Ở thành phố thèm cơm nhà mẹ nấu, các thanh niên dọn về quê: Sáng làm vườn, chiều vào bếp “nổi lửa”
Những âm thanh quen thuộc của một vùng quê yên bình, món ăn dân dã chế biến từ nguyên liệu sau vườn,…
cuộc sống bỏ phố về quê giản dị nhưng đôi khi lại là giấc mơ ấp ủ của nhiều người.
Người trẻ ngày nay họ thường có những lựa chọn ưu tiên cho cuộc sống cân bằng thay vì nhất nhất bám trụ ở thành thị. Đó cũng là lý do mà không ít người quyết định rời bỏ những tòa nhà cao ốc, những con đường tấp nập xe cộ để chọn về quê sống.
Mỗi ngày ở đây, mở mắt ra là được ngắm “view triệu đô”, hít hà những hương thơm quen thuộc mà thành phố chẳng bao giờ có. Quan trọng hơn, họ có thể thoải mái, không vướng bận những áp lực mà thả mình tận hưởng cảm giác bình yên.
Và những video về cuộc sống thong thả, chậm rãi trên các trang MXH đều nhận được sự quan tâm của đông đảo người xem. Đặc biệt là những đoạn clip ghi lại cảnh nấu ăn, mâm cơm nhà với những món ăn đơn giản, đặc trưng của vùng miền nhưng lại khiến ai nấy cũng đều thích thú, hoài niệm.
Khánh Đồng
Khánh Đồng (Nguyễn Ngọc Khánh, SN 1993) sinh ra tại vùng đất trung du Cẩm Khê (Phú Thọ). Anh từng làm kinh doanh online tại thành phố Việt Trì, cách nhà vài chục cây số. Ngoài ra, cũng có thời gian Khánh chuyển xuống Hà Nội để sinh sống, làm việc.
Tuy nhiên, giữa năm 2023, gia đình gặp biến cố, Khánh lựa chọn về quê để ở gần người thân, quyết định bắt đầu lại mọi thứ. Cuộc sống ở quê nhà khác hẳn với khi còn ở thành phố. Hằng ngày, anh làm canh tác mương lúa, vài sao hoa màu hay nuôi gà nuôi vịt rồi lo cơm nước mỗi bữa. Và mọi khoảnh khắc bình thường của người nông dân vùng trung du miền núi Bắc bộ đều được Khánh Đồng thể hiện qua từng góc quay chỉn chu, ấn tượng.
Bỏ phố về quê, ngày ngày chăm vườn nuôi gà cũng đủ vui
Khánh Đồng tự tay chuẩn bị những mâm cơm thường ngày
Bên cạnh đó, các video của Khánh Đồng cũng khiến người xem xuýt xoa mỗi khi khoe mâm cơm nhà, nấu những món ăn đặc sản nổi tiếng. Đặc biệt, video của Khánh có rất nhiều người tham gia: Đôi khi là những người bạn, thanh niên trai tráng trong xóm, tụi trẻ con trong làng… tạo nên không khí vui vẻ, chân chất mà lại rất quen .
Lạc Về Quê
Luôn xuất hiện trong các video với trang phục áo bà ba màu nâu sẫm cùng chất giọng “rặt” miền Tây, kênh Lạc Về Quê nhận được nhiều lượt yêu thích từ người xem. Được biết, có một thời gian dài, Lạc làm việc tại TP.HCM tuy nhiên anh nhận ra mình có niềm đam mê lớn với việc trồng lan, yêu thích thiên nhiên và sự yên bình nên đã quyết định bỏ phố về quê.
Ban đầu, Lạc mong muốn chia sẻ những clip về trồng cây ăn trái, chăm sóc hoa hồng, hoa lan. Lâu dần, khi Lạc quay cả những video nấu ăn, những món ăn, đặc sản của miền Tây như bánh bò, cá kho tiêu, canh cua bắp chuối,… đều được cộng đồng mạng dành nhiều lời khen ngợi.
Xem các video của Lạc Về Quê, nhiều người bày tỏ cảm giác như đang được “chữa lành” vì cứ nhẹ nhàng, mộc mạc, gần gũi. Ngoài ra, khu vườn với nhiều hoa trái của Lạc cũng là điều được cộng đồng mạng trầm trồ, ngưỡng mộ vì đẹp mắt, cần dùng gì đều có đủ.
