuy nhiên, thực tế những gì diễn ra trên thị trường ô tô trong suốt 3 tháng đầu năm 2020 lại không thực sự như nhiều kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam. Bất chấp hàng loạt chương trình ưu đãi, giảm giá bán kèm theo quà tặng được nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô áp dụng từ đầu năm đến nay, sức mua ô tô vẫn sụt giảm, kéo doanh số bán của nhiều hãng xe lao dốc.
“Liều thuốc” giảm giá bán dường như chưa vẫn đủ hiệu quả để “chữa căn bệnh” ế ẩm, giảm doanh số của thị trường ô tô Việt Nam
Toyota sau nhiều năm gia nhập thị trường Việt Nam cũng đã “phá lệ” khi thường xuyên áp dụng chính sách giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ phí trước bạ cho một loạt mẫu xe như Corolla Altis, Innova, Fortuner. Ngay cả các đại lý Toyota chính hãng cũng sẵn sàng giảm lợi nhuận để hạ giá bán hàng chục triệu đồng cho Vios, Wigo, Rush… Tuy nhiên, kết thúc quý I.2020, doanh số bán Toyota Việt Nam (TMV) 13.748 xe, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tượng tự TMV, TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cũng áp dụng hình thức ưu đãi, giảm giá cho một loạt mẫu mã như Grand i10, KONA, Elantra… trong tháng 3.2020. Dù vậy, doanh số của thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam hiện nay cũng chỉ đạt 15.362 xe trong quý I.2020, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên tục áp dụng ưu đãi, giảm giá xe… doanh số Toyota tại VN trong quý I.2020 vẫn giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái
Các mẫu xe du lịch KIA, Mazda… do Trường Hải (THACO) phân phối hay Mitsubishi Việt Nam cũng đều đặn áp dụng chương trình ưu đãi giảm giá bán xe hàng tháng. Thậm chí, một số mẫu mã như Mazda CX-8, Mitsubishi Pajero Sport… được đại lý giảm tới cả trăm triệu đồng. Dù vậy,kết quả bán hàng lại không mấy khả quan.
Video đang HOT
Doanh số bán hàng của KIA tại Việt Nam trong quý I.2020 giảm 25%, Mazda giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thành viên còn lại thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) như Ford giảm 48%, Honda giảm 39% doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo bán hàng của VAMA tính đến hết quý I.2020 cho thấy, tổng doanh số bán ô tô của các thành viên thuộc Hiệp hội chỉ đạt 52.557 xe, giảm 33% so với cùng kì năm ngoái. “Liều thuốc” giảm giá từng được các DN ô tô áp dụng, giờ đây dường như chưa vẫn đủ hiệu quả để “chữa căn bệnh” ế ẩm, giảm doanh số của thị trường ô tô Việt Nam.
Sức mua giảm khiến lượng ô tô tồn kho từ năm ngoái chưa được “bán xả” hết, nay tiếp tục gia tăng
Lượng ô tô tồn kho từ năm ngoái chưa được “bán xả” hết, nay tiếp tục gia tăng khi sản lượng sản xuất hay số lượng ô tô nhập khẩu về VN quý I.2020 vẫn ở mức cao. Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong quý I.2002, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019. Điều này phản ánh khó khăn rất lớn của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường ô tô chờ “cú hích” từ chính sách giảm thuế, phí
Ô tô tại Việt Nam liên tục được nhà sản xuất, đại lý giảm giá bán hàng tháng… nhưng nhìn chung mặt bằng giá bán tại Việt Nam vẫn còn cao hơn khả năng tài chính của đại đa số người dân cũng như mặt bằng giá ô tô cùng loại trong khu vực.
Đơn cử như một chiếc Hyundai Grand i10 số sàn tại Indonesia có giá bán niêm yết 184 triệu rupiah, tương đương 279 triệu đồng trong khi tại Việt Nam phiên bản tương tự của mẫu xe này được bán với giá lên tới 310 triệu đồng. Honda City tại Việt Nam vẫn thuộc thế hệ cũ có giá bán từ 559 – 599 triệu đồng. Trong khi tại Thái Lan mẫu sedan hạng B này đã bước sang thế hệ mới, được cập nhật nhiều trang bị, công nghệ an toàn nhưng giá bán chỉ vào khoảng 579.500 – 739.000 baht, tương đương 420 – 537 triệu đồng. Toyota Avanza tại Indonesia có giá bán từ 198,2 – 228,3 triệu rupiah, tương đương 302 – 348 triệu đồng nhưng về Việt Nam có giá lên tới 544 – 612 triệu đồng.
