Ô nhiễm nặng không khí tại một số điểm ở Hà Nội và vùng lân cận
Ngày 26/10, nhiều điểm quan trắc cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc không tốt cho sức khỏe, nhiều điểm ở mức màu đỏ (xấu), một số điểm lên mức màu tím (rất xấu – sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng).
Lúc 10 giờ, trên ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận, có 5 điểm có chất lượng không khí ở mức xấu, trong đó 3 điểm tại Bắc Ninh là trụ sở UBND các huyện Quế Võ, Yên Phong, xã Phù Lãng (huyện Quế Võ); 2 điểm tại Hà Nội là trụ sở Chi cục Bảo vệ Môi trường và số nhà 556, đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND thành phố Hà Nội ghi nhận một điểm màu tím tại phố Hàng Đậu (trụ sở Công an phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm).
Video đang HOT
Ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí và có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) ghi nhận rất nhiều điểm màu đỏ (những người có sức khỏe bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn) ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Trong đó, có 4 điểm ở mức tím (rất có hại cho sức khỏe) gồm 3 điểm thuộc Hà Nội là các khu Mỹ Đình (Bắc Từ Liêm), Thành Công (Ba Đình), trụ sở Công an phường Hàng Mã (Hoàn Kiếm) và một điểm ở Hưng Yên là Trường British University Vietnam (huyện Văn Giang).
Không khí ở các tỉnh, thành phố ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình có chất lượng tốt, chủ yếu có màu xanh.
Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của ứng dụng AirVisual, trong số 92 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc thì Hà Nội đứng thứ ba với chỉ số AQI ở mức đỏ (172, tức chất lượng không khí ở mức xấu).
Ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có độ phủ tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý) cũng ghi nhận 7 điểm chất lượng không khí có màu tím, trong đó có 6 điểm ở Hà Nội là trụ sở PAM Farm ở Vân Côn (huyện Hoài Đức), Trường Trung học Cơ sở Yên Sở (huyện Hoài Đức), khu vực Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), trụ sở Hệ thống liên cấp Lômônôxốp (quận Hà Đông), Trường Trung học Cơ sở Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và một điểm ở Bắc Ninh là Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (huyện Từ Sơn).
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Ở những thời điểm và tại những nơi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ở những nơi chất lượng không khí xấu, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung đông người – khai báo y tế), làm sạch bụi thường xuyên nhà cửa, hạn chế hoạt động ở ngoài trời… Đặc biệt, ở khu vực phía Bắc đang là thời điểm thu hoạch lúa, nông dân tại các khu vực ngoại thành tuyệt đối không được đốt rơm rạ khiến tình trạng ô nhiễm không khí thêm trầm trọng.
Chất lượng không khí Hà Nội trong tuần có xu hướng xấu đi
Chất lượng không khí (CLKK) trên địa bàn TP Hà Nội trong tuần này xấu hơn so với tuần trước, chỉ số CLKK (AQI1) tại các trạm quan trắc dao động từ 37-150.
Cụ thể, tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Chi cục BVMT, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần này CLKK xấu hơn so với tuần trước, số ngày có AQI ở mức tốt giảm đi, mức trung bình tăng lên. Cụ thể, trạm Chi cục BVMT, Kim Liên và Mỹ Đình có 02 ngày CLKK ở mức kém chiếm 28,57%; còn lại tất cả các ngày đều ở mức trung bình. Trạm Tân Mai và Tây Mỗ trong tuần này có 1 ngày AQI ở mức tốt chiếm 14,29%; còn lại ở mức trung bình.
Tại 2 điểm quan trắc CLKK giao thông tại UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, trong tuần này CLKK ở 2 trạm xấu hơn. Trạm Minh Khai trong tuần này vẫn đang bảo trì máy nên chưa có số liệu. Trạm Phạm Văn Đồng có 3 ngày CLKK ở mức trung bình chiếm 42,86%; còn lại là ở mức kém. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại trạm Phạm Văn Đồng trong tuần này là 150.
Đối với các trạm quan trắc nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công, CLKK trong tuần này cũng xấu hơn so với tuần trước. Trạm Hoàn Kiếm có 1 ngày CLKK ở mức tốt chiếm 14,29%; còn lại ở mức trung bình. Trạm Hàng Đậu có 2 ngày CLKK ớ mức "Trung bình" chiếm 28,57%; còn lại ở mức kém. Trạm Thành Công có 3 ngày CLKK ở mức trung bình chiếm 42,86%; còn lại ở mức kém.
Nhận định về CLKK Hà Nội, đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, trong tuần vừa qua, vẫn là khí tượng tác động chủ yếu tới CLKK trên địa bàn TP. Trong tuần, trên địa bàn TP xuất hiện ít nắng, xung quanh TP bao phủ bởi một lớp sương mù, kèm theo đó là lượng tham gia giao thông khá dày đặc cộng với các công trình đang thi công trên địa bàn TP tại một số tuyến đường khiến CLKK có xu hướng xấu đi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, nên khiến các chất ô nhiễm từ tàu xe và các nơi đang có công trình thi công không lưu thông được trong không khí khiến CLKK tăng cao so với tuần trước.
Vì vậy, để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Đặc biệt, đang vào vụ thu hoạch lúa tại các khu vực ngoại thành, người dân cần tuyệt đối không đốt rơm rạ.
Ngoài ra, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố CLKK của cơ quan nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Sương mù khiến chất lượng không khí ngày cuối tuần của Hà Nội ở mức kém Chiều 13/3, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội ngày cuối tuần xuất hiện chỉ số kém, chỉ số AQI tăng. Theo số liệu từ Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho thấy, AQI (24 giờ gần nhất) tại các trạm quan trắc trên địa bàn...