Lạc Về Quê sở hữu một khu vườn đủ hoa màu, cây trái
Video đang HOT
Những mâm cơm “rặt” miền Tây được Lạc Về Quê chia sẻ
Bếp Quê Choa
Bếp Quê Choa là kênh TikTok của Lê Xuân Chiến (26 tuổi, Thanh Hóa) – người đã quyết định bỏ công việc ổn định ở thủ đô Hà Nội để quay trở về ngôi nhà của bà ngoại ở miền quê. Trước đó, Chiến làm công việc sửa chữa điện tử và điện lạnh với mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cuộc sống ở thành phố đã khiến anh cảm thấy xa lạ và mất đi sự kết nối với quê hương và tuổi thơ nên quyết định về trồng rau, nuôi gà.
Khi xem các video trên Bếp Quê Choa, người xem không chỉ đơn thuần thấy những bữa ăn truyền thống và cuộc sống mộc mạc của người dân quê hương. Họ cũng trải nghiệm được sự đoàn kết gia đình, giá trị của những khoảnh khắc bên gia đình, kết nối và chia sẻ với người thân.
Bên cạnh đó, Xuân Chiến còn khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phương, những từ ngữ thân quen với người dân quê mình. Điều này khiến nhiều người cảm thấy gần gũi hay những người ở xa quê cũng có cảm giác như đang được trở về với ngôi làng thân yêu của họ.
Cả bầu trời tuổi thơ ùa về qua những khung cảnh làng quê, món ăn dân dã đặc trưng
Chuyện Nhà Út Tình
Đúng như cái tên, Chuyện Nhà Út Tình là những video xoay quanh cuộc sống ở Kiên Giang của gia đình 3 người. Được biết, chủ sở hữu của kênh là Đỗ Văn Tình (SN 1992) hay còn được gọi với cái tên thân quen hơn là Út Tình. Là người sống tình cảm, Út Tình thường xuyên chia sẻ các khoảnh khắc ngọt ngào, những bữa cơm sum vầy với các món ăn ngon cùng gia đình qua các video của mình.
Giống như nhiều người, ban đầu anh chàng chỉ ngẫu hứng chia sẻ hình ảnh gia đình vui vẻ cùng nhau nấu ăn. Tuy nhiên, khi được nhiều người bày tỏ mong muốn tìm lại ký ức xưa cũ, lại đúng với cuộc sống hiện tại của gia đình nên Út Tình quyết định thực hiện nhiều các video để đăng tải trên MXH.
Gia đình nhỏ – hạnh phúc to của Út Tình
Người xem có thể tìm thấy trong các đoạn clip của Chuyện Nhà Út Tình là hình ảnh căn bếp xưa mẹ hay nấu ăn, mảnh vườn xanh mà cha dày công chăm sóc, những mâm cơm miền Tây bắt mắt cùng khoảnh khắc cả nhà quây quần đầy ấm cúng. Thậm chí, không ít người còn bày tỏ cảm thấy hạnh phúc, nhớ nhà mỗi khi xem clip của Út Tình. “Không cần nhà cao cửa rộng, chỉ cần gia đình yêu thương là đủ hạnh phúc. Xem clip mà thấy nhớ những bữa cơm nhà cùng bố mẹ ở quê”, một người xem chia sẻ.
Loạt mâm cơm ngon mắt của Chuyện Nhà Út Tình
Nghỉ hưu, cặp vợ chồng chuyển về quê thuê đất, cải tạo ngôi nhà cổ 200m2: Lý do vô cùng đặc biệt!
3 năm trước, ông Wu Jizhong và gia đình đã chuyển về quê để sinh sống.
Một mái ấm thoải mái, gần gũi với thiên nhiên cùng nhịp sống chậm rãi để cảm nhận cuộc sống mỗi ngày chính là điều mà 2 vợ chồng ông Wu Jizhong luôn hướng tới. Đó chính là lý do sau rất nhiều năm miệt mài làm việc ở thành phố lớn, ông Wu Jizhong quyết định bán hết mọi thứ, trở về 1 ngôi làng nhỏ ở Ôn Châu (Trung Quốc), mua lại 1 căn nhà cũ để được tự tay cải tạo và tận hưởng cuộc sống mới mẻ tại đây.
Phòng khách có lối đi thẳng ra sân.
Góc chuồng bò cũ được ông Wu Jizhong khéo léo chuyển đổi thành quán trà.
***
Bước sang độ tuổi 50, ông Wu Jizhong và vợ là bà Yang Suli quyết định nghỉ hưu và chuyển về quê sinh sống. Con trai của 2 người sau khi tốt nghiệp trung học đã tới Thành Đô để tiếp tục học đại học. Ở ngôi nhà mới rộng thênh thang giữa núi đồi này chỉ có 2 vợ chồng ở.