Giá bán tại Việt Nam vẫn còn cao hơn khả năng tài chính của đại đa số người dân cũng như mặt bằng giá ô tô cùng loại trong khu vực
Bên cạnh đó, ngoại trừ Singapore còn lại tính về chi phí sở hữu một chiếc ô tô tại Việt Nam vẫn cao hơn các quốc gia trong khu vực do mỗi chiếc ô tô lăn bánh phải cõng theo hàng loạt thuế, phí.
Trước những thực trạng của thị trường ô tô, vào đầu tháng 3.2020 đại diện VAMA đã có một số đề xuất, gửi Chính phủ cũng như các bộ ban ngành liên quan về các giải pháo nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành ô tô.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong dự thảo có nêu rõ giải pháp nhằm kích cầu ngành ô tô, gồm việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020, đồng thời xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ngành ô tô nội.
Các DN kinh doanh ô tô kỳ vọng những chính sách mới sẽ tạo “cú hích” giúp vực dậy sức mua sau mùa đại dịch
Ở thời điểm hiện tại, lệ phí trước bạ đối với ô tô tại một số tỉnh thành đang ở mức 10 – 12% tương đương giá trị xe. Giả sử khách hàng ở Hà Nội mua xe Toyota Vios 1.5G CVT có giá 570 triệu đồng. Theo quy định hiện nay, mức đóng lệ phí trước bạ là 12% tương đương 68,4 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu mức phí trước bạ giảm 50%, người mua Vios 1.5G CVT sẽ chỉ phải đóng 34,2 triệu đồng. Đây cũng là số tiền tương đương mức giảm giá được một số đại lý Toyota áp dụng cho khách hàng mua xe Vios tại VN trong những tháng qua.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được các DN kinh doanh ô tô kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” giúp vực dậy sức mua sau mùa đại dịch.
Bà Nguyễn Thị Hiền – chủ hệ thống đại lý Hiền Toyota tại TP.HCM cho biết: “Việc giảm 50% lệ phí trước bạ nếu được Chính phủ thông qua sẽ giúp người mua xe tiết kiệm được hàng chục triệu đồng. Qua đó, có thể góp phần cải thiện sức mua trên thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời để tháo gỡ khó khăn trước mắt. Để thị trường có thể tăng trưởng cần có chính sách hỗ trợ bền vững”.
Khi “liều thuốc” giảm giá ô tô đang dần giảm tác dụng, các DN kinh doanh ô tô giờ đây đang trông chờ vào sự thay đổi tích cực đến từ chính sách để có thể vực dậy thị trường ô tô vốn đã sụt giảm, nay lại càng ảm đạm vì đại dịch.
Trần Hoàng
Cơ hội giảm lệ phí trước bạ: Xe rẻ, mua ô tô giảm cả trăm triệu
Nếu lệ phí trước bạ giảm 50% so với hiện nay, theo tính toán, khi mua những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng.
Giải cứu xe trong nước
Bộ Công Thương vừa đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 để kích cầu tiêu dùng. Bởi thị trường ô tô đang suy giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tất cả các DN đều gặp khó khăn bất lợi.
Trước đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng giảm 50% thuế giá trị gia tăng và 50% lệ phí trước bạ để kích cầu tiêu dùng với thị trường ô tô.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương chỉ đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ. Một số nguồn tin cho hay nếu muốn giảm thuế phải thông qua Quốc hội, vì vậy thời gian chờ đợi sẽ kéo dài, trong khi đề nghị giảm lệ phí trước bạ có thể được chấp nhận ngay. Chính phủ đang lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan và có thể ban hành quyết định ngay trong tháng 4/2020.
Khách hàng mua xe tiết kiệm cả trăm triệu đồng nếu lệ phí trước bạ giảm
Hiện ô tô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống chịu hai mức thu lệ phí trước bạ (tùy từng địa phương) là 10% và 12% trên giá bán xe. Nếu được giảm 50% thì số tiền khách hàng nộp lệ phí trước bạ sẽ được giảm một khoản lớn. Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ dành cho xe sản xuất lắp ráp trong nước, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không được hưởng.
