Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng quá trình sinh sản của san hô
Một nhóm nghiên cứu quốc tế xác định ô nhiễm ánh sáng tại nhiều thành phố duyên hải có thể đánh lừa các rạn san hô sinh sản ngoài thời gian tối ưu của chúng.
“San hô rất quan trọng với sức khỏe đại dương toàn cầu nhưng lại đang ngày càng bị hủy hoại bởi hoạt động của con người. Nghiên cứu này chỉ ra không chỉ thay đổi ở đại dương mà sự phát triển liên tục của loạt thành phố duyên hải phục vụ dân số ngày càng tăng cũng ảnh hưởng đến san hô”, nhà sinh thái học Thomas Davies (Đại học Plymouth) cho biết.
Chu kỳ Mặt trăng khiến san hô sinh sản. Trong vài buổi tối nhất định chúng giải phóng hàng trăm giao tử (trứng cùng tinh trùng). Đây là quá trình rất quan trọng để phục hồi và duy trì các rạn han hô đang bị tẩy trắng.
Bằng cách quan sát quá trình sinh sản cùng xem xét dữ liệu ô nhiễm ánh sáng, nhóm nghiên cứu phát hiện san hô tiếp xúc ánh sáng nhân tạo ban đêm sinh sôi gần thời điểm trăng tròn 1 – 3 ngày so với san hô không tiếp xúc. Nếu san hô sinh sản vào những đêm khác nhau, trứng ít có khả năng được thụ tinh và sống sót để trưởng thành.
Video đang HOT
Nhóm kết nối dữ liệu của chính mình với bộ dữ liệu toàn cầu tập hợp 2.135 quan sát thực hiện trong 23 năm qua. Họ thấy rằng ánh sáng nhân tạo ban đêm dường như đang thúc đẩy quá trình sinh sản bằng cách tạo ra độ chiếu sáng giả giữa hoàng hôn và bình minh vào những đêm sau trăng tròn.
Các rạn san hô ở Biển Đỏ và vịnh Ba Tư bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng khi vài năm qua khu vực duyên hải tại đây phát triển mạnh mẽ.
Phát hiện mới về cá mập đẻ trứng
Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra một trường hợp trứng cá mập độc đáo.
Vỏ trứng của Apristurus ovicorrugatus.
Các nhà khoa học học từ Trung tâm Nghiên cứu Bộ sưu tập Australia - Bộ sưu tập Cá Australia (CSIRO), Đại học Hokkaido và Đại học Sorbonne, EPHE đã phát hiện ra một loài cá mập nước sâu mới sau khi xác định những vỏ trứng được tìm thấy trong bảo tàng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh học Cá. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy con cá mập sau khi phát hiện ra những vỏ trứng "độc nhất vô nhị" ở hai viện bảo tàng của Australia.
Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra một trường hợp trứng cá mập độc đáo. Sau đó, cuộc tìm kiếm các trường hợp trứng cá mập đã biết đều không có kết quả. Điều đó khiến loài cá đã đẻ trứng vẫn chưa được xác định. Hầu hết cá mập đẻ con, nhưng một số loài được gọi là cá mập đẻ trứng.
Ở những loài như vậy, trứng được đặt trong vỏ bảo vệ, đôi khi được gọi là "ví của nàng tiên cá". Hầu hết các trường hợp trứng cá mập cũng có tua dài, cho phép chúng bám vào đá hoặc rong biển.
Vỏ trứng được tìm thấy vào năm 2011 có những đường vân độc đáo dọc theo chiều dài của chúng. Nhiều ý kiến cho rằng, loại trứng này đến từ một loài thuộc chi Apristurus. Điểm độc đáo là trứng được tìm thấy gắn liền với san hô.
Khoảng một thập kỷ sau, hai trường hợp trứng nữa đã được xác định. Cả hai đều được lưu giữ tại Bộ sưu tập Cá quốc gia Australia. Điều đó khiến nhóm nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn.
Họ bắt đầu tìm kiếm cơ sở dữ liệu về những con cá mập loại Apristurus được nhìn thấy xung quanh cùng khu vực nơi tìm thấy trứng. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định một con cá mập là loài đẻ trứng.
Song, họ phát hiện, con cá mập đang mang thai và chứa vỏ trứng duy nhất khớp với ba loại được tìm thấy trong bảo tàng.
Nhóm đã đặt tên cho loài mới là Apristurus ovicorrugatu, theo tên buồng trứng và vỏ trứng. Các nhà khoa học dự định xem xét các mẫu vật cá mập khác trong bảo tàng. Từ đó, tìm hiểu xem những mẫu vật khác có bị xác định nhầm hay không, bắt đầu bằng việc kiểm tra các vỏ trứng.
Loài cá có thể nhận ra mình trong gương và ảnh tĩnh Loài cá bác sĩ có thể nhận ra chính mình qua gương và ảnh tĩnh - đó là phát hiện mới của của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Osaka, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, nhóm sử dụng loài cá bác sĩ (bluestreak clean wrasse) chuyên ăn vảy chết và các loài ký sinh bên ngoài cơ thể những con cá khác. Loài...