Nói thêm về ngôi nhà này, ông Wu Jizhong cho biết nó nằm ở trung tâm phố cổ Ôn Châu, với môi trường xung quanh thuận tiện và yên tĩnh.
Đẩy cửa bước vào, bạn sẽ thấy một khoảng sân rộng 30m2, tuy nhỏ nhưng lại cho phép mọi người trải nghiệm cuộc sống miền núi hàng ngày.
Bàn tiệc trà của gia đình ông Wu Jizhong vào mùa hoa mận.
Trong khoảng sân lớn trước nhà có 1 không gian để đi lại và dạo chơi, phần còn lại là hồ bơi. Tại đó, ông Wu Jizhong trồng hai cây mận cổ thụ. Hai vợ chồng thường tổ chức tiệc trà, hàng xóm đi ngang qua cũng thường tham gia. Mỗi mùa đông, một bữa tiệc gia đình với hoa mận đều được tổ chức đơn giản nhưng hết sức đầm ấm cùng những người bạn bè thân thiết.
Lớp thảm thực vật xanh mướt khắp trong sân nhà.
Các loại cây chủ yếu được trồng ở phía Tây, đều là cây rụng lá vào mùa hè, đảm bảo ánh nắng có thể chiếu vào nhà.
Nội thất thay đổi theo thời gian nhưng điều không thay đổi là khắp không gian đều có cửa sổ nhìn ra.
Cậu con trai cũng rất yêu nhà và luôn thích về nhà vào những dịp nghỉ lễ. Ông Wu Jizhong cho biết, thực tế lũ trẻ có thể cảm nhận được sự thoải mái mà thiên nhiên mang lại hơn là tập trung vào sự sang trọng của ngôi nhà. Thay vì suy nghĩ nhiều về việc trang trí, tốt hơn hết bạn nên tạo ra một nơi mà bạn có thể nhận được niềm an ủi về mặt tinh thần, để từ đó tìm đúng hướng cho cách thiết kế căn nhà của mình. Theo đó, ông Wu Jizhong chọn thiết kế chậm, và với ông, đó chính là tìm một ngôi nhà đơn giản và nhẹ nhàng, để ánh sáng mặt trời có thể len lỏi khắp mọi nơi và bạn nhìn thấy được toàn bộ khung cảnh từ những chiếc cửa sổ.
Không gian từ tầng một đến tầng hai của căn nhà.
Tầm nhìn từ tầng hai.
Bên trong là một căn hộ hai tầng rộng 200m2. Phần cốt lõi thực chất là khu vực gác xép. Hầu hết việc tiếp đón khách tới chơi đều ở khu vực này.
Tại đây, tất cả mọi người có thể ngồi mặt đối mặt rất lâu uống trà và trò chuyện vui vẻ, vừa trông nom được không gian bên dưới mà vẫn có sự riêng tư nhất định, nhằm mang đến sự thoải mái.
Phòng ăn.
Tuy căn nhà có diện tích rộng nhưng phòng ăn được thiết kế rất nhỏ. Bởi thông thường chỉ có 2-3 người ở nhà cùng ăn. Nếu không gian này quá lớn thì sẽ không có không khí.
Gia đình ba người hạnh phúc trong ngôi nhà ở quê.
Ở tầng một có một phòng khách rỗng với chiều cao là 4m. Tầm nhìn rất rộng, cây cối tươi tốt và không có dấu hiệu của khói bụi cùng những tiếng còi xe inh ỏi như khi ở thành phố.
Khi ánh bình minh chiếu vào, ông Wu Jizhong cảm thấy vô cùng thoải mái. Ông thường thích ngồi đây vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối thong thả trong khi vợ đang tập thể dục.
Các bức tường được sơn bằng sơn chống thấm tích hợp xi măng do ông Wu Jizhong tự phát triển. Nó có sự khác biệt về màu sắc phù hợp và kết cấu giống như một bức tranh sơn dầu, đem tới cảm giác như đang sống trong một hang động màu đất. Thực chất, bản thân loại vật liệu này đã có "hào quang" rất riêng. Ngay cả khi ngôi nhà có ít đồ đạc và trở nên trống trải, nó vẫn giúp không gian ấm áp hơn theo thời gian.
Những món đồ nội thất đã qua sử dụng nhưng trông vẫn như mới.
