Ô tô chạy bằng năng lượng hạt nhân: “Giấc mơ” viển vông?
Vào những năm 1950, cơn sốt “nguyên tử” tại Mỹ đã định hình và truyền cảm hứng cho những ước mơ táo bạo nhưng cũng không kém phần nguy hiểm.
Trong số đó, ý tưởng về xe hơi năng lượng hạt nhân là gây chú ý nhất. Tuy nhiên, có vẻ như dù ở thời đó hay bây giờ thì ý tưởng này vẫn khó có khả năng thành công.
Ford Nucleon – ý tưởng táo bạo về một tương lai “nguyên tử” đầy hứa hẹn
Với ý tưởng tạo ra một chiếc ô tô có khả năng đi được 8.000km mà không cần dừng lại đổ xăng, hãng xe Ford của Mỹ đã cho ra mắt mẫu xe concept mang tên Ford Nucleon vào năm 1958. Đúng như tên gọi, chiếc xe này được cho là sẽ chạy bằng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Theo các tài liệu được Ford công bố, Nucleon dự kiến có kích thước dài khoảng 5m và rộng khoảng 2m và mái cao khoảng 1m. Về cơ bản, chiếc xe này sẽ có kích thước khá giống với mẫu Ford Maverick cùng hãng thời đó.
Trên thực tế, mẫu xe Nucleon chưa bao giờ được đưa vào sản xuất và chỉ có ở dạng mẫu với kích thước bằng 3/8 kích thước thực. Về vẻ ngoài, Ford Nucleon cũng sở hữu thiết kế tiên tiến là các vây phía đuôi xe – một đặc trưng của ngành hàng không vũ trụ rất phổ biến trên ô tô vào thời điểm đó.
Chiếc xe Ford Nucleon mini ở dạng mô hình tỉ lệ 3/8 (Ảnh: The Drive)
Các nhà thiết kế hình dung rằng lò phản ứng hạt nhân để vận hành Nucleon sẽ được đặt ở phía sau xe và lõi nguyên tử của lò sẽ được sạc định kỳ. Khoang hành khách sẽ được đẩy ra phía trước và được che chắn tách biệt với “động cơ” hạt nhân phía sau.
Ngoài ra, Ford gọi cỗ máy hạt nhân của Nucleo là một “viên nang năng lượng” được định sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau, cho phép người lái xe lựa chọn mã lực của riêng mình.
Video đang HOT
Động cơ phía sau tách biệt hoàn toàn của Ford Nucleon (Ảnh: The Drive)
Giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ
Đến cuối cùng, ý tưởng về ô tô chạy bằng hạt nhân, cụ thể là mẫu xe Ford Nucleon chỉ dừng lại ở dạng xe concept. Thậm chí, khái niệm về Ford Nucleon đã biến mất hoàn toàn sau năm 1958 bởi vì công nghệ năng lượng hạt nhân gần như chưa sẵn sàng để cung cấp năng lượng cho một chiếc ô tô sản xuất hàng loạt, dù là thời điểm đó hay bây giờ.
Ý tưởng về Ford Nucleon chỉ “thực tế” trên những trang nghiên cứu (Ảnh: The Drive)
Theo ý kiến của các chuyên gia, thách thức trong việc sử dụng một cỗ máy hạt nhân trên phương tiện cá nhân không nằm ở vị trí chứa cỗ máy này, mà là việc xử lý năng lượng mà nó sản sinh ra để không gây nguy hiểm cho người lái và môi trường xung quanh.
Hiện nay, phiên bản Ford Nucleon thu nhỏ được đặt tại Bảo tàng Henry Ford ở Dearborn, bang Michigan, Mỹ nhằm mục đích trưng bày và tham quan.
Mỹ chậm mục tiêu tiêm chủng, ca nhập viện và tử vong tăng
Mỹ đạt mục tiêu tiêm ít nhất một liều vaccine cho 70% dân chậm một tháng so với kế hoạch, trong khi người nhập viện và tử vong tăng mạnh.
Thế giới đã ghi nhận 199.470.467 ca nhiễm nCoV và 4.246.540 ca tử vong, tăng lần lượt 415.488 và 6.487, trong khi 178.250.372 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 35.845.651 ca nhiễm và 629.658 ca tử vong do nCoV, tăng 35.197 ca nhiễm và 125 ca tử vong so với một ngày trước đó. Quan chức Mỹ cho biết số ca nhiễm nCoV, người nhập viện và tử vong do Covid-19 đều tăng trong tuần trước.
"Chúng tôi vẫn lo ngại về số ca nhiễm đang tăng lên do biến chủng Delta", Jeff Zients, quan chức điều phối nhóm ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết hôm 2/8, đồng thời nhấn mạnh phần lớn ca nhiễm mới tập trung tại những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Một điểm tiêm chủng di động ở thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ, hồi cuối tháng 7. Ảnh: Reuters.
33% ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ trong tuần trước được ghi nhận ở bang Florida và Texas. Các bệnh viện trên khắp nước Mỹ đang ghi nhận trung bình 6.200 người nhập viện mỗi ngày, trong khi số ca tử vong hàng ngày ở mức hơn 300.
