Ở nhà trông con, ông bố Singapore rơi vào trầm cảm
Sau khi quyết định ở nhà, thay vợ chăm sóc con nhỏ, Kris Tan luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Anh không thể kiểm soát cảm xúc, thậm chí có suy nghĩ tiêu cực.
“Tôi đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Tôi muốn trút bỏ cảm xúc này lên ai đó, song không phải với con gái mình”, Kris Tan, một ông chồng nội trợ ở Singapore, từng chia sẻ lên mạng xã hội năm 2018.
Khi viết những dòng này, người cha sinh năm 1981 đang bật khóc một mình sau 3 tiếng chật vật dỗ con gái Kyra (2 tuổi) đi ngủ.
Kris tự tát vào mặt, van xin con ngủ rồi lẩm bẩm một mình, trong khi con nhỏ vẫn khóc lóc, la hét.
Ngay sáng hôm sau, vợ chồng anh đã tới khoa Cấp cứu Tâm thần để được hỗ trợ.
“Tôi sụp đổ trước mặt vợ và bác sĩ điều trị. Tôi đã kìm nén những cảm xúc này quá lâu, thay vì lắng nghe và chia sẻ những nhu cầu cá nhân”, anh kể với AsiaOne .
Kris Tan chia sẻ những khó khăn khi đấu tranh với trầm cảm trong quá trình ở nhà nội trợ, chăm sóc con nhỏ. Ảnh: Just an OK Dad.
Bất lực khi nghe con khóc
Kris rơi vào trầm cảm khi lần đầu trở thành cha. Sau khi Kyra ra đời, anh nhận vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, trong khi vợ anh, Li Ruifang (37 tuổi), tiếp quản quầy mì rong của gia đình ở Trung tâm Tekka.
Video đang HOT
“Khi đó, tôi còn làm freelance nên không có thu nhập ổn định như vợ. Tôi nghĩ cô ấy cũng có ý đó, vì vợ tôi mơ tới ngày trúng xổ số độc đắc còn hơn mong tôi kiếm được nhiều tiền”, Kris đùa.
Tuy nhiên, anh không ngờ rằng niềm vui khi làm cha nhanh chóng thay bằng những cảm xúc tiêu cực. Với tính cách hướng nội, anh nghĩ rằng việc ở nhà trông con, làm việc tự do sẽ giúp anh có thời gian cho bản thân, nạp lại năng lượng.
Song, đa số bậc cha mẹ “toàn thời gian” gần như không có thời gian riêng tư. Điều này khiến sức khỏe tâm lý của Kris chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chỉ đến khi đi khám tâm lý, Kris mới nhận ra mình bị căng thẳng, áp lực khi nghe tiếng con khóc, thêm chứng rối loạn lo âu khi phải xa con. Ảnh minh họa: Wonderwall.
“Tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, ngủ dậy cũng không khá hơn. Cảm giác ấy tệ nhất mỗi khi con gái tôi gắt ngủ giữa đêm”, anh kể.
Kể cả khi vợ anh giúp đỡ chăm con, anh vẫn luôn trong trạng thái bồn chồn, bất an. Kris càng thêm khủng hoảng khi mỗi lần lên mạng xã hội, anh lại bắt gặp các bài viết bày tỏ lòng biết ơn và thích thú khi chăm sóc con cái của các bậc cha mẹ khác.
“Họ trông tích cực quá, hoàn toàn trái ngược với tôi”, Kris nói.
Ruifang dần nhận ra những thay đổi về sức khỏe tinh thần của chồng và ngỏ lời chia sẻ. Ban đầu, anh ngần ngại giao tiếp, nhưng dần mở lòng và nói về những xáo trộn cảm xúc.
“Ai cũng cần được lắng nghe, thấu hiểu. Thật may là tôi có cô ấy (vợ) ở bên cạnh để tháo gỡ những khó khăn trước mắt”, anh bày tỏ.
Khi trò chuyện với bác sĩ tâm lý, Kris cũng nhận ra anh bị áp lực, căng thẳng kéo dài khi nghe tiếng trẻ em khóc. Người chồng nội trợ này cảm thấy bất lực, nghi ngờ khả năng làm cha của mình và rơi vào trầm cảm.
