Ô nhiễm không khí ở mức thấp vẫn có thể đe dọa tới sức khỏe
Canada được đánh giá là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới. Mặc dù vậy, người dân quốc gia Bắc Mỹ này vẫn gặp các vấn đề sức khỏe vì ô nhiễm không khí.
Khói bốc lên từ một cơ sở khai thác dầu ở Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này tại Canada nhằm tìm ra những giải pháp trong tương lai trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có sự kiện ô nhiễm không khí ở London (Anh), diễn ra từ ngày 5 – 9/12/1952. Sau một thời gian thời tiết lạnh giá và thiếu gió, cộng với không khí ô nhiễm thải ra từ các nhà máy điện, nhà máy sản xuất công nghiệp, thành phố London dần chìm vào một lớp “sương mù” dày đặc chưa từng có. Được coi là đợt ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử nước Anh, lớp “sương mù” dày đặc kéo dài trong 5 ngày đã làm khoảng 4.000 người tử vong, hầu hết trong số đó là trẻ em và người già, hoặc những người có vấn đề về hô hấp. Dữ liệu từ sự kiện này càng cho con người thấy rằng việc hít thở không khí ô nhiễm với nồng độ cao sẽ gây hại cho sức khỏe nghiêm trọng như thế nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã xem xét tác hại đối với sức khỏe do ô nhiễm không khí từ một góc độ khác. Các nhà khoa học đã xem xét hồ sơ điều tra dân số của trên 7 triệu người Canada từ năm 1981 đến năm 2016 kết hợp với dữ liệu ô nhiễm không khí để tìm hiểu xem liệu mức độ ô nhiễm bụi mịn ở nồng độ thấp có gây hại hay không. Kết quả cho thấy mặc dù có không khí tương đối trong lành, song mỗi năm, gần 8.000 người Canada vẫn tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời. Đáng chú ý, ngay cả những người ở những khu vực không khí trong lành nhất cũng ghi nhận sức khỏe bị ảnh hưởng
Nghiên cứu tại Canada là một trong 3 nghiên cứu được Viện nghiên cứu về những ảnh hưởng đối với sức khỏe của Mỹ tài trợ. Hai công trình còn lại nghiên cứu trên 60 triệu người ở Mỹ và 27 triệu người ở châu Âu. Tất cả đều đi đến kết luận chung rằng không có giới hạn nào có thể được áp dụng để xác định chất lượng không khí an toàn.
Giáo sư Michael Brauer tại Đại học British Columbia, người dẫn đầu nghiên cứu tại Canada, cho biết những phát hiện trên cho thấy những lợi ích sức khỏe quan trọng có thể đạt được từ việc tiếp tục giảm ô nhiễm không khí kết hợp với các tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt hơn, kể cả ở các quốc gia như Canada và Anh. Từ việc không xác định được mức độ ô nhiễm không khí ở mức được gọi là “an toàn”, các nhà nghiên cứu cho rằng các nước nên thay đổi cách tiếp cận và tập trung vào nỗ lực giảm ô nhiễm không khí qua từng năm, thay vì chỉ đặt ra các tiêu chuẩn nồng độ cố định của các tác nhân gây ô nhiễm vốn chỉ được xem xét mỗi 5 đến 10 năm.
Tháng trước, một báo cáo tại Anh cho thấy ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ. Trong khi đó, một báo cáo khác ở Mỹ nêu rõ bệnh hen suyễn có thể khởi phát như thế nào khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông. Mặc dù Vương quốc Anh và các nước châu Âu đã cam kết thực hiện các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm không khí, song ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự cần thiết phải hành động để cải thiện chất lượng không khí ở mọi nơi.
Dữ liệu được WHO công bố hồi tháng 4 vừa qua cho thấy mức độ ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới khi gần như toàn bộ dân số thế giới (99%) hít thở không khí có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Con số mà WHO đưa ra nêu bật tầm quan trọng của việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và áp dụng các biện pháp cụ thể khác để giảm mức độ ô nhiễm không khí.
Canada trước cơ hội lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt tạo ra từ xung đột Nga - Ukraine
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn đa quốc gia Enbridge Inc., có trụ sở tại Canada, sở hữu hệ thống đường ống dẫn năng lượng dài nhất ở Bắc Mỹ, ông Al Monaco cho rằng, Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao và cảnh báo Canada không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang vật lộn để thu hẹp khoảng trống về nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với khí đốt tự nhiên của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga đã cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Ông Monaco bày tỏ lạc quan rằng Canada có thể giúp củng cố thị trường.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Enbridge Inc. đang "đặt cược" vào dự án Woodfibre LNG ở tỉnh British Columbia, với vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD cho 30% cổ phần. Khi hoàn thành, hệ thống kho cảng này sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
Theo ông Monaco, lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần; và năng lượng thủy điện dồi dào, sẽ làm giảm lượng khí thải tổng thể của Woodfibre. Ông gọi kho cảng này là "viên ngọc quý" trong hoạt động đầu tư của Enbridge.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích cách các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thúc đẩy LNG như một nguồn năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi thân thiện với khí hậu. Nhưng ông Monaco bày tỏ tin tưởng rằng các dự án năng lượng thông thường như Woodfibre sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Ông cho biết, trong khi Enbridge đã là một "người chơi" quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để quản lý các rủi ro địa chính trị toàn cầu. Ông lưu ý rằng có thể giảm lượng khí thải từ năng lượng truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các phương pháp khác. Ông dự báo khả năng xuất khẩu khí tự nhiên phát thải thấp của Canada có thể có tác động lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Chính phủ Canada đang có kế hoạch thực hiện giới hạn phát thải đối với ngành dầu khí thông qua một hệ thống định giá carbon mới, khiến ngành này lo ngại sẽ bị tính phí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn các ngành công nghiệp nặng khác. Theo chính phủ Canada, lĩnh vực dầu khí chiếm hơn 1/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, nhưng cũng đóng góp tới 16% xuất khẩu và gần 6% GDP của Canada.
WHO: 99% dân số trên thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99% người dân trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Ô nhiễm không khí ở thành phố Mexico. Ảnh: Reuters Bà Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc Bộ phận Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cho biết ô nhiễm không khí là vấn nạn "không biên giới"...