Ô nhiễm không khí đang ở mức đáng lo ngại, đây là 3 việc cần tránh xa để bảo vệ lá phổi
Ô nhiễm không khí gia tăng đặc biệt có hại đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh hộ hấp mãn tính,… Cần tránh làm gì để bảo vệ lá phổi khi không khí bị ô nhiễm?
Việc bảo vệ lá phổi của bạn bao gồm những hoạt động giúp thanh lọc phổi thông qua luyện tập, ăn uống; che chắn bảo vệ mũi, miệng khi ra ngoài;… Ngoài ra bạn cần tránh mắc phải những vấn đề dưới đây để lá phổi thêm khoẻ mạnh hơn.
1. Những tác hại của ô nhiễm không khí tới phổi của bạn
Theo ERS (Ủy ban Môi trường và Y tế của ERS) và ELF (European Lung Foundation) thì những tác động của ô nhiễm không khí tới phổi sẽ phụ thuộc vào những sự pha trộn chất gây ô nhiễm khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nồn độ ô nhiễm trong không khí, thời gian mà bạn tiếp xúc và lượng chất thải ô nhiễm mà bạn hít vào phổi.
Một số chất gây ô nhiễm không khí có thể kể đến như: CO2, NO2, SO2,…
Những triệu chứng phổi có vấn đề bao gồm khó thở, lên cơn suyễn,.. đây là những biểu hiện mà bạn có thể nhìn thấy ngay. Còn về lâu dài, người tiếp xúc với ô nhiễm không khí thời gian dài không có điều trị phù hợp sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và các ung thư hô hấp khác dẫn tới tử vong!
2. Nhóm nguy cơ khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm là ai?
- Người bị bệnh phổi, đặc biệt là người bị hen suyễn hay phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng là nhóm dễ bị tổn thương do tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Đây là nhóm có nguy cơ cao nhất mà bạn cần chú ý.
- Người cao tuổi, người gặp phải bệnh hô hấp mãn tính. Nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm nhóm này có nguy cơ bị tử vong sớm do bệnh phổi hoặc bệnh tim.
Video đang HOT
Người có bệnh tim mạch có nguy cơ bị tác động lớn khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí (Ảnh: Internet)
- Người có đường hô hấp nhạy cảm có thể gặp phải những cơn hen suyễn, bị thở khò khè hay các biểu hiện liên quan tới dị ứng đường hô hấp.
- Người phải làm việc ngoài trời, dưới môi trường ô nhiễm trong thời gian dài, nhất là khi nồng độ ozon (O3) mặt đất cao.
3. Ba việc cần tránh xa nếu muốn bảo vệ lá phổi khoẻ mạnh
Để bảo vệ lá phổi được khoẻ mạnh, ngoài các thói quen tốt bạn nên duy trì như tập thể dục đều đặn, hít thở sâu, ăn nhiều rau xanh và trái cây,… thì bạn cũng cần tránh xa những hoạt động dưới đây. Đặc biệt khi mà Covid-19 đang gây ra làn sóng dịch bệnh trên thế giới thì bảo vệ lá phổi cũng góp phần phòng tránh bệnh.
Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử
Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử có tác hại to lớn và gây cản trở tới quá trình tự làm sạch phổi do những độc tố trong thuốc lá và khói thuốc lá gây ra. Hút thuốc lá cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với bệnh ung thư phổi và những bệnh nhiễm trùng phổi khác như tắc nghẽn mãn tính,..
Nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử để bảo vệ phổi khoẻ mạnh (Ảnh: Internet)
Nói cách khác, dưới tác động của ô nhiễm không khí, phổi của bạn đã phải hoạt động nhiều hơn để có thể thanh lọc và làm sạch phổi, bảo vệ lá phổi khoẻ mạnh. Nếu như bạn hút thuốc lá thì quá trình này sẽ bị cản trở, phổi của bạn cũng dễ bị tổn thương hơn.
Không che chắn khi tiếp xúc với nguồn nguy cơ
- Virus và vi khuẩn khi bị bệnh
Về mặt khách quan, khi gặp một nguồn nguy cơ lây nhiễm cao như dịch tiết của người bị cảm cúm, cảm lạnh,…bạn nên có các biện pháp bảo vệ mình, nhất là những nơi đông người. Bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát khuẩn thường xuyên.
Ngược lại, nếu bạn là người bị cúm hay cảm lạnh, hãy che miệng bằng khuỷu tay khi hắt hơi hay đeo khẩu trang để ngăn chặn sự bắn ra của virus gây bệnh tới môi trường bên ngoài.
Nếu bị cúm hay cảm lạnh hãy hắt hơi đúng cách (Ảnh: Internet)
- Không khí ô nhiễm
Như đã nói ở trên, không khí ô nhiễm có các tác động khác nhau tới sức khoẻ của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung tất cả đều có hại cho phổi. Do vậy một sai lầm khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm là không đeo khẩu trang.
Mặc dù thật khó để bạn có thể kiểm soát mọi thứ mà bạn hít vào nhưng đeo khẩu trang sẽ giảm nhẹ đi những tác động này. Điều mà bạn cần làm chính là giảm thiểu nguy cơ hít phải không khí ô nhiễm càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, những hoá chất rửa tẩy trong gia đình, bếp gas,.. cũng là một nguồn ô nhiễm trong nhà cần lưu ý.
Tại sao người không hút thuốc cũng bị phổi tắc nghẽn mạn tính?
Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì 1 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi ngoài 40 tuổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?
COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 tại Mỹ. Bệnh dần dần làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến ho, khạc đờm và khó thở. Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì 1 người mắc bệnh này khi ngoài 40 tuổi.
Từ lâu người ta vẫn cho rằng thuốc lá và ô nhiễm không khí là những nguyên nhân chính. Tuy nhiên, việc số người hút thuốc lá giảm và chất lượng không khí được cải thiện lại không giúp giảm mạnh số ca mắc bệnh như dự báo của giới chuyên gia.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân liên quan đến kích thước đường thở?
Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm y học Irving, Đại học Columbia, Mỹ đã phân tích hình ảnh chụp cắt lớp của 6.500 người trưởng thành, bao gồm cả người hút thuốc và không hút thuốc, mắc hay không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kết quả đáng ngạc nhiên là những người có đường thở nhỏ hơn bình thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn nhiều so với những người có đường thở bình thường hoặc lớn hơn.
Đối với những người hút thuốc nhiều năm mà không phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, họ có đường thở lớn hơn nhiều so với dự kiến, cũng như so với kích cỡ phổi.
Nguyên nhân chưa được xác định
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao đường thở phát triển quá nhanh hay ngược lại là không đủ ở một số người. Đây là một hướng nghiên cứu trong tương lai, bởi vấn đề có thể nằm ở di truyền.
Bên cạnh đó, vấn đề về phát triển trong thời thơ ấu, có lẽ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi hết thời kỳ phát triển như người mẹ hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh còi xương, vốn phổ biến trong những giai đoạn trước thế kỷ 20 khi người ta chưa nhận ra tầm quan trọng của vitamin D và canxi đối với sự phát triển của xương./.
Vì sao không hút thuốc vẫn bị tắc nghẽn phổi mạn tính? Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) là tình trạng phổi suy nhược gây khó thở. 30% người không hút thuốc lá vẫn mắc căn bệnh này. Đây là nguyên nhân tử vong nhiều thứ 4 tại Mỹ và thứ 3 tính trên toàn cầu. Cứ khoảng 10 người trên 40 tuổi, có một người gặp phải tình trạng này. Nó gây tắc...