Căn nhà còn được kết hợp với một số đồ nội thất thời Trung cổ, chẳng hạn như phiên bản những năm 1970 của ghế dài CASSINA và ghế Tây Ban Nha tạo nên điểm nhấn độc đáo.
Chiếc cầu thang hình mái vòm được mài bằng tay vô cùng cầu kì.
Tầng 2.
Cầu thang dẫn lên tầng hai được làm thành một cấu trúc cong, và ông cũng tạo ra một vài lỗ nhỏ, giống như một tác phẩm điêu khắc với ánh sáng và bóng tối.
Có 2 phòng ngủ trên tầng 2, phòng ngủ chính chỉ có một giường, phòng tắm và chiếc tủ đựng đồ được ngăn cách ra bên ngoài, khiến không gian trở nên sảng khoái hơn. Giữa hai phòng ngủ có một phòng học, cũng là phòng khách. 2 vợ chồng thường đọc sách và trò chuyện ở đây trước khi đi ngủ.
Ông Wu Jizhong có một niềm yêu thích đặc biệt với những thứ cũ kỹ. Giống như chiếc bàn cà phê này, mặt trên được làm từ những mảnh đá cũ, còn những chiếc thùng giấy ở phía dưới ban đầu được dùng để đựng đồ đạc. Chúng tình cờ có cùng kích thước nên ông đã ghép chúng lại với nhau và tạo ra những món đồ nội thất trang trí vô cùng tuyệt vời.
Ông Wu Jizhong thừa nhận, cả nhà đều là những người hướng nội, sợ chốn đông đúc và không sẵn sàng hòa nhập xã hội.
Năm ngoái, ông Wu Jizhong tìm được một chuồng bò trên đảo Qidu ở Ôn Châu, cảm thấy rất thích thú nên ông đã quyết định chi tiền để thuê và cải tạo lại, biến nó thành quán trà bên cạnh.
Đồ đạc được sử dụng có cảm giác tương đối thô, bởi vì ông muốn duy trì trạng thái tự nhiên, thoải mái nhất có thể.
Nói thêm về lý do dành dụm được khoản tiền khá lớn nhưng lại không mua nhà ở thành phố, ông Wu Jizhong cho biết, nếu không có sự hỗ trợ của gia đình, hầu hết mọi người phải dành nửa cuộc đời, thậm chí cuộc đời để kiếm được một căn nhà. Trong khi đó, nếu bạn thuê một căn nhà hoặc sân nhỏ trước và sống cuộc sống chất lượng, chỉ số hạnh phúc của bạn có thể được cải thiện rất nhiều. Chưa kể, chi phí bỏ ra còn thấp hơn rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc, ngay cả khi bạn chưa có 1 khoản tích lũy đủ lớn, bạn vẫn sẽ không cảm thấy áp lực lắm.
"Năm nay tôi đã 50 tuổi. Đó là ranh giới phân chia cuộc đời tôi. Thiết kế là một công việc cần rất nhiều tư duy và sự sáng tạo. Chỉ trong vòng vài năm tôi phát hiện ra rằng tóc mình đã bạc trắng.
Tôi từng rất bị ám ảnh bởi thiết kế. Thứ nhất, tôi yêu thích nó và quan tâm đến thẩm mỹ từ khi còn nhỏ. Thứ hai, tôi từng gặp một bác sĩ nói rằng việc tạo ra vẻ đẹp cho con người là một điều rất nên ghi nhận bởi sự vất vả của nó khó đo đếm được. Trong mấy năm qua, tôi phát hiện ra mình đã làm việc quá sức nên ngày càng thực hiện ít dự án hơn, có dự án còn bị từ chối.
Những dự án tôi làm trước đây rất dễ nổi tiếng. Một số người nói rằng tôi là một nhà thiết kế nổi tiếng trên Internet. Song, tôi không bận tâm chút nào nếu tôi có thể tạo ra thứ gì đó không được mọi người công nhận", ông Wu Jizhong chia sẻ.
Vợ chồng tiến sĩ Toán bỏ phố về quê, dựng nhà vườn đẹp mê ở ngoại ô Hà Nội Trên mảnh đất rộng, vợ chồng chị Trang, anh Công xây một ngôi nhà 2 tầng theo phong cách Farmhouse, xung quanh là vườn - ao - chuồng và khu thể thao cho các con thỏa sức vui chơi, rèn luyện. Chị Trang Nguyễn (40 tuổi) và chồng là anh Đặng Công đều là Tiến sĩ Toán, từng học ở Florida, Mỹ. Khi...