Mỹ hôm qua cũng đạt mục tiêu của Tổng thống Joe Biden, trong đó 70% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, chậm một tháng so với mục tiêu ban đầu là ngày 4/7. Nguyên nhân được cho là bởi tốc độ tiêm chủng ngày càng chậm chạp, đặc biệt là ở những khu vực bảo thủ chính trị ở miền nam và trung tây nước Mỹ, cũng như với những người trẻ tuổi, thu nhập thấp và cộng đồng thiểu số.
Số người được tiêm chủng mỗi ngày đã tăng gần 70% trong tuần trước, trong đó gần 3 triệu người Mỹ đã được tiêm liều vaccine đầu tiên trong vòng 7 ngày. "Vẫn còn khoảng 90 triệu người Mỹ đủ điều kiện nhưng chưa tiêm, chúng tôi cần họ thực hiện trách nhiệm của mình", Zients nói, thêm rằng Nhà Trắng đang phối hợp với các bang để khuyến khích người dân tiêm chủng.
Tại châu Âu, các cuộc biểu tình phản đối các lệnh phong tỏa đã xảy ra ở Đức, trong khi Anh nới lỏng hạn chế nhập cảnh với những người đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19.
Đức ghi nhận 3.779.778 người nhiễm và 92.183 người chết, tăng lần lượt 1.502 và 11 trường hợp.
Khoảng 5.000 người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình chống phong tỏa diễn ra đồng loạt ở nhiều khu vực tại thủ đô Berlin của Đức cuối tuần trước. Phần lớn những người tham gia đều không đeo khẩu trang và phớt lờ các quy định giãn cách xã hội đang được áp dụng tại Đức. Một số cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành bạo lực khi người tham gia tìm cách vượt qua hàng rào của lực lượng an ninh.
Cảnh sát chống bạo động đã mạnh tay trấn áp và bắt khoảng 600 người. Video trên mạng xã hội cho thấy các sĩ quan cảnh sát quật ngã nhiều người cố tình vượt qua hàng rào an ninh và xịt hơi cay vào đám đông có ý đồ bạo lực.
Anh ghi nhận 5.902.354 người nhiễm và 129.743 người chết, tăng lần lượt 21.952 và 24 trường hợp.
Nước này hôm 2/8 gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với những người đã tiêm đủ hai liều vaccine tại Mỹ và phần lớn các nước Liên minh châu Âu (EU) trừ Pháp. Họ không phải cách ly 10 ngày sau khi đặt chân đến Anh, nhưng vẫn phải xét nghiệm nCoV trước khi khởi hành và ngay sau khi đến. Công dân Anh tiêm đủ hai liều vaccine ở nước ngoài cũng có thể hồi hương dễ dàng hơn.
Ca Covid-19 đã giảm tại 313 trong 315 khu vực khắp nước Anh trong tuần trước. Số liệu mới được coi là dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy chính sách chống dịch của Anh đang tỏ ra hiệu quả, một tuần rưỡi sau khi chính phủ dỡ mọi hạn chế ngăn Covid-19.
Tại châu Á , tình hình Covid-19 ở nhiều nước tiếp tục diễn biến phức tạp với biến thể Delta. Vùng dịch lớn nhất khu vực là Ấn Độ hiện ghi nhận 31.695.368 người nhiễm và 424.808 người chết vì nCoV, tăng lần lượt 40.784 và 424 ca.
Nhật Bản hôm qua báo cáo thêm 10.176 ca nhiễm và 5 ca tử vong do nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 935.886 người, trong đó 15.197 người chết. Giới chức Nhật đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Tokyo đến cuối tháng 8 và mở rộng lệnh khẩn cấp thêm 4 tỉnh khác.
Tại Đông Nam Á , các điểm nóng như Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng, khi biến thể Delta lây lan mạnh.
Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 3.462.800 ca nhiễm, tăng 22.404, trong đó 97.291 người chết, tăng 1.568. Nước này hôm qua thông báo gia hạn lệnh hạn chế đi lại thêm một tuần, trong khi quan chức Indonesia cho biết chính phủ đặt mục tiêu mở cửa dần nền kinh tế từ tháng 9.
Philippines là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.605.762 ca nhiễm và 28.093 ca tử vong, tăng lần lượt 8.167 và 77 ca. Lệnh giới nghiêm ban đêm tại thủ đô Manila được kéo dài thêm hai tiếng, bắt đầu từ 20h hàng ngày thay vì 22h như trước đó.
Giới chức cũng triển khai cảnh sát đến các điểm giám sát phong tỏa quanh thủ đô nhằm hạn chế hoạt động ra vào Manila. Toàn bộ thủ đô Manila và các khu vực lân cận với tổng cộng 13 triệu dân sẽ tiếp tục bị phong tỏa từ ngày 6-20/8.
Bố lao vào biển lửa cứu hai con gái sinh đôi Ray Lucas đi mua sữa về thì thấy ngọn lửa đang nuốt chửng ngôi nhà, bên trong là hai con gái sinh đôi, còn mẹ anh hoảng loạn đứng ngoài. "Tôi không kịp nói gì, theo bản năng lập tức lao vào nhà cứu con", Lucas, 23 tuổi, nhớ lại. "Tôi đã hành động như cách bất kỳ người bố nào cũng sẽ...