Quyết định không dễ dàng
Sau khi đi khám tâm lý, tình trạng của Kris dần được cải thiện. Năm 2019, khi Kyra lên 3 tuổi, vợ chồng anh quyết định sinh bé gái thứ 2 – Ella.
“Ban đầu, tôi không nghĩ mình nên có thêm con vì hiểu nguồn cơn căn bệnh của mình. Song, vợ tôi không muốn Kyra phải trưởng thành một mình và tin rằng sau một thời gian điều trị, tôi đã khá lên nhiều”, anh kể lại.
Vợ Kris nói rằng tính khí của đứa thứ 2 thường dễ chịu hơn so với đứa đầu, hai vợ chồng đã có kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, đúng như anh lo ngại, việc chăm sóc con gái Ella không đơn giản như họ tưởng.
Có một ngày, anh quyết định rời khỏi nhà, tắt điện thoại và đi bộ quanh khu nhà suốt 3-4 tiếng đồng hồ. Suy nghĩ “Tôi muốn chấm dứt cuộc đời mình” liên tục lặp lại trong đầu anh.
Vì sức khỏe tinh thần của Kris, vợ chồng anh thống nhất ngừng sinh con và tập trung vào gia đình nhỏ. Ảnh minh họa: Kinder Care.
Đầu năm nay, anh chia sẻ lên mạng xã hội trải nghiệm thắt ống dẫn tinh vào tháng 2/2020. Cả hai vợ chồng đều thống nhất với phương án này, dù quyết định không dễ dàng.
“Chúng tôi từng có khoảng thời gian khó khăn, vợ tôi không dám chia sẻ cảm xúc buồn vui vì sợ tôi cảm thấy đau khổ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cùng nhau đối mặt với mọi thứ, thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn”, anh kể.
Hiện tại, sức khỏe của Kris đang tiến triển tích cực, anh cũng được giảm liều thuốc. Vợ chồng anh vẫn giữ nguyên vai trò trong gia đình – Guifang là trụ cột kinh tế, anh ở nhà nội trợ.
Khi gặp vấn đề, cả hai sẽ cùng ngồi xuống trò chuyện, tìm cách giải quyết và thay phiên nhau chăm sóc các con.
“Vợ tôi luôn kiên định trước mọi tình huống. Cô ấy không từ bỏ cuộc hôn nhân này, không có ý định để tôi một mình giải quyết mọi thứ. Nhờ có cô ấy, chúng tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn”, anh nói.
Dù ý thức được rằng bản thân có thể rơi vào trầm cảm một lần nữa, Kris không hề sợ hãi mà dám đương đầu với mọi tình huống.
“Giờ, tôi luôn cẩn thận với sức khỏe tinh thần của mình. Tôi vẫn có lúc buồn bã, giận dữ song luôn tìm cách thấu hiểu và kiểm soát chúng tốt hơn. Tôi cần chăm sóc bản thân thật tốt trước khi lo lắng cho gia đình mình”, anh nói.
Singapore tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo nước này sẽ triển khai thêm nhiều biện pháp nhằm làm giảm số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng trong bối cảnh số ca mắc mới tuần qua tại "Đảo quốc Sư tử" tăng gấp đôi so với tuần trước đó.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, từ ngày 8/9 việc tập trung tại nơi làm việc sẽ không được phép và Chính phủ Singapore sẽ có biện pháp cứng rắn hơn đối với công ty để xảy ra ca mắc COVID-19. Đồng thời trong 2 tuần tới, người dân cũng được khuyến khích giảm tối đa các hoạt động xã hội không thiết yếu, hạn chế giao lưu xã hội xuống còn 1 cuộc/ngày.
Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo sẽ được nâng cao với hai hình thức Cảnh báo nguy cơ về sức khỏe (HRW) và Thông báo nguy cơ về sức khỏe (HRA) sẽ được đưa ra khi ổ dịch mới được phát hiện. Những người nhận được HRW sẽ được yêu cầu theo luật làm xét nghiệm PCR và tự cách ly cho đến khi có kết quả âm tính từ lần xét nghiệm đầu tiên. Họ cũng sẽ phải làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) vào ngày thứ 7 và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 14. Trong khi đó, những người nhận được HRA sẽ không phải thực hiện các biện pháp trên theo luật, nhưng được khuyến khích làm xét nghiệm PCR càng sớm càng tốt. HRW và HRA không phải là lệnh yêu cầu cách ly nhưng tất cả những người nhận được HRW hoặc HRA đều phải giảm tương tác xã hội trong 14 ngày.
Cùng với đó, Chính phủ Singapore sẽ triển khai xét nghiệm diện rộng, nhanh và dễ dàng hơn. Theo đó, tất cả lao động nhập cư sống tại các khu ký túc phải tự làm xét nghiệm ART cứ 7 ngày hoặc 14 ngày một lần tùy theo quy định. Người lao động trong nhiều lĩnh vực hơn như nhân viên siêu thị, nhân viên giao hàng, lái xe trong ngành vận tải công và tư... đều phải làm xét nghiệm ART bắt buộc 7 ngày/lần thay vì 14 ngày/lần như trước đây. Chi phí xét nghiệm sẽ được chính phủ trợ cấp đến hết năm nay. Đối với các công ty không thuộc diện phải xét nghiệm bắt buộc thì phải triển khai xét nghiệm ART cho những người làm việc trực tiếp vào đầu tuần làm việc và báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý. Việc xét nghiệm này có thể thực hiện tại nhà hoặc nơi làm việc trong hai tháng.
Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng đang nghiên cứu khả năng triển khai tiêm mũi tăng cường cho người trẻ. Trước đó, Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 của nước này cho biết sẽ tiêm mũi tăng cường cho nhóm người có hệ miễn dịch kém, người già từ 60 tuổi trở lên và những người sống trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi vào cuối tháng 9.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc sử dụng rộng rãi hộ chiếu vaccine cho mục đích thương mại trong nỗ lực bình thường hoá các hoạt động kinh tế và xã hội trong nước vốn bị đình trệ trong một thời gian dài do đại dịch COVID-19.
Theo dự thảo kế hoạch của chính phủ, những người có hộ chiếu vaccine được phép đến các cửa hàng, với các chủ cửa hàng được phép tự do quyết định loại dịch vụ nào mà họ sẽ cung cấp cho khách hàng cũng như đối tượng được cấp dịch vụ. Ngoài ra, người có hộ chiếu vaccine có thể được giảm giá và được cấp dịch vụ bổ sung.
Tuy nhiên, kế hoạch cũng cảnh báo về các hành vi đối xử mang tính phân biệt đối với những người không có hộ chiếu vaccine, trong đó có yêu cầu phải tiêm vaccine mới được đến trường hay mới có việc làm. Kế hoạch cũng cấm các cơ sở kinh doanh tính giá đắt đỏ đối với những ngưởi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Theo kế hoạch, việc sử dụng hộ chiếu vaccine sẽ được chấp nhận rộng rãi tại Nhật Bản. Kế hoạch dự kiến sẽ được đệ trình tại cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của chính phủ sớm nhất là vào ngày 9/9 tới.
Hiện Nhật Bản phát hành hộ chiếu vaccine để tạo điều kiện cho những người đã tiêm phòng COVID-19 ở nước này đi du lịch nước ngoài, và không dùng trong trường hợp di chuyển trong nước như đến các nhà hàng hay sự kiện thể thao. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đang lập kế hoạch thay đổi chính sách này và số hoá hệ thống vào cuối năm nay nhằm mở rộng việc sử dụng hộ chiếu vaccine ở trong nước.
Bi kịch của cậu ấm thừa kế hàng tỷ USD ở tuổi 23 Với số tiền thừa kế hàng tỷ USD, Tyler Huang, một thanh niên người Anh gốc Singapore ngoài 20 tuổi, có thể mua những thứ mà nhiều người mơ ước, nhưng cuộc sống của cậu vẫn đầy bi kịch. Tỷ phú Tyler Huang (Ảnh: Vice). Cuộc sống trong nhung lụa Ở tuổi mà nhiều người vẫn phải đau đầu với các khoản tài...