Chẳng hạn, chiếc Toyota Fortuner bản lắp ráp trong nước giá bán 1,03 tỷ đồng, khách hàng sẽ phải nộp từ 103-120,6 triệu đồng lệ phí trước bạ, sẽ giảm được từ 51,5- 60,3 triệu đồng (tùy từng địa phương). Theo tính toán, với những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước hiện nay, khách mua sẽ được giảm từ 15-80 triệu đồng tùy từng mẫu.
Xe sang sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu đề xuất này trở thành hiện thực. Trong các thương hiệu xe sang, chỉ Mercedes Benz Việt Nam có sản xuất lắp ráp trong nước. Giá xe thấp nhất là 1,39 tỷ đồng và cao lên tới 4,6 tỷ đồng. Nếu mua những mẫu xe này, khi giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 70-270 triệu đồng tùy từng xe. Chẳng hạn, chiếc Mercedes S450 lắp ráp trong nước có giá bán 4,2 tỷ đồng, lệ phí trước bạ bình thường phải nộp từ 420-504 triệu đồng, nếu giảm một nửa sẽ còn 210-252 triệu đồng.
Nhiều khách hàng chia sẻ họ đang chờ đợi quyết định mới này được ban hành để mua xe. Nếu lệ phí trước bạ giảm, chắc chắn doanh số bán xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ tăng.
Tuy nhiên, với xe thương mại lại không được hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Chẳng hạn với xe tải, lệ phí trước bạ đang áp dụng là 2% giá bán xe. Vì vậy, một chiếc xe có giá bán 1 tỷ đồng, bình thường phải nộp lệ phí trước bạ 40 triệu đồng, nay giảm còn 20 triệu được cho là không đáng kể.
Trong khi đó, các DN sản xuất lắp ráp xe tải đối mặt với khó khăn từ hơn 2 năm qua do nhu cầu giảm mạnh, tăng trưởng âm liên tục. Nay trong bối cảnh dịch Covid-19, nhu cầu vận tải hàng hóa giảm khiến xe tải càng chịu cảnh tồn kho lớn, ế ẩm. Được giảm 50% lệ phí trước bạ với xe tải chưa phải là "liều thuốc" mạnh để kích cầu thị trường.
Giảm lệ phí trước bạ tạo lợi thế cho xe sản xuất lắp ráp trong nước
Chọn xe nội hay xe ngoại?
Giảm 50% lệ phí trước bạ không ảnh hưởng đến giá bán xe của các DN ô tô trong nước do đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe. Tuy nhiên, nếu lệ phí trước bạ giảm 50% chỉ với xe sản xuất lắp ráp trong nước đương nhiên sẽ tạo ra lợi thế trước xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đứng trước sức ép này, xe nhập khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm giá để cạnh tranh.
Nguồn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc của Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia. Hai quốc gia này đã có gói hỗ trợ các DN sản xuất ô tô. Chính vì vậy, thời gian tới ô tô nhập khẩu về Việt Nam dự báo tiếp tục có điều kiện giảm giá cạnh tranh với xe trong nước.
Các DN ô tô trong nước vẫn lo lắng khi cho rằng mọi rào cản với xe nhập khẩu từ ASEAN đã được bãi bỏ. Indonesia và Thái Lan đều có sản lượng ô tô lớn và lợi thế cạnh tranh về giá. Trong lúc khó khăn, chỉ cần các quốc gia này "bật đèn xanh" thì ô tô đại hạ giá sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
Một số DN tính toán rằng, tuy vẫn, phải chịu mức lệ phí trước bạ từ 10-12% giá bán, nhưng nếu các mẫu xe bình dân nhập khẩu cũng giảm thêm từ 15-60 triệu đồng sẽ đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Để giữ lợi thế thì xe sản xuất lắp ráp trong nước cũng cần giảm giá xuống nữa mới tạo khoảng cách rõ rệt.
Trần Thủy
Chiếc ô tô Mitssubishi 7 chỗ đẹp long lanh này đang giảm mạnh gần 100 triệu gần Tết Chiếc ô tô SUV 7 chỗ Mitsubishi Outlander tiếp tục được giảm sốc 100 triệu đồng dịp cận Tết Nguyên đán 2020. Trong tháng 1/2020, nhà phân phối Mitsubishi Việt Nam tiếp tục duy trì các chương trình giảm giá mạnh kèm quà tặng nhằm kích cầu doanh số. Trong đó, mẫu xe được giảm giá mạnh nhất là SUV 7 chỗ Mitsubishi...