Ở nhà nấu cơm, tôi được… sống sâu hơn
Tôi nhận ra trước giờ mình đã để quá nhiều khoảng trống trong hành trình lớn lên của con.
Làn sóng COVID-19 thứ ba ập đến, công việc của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ một người luôn bận rộn với công việc, tôi thành kẻ ngồi chơi bất đắc dĩ.
Những ngày đầu, tôi nằm dài hết lướt web lại xem bóng đá, đi ra đi vào thở dài, cảm giác mình vô tích sự. Vợ tôi nói: “Anh chơi cùng các con đi. Biết đâu nhờ những ngày này, cha con lại được sống chậm cùng nhau”. Cô ấy nói nhẹ nhàng rồi đi vào bếp nấu cơm.
Tôi bắt đầu phụ vợ nấu cơm hằng ngày, những công việc lặt vặt trong bếp xưa nay tôi ít khi động chân động tay, giờ tôi xắn tay áo lên, lóng nga lóng ngóng khiến vợ phì cười.
Tôi bắt đầu phụ vợ nấu ăn hằng ngày. Ảnh minh họa
Ngày nghỉ, hai đứa nhỏ thấy ba hăng hái vào bếp, cũng xung phong giúp. Dù có thêm ba phụ tá, nhưng hình như cha con tôi động đến đâu, căn bếp bừa bộn thêm ra tới đó. Mặc kệ, vợ tôi vui hẳn ra.
Thỉnh thoảng bọn nhỏ lại: “Ba ơi con cần cái này”, “Ba ơi chỉ con cái nọ”… Sau giờ học, hai đứa nghịch đủ trò, nhà cửa tanh bành. Chưa lau dọn được đã đến giờ chuẩn bị cơm nước. Thật sự, không thể hiểu trước đó vợ tôi đã làm thế nào để việc nhà và việc cơ quan trôi chảy và gọn gàng như thế.
Vậy mà cô ấy vẫn nói thương tôi vất vả khi chịu áp lực công việc bên ngoài, rồi đi sớm về khuya lo hết chuyện này, chuyện khác của công ty.
Video đang HOT
Tôi phải “nghiên cứu” lại cách chơi cùng bọn nhỏ. Tôi rủ con chơi cờ vua. Cha con có khi còn lôi bài ra đánh rồi lấy mực quẹt ngang dọc trên mặt… Đủ trò thời thơ bé tôi đã từng chơi giờ tôi chỉ cho bọn nhóc.
Tôi nhận ra trước mình đã để quá nhiều khoảng trống trong hành trình lớn lên của con. Vợ tôi vì thương chồng mà cũng để chồng về nhà được nghỉ ngơi. Vậy nên, “hình như” tôi chưa tròn vai trò của người chồng, người cha ở nhà.
Tôi đã nấu được bữa cơm trọn vẹn. Có khi cơm nát, có khi canh mặn, nhưng ngồi vào bàn ăn cả nhà cười nói vui vẻ.
Công việc của tôi cũng đã khởi động trở lại. Tôi lại hơi tiếc những ngày ở nhà vừa qua là khoảng thời gian giúp tôi được sống sâu trong gia đình mình.
Nấu cơm tươm tất ngày bố mẹ đẻ lên thăm thì chồng khắc nghiệt: "Chỉ biết ăn không ở không", vợ lập tức đáp trả bằng hành động khiến anh ta chết điếng
"Ngay từ hồi còn yêu, chồng em đã tỏ vẻ ra mặt không thích về quê em. Anh lấy đủ lí do rằng thì xa xôi, ở quê không đủ tiện nghi, ngủ không tiện, đồ ăn không hợp khẩu vị... nên không về", cô vợ kể.
Những người đàn ông ích kỷ thường thật khó có được hôn nhân tốt đẹp. Đơn giản bởi họ trao đi những gì khó khăn, khắc nghiệt thì làm sao mà nhận về được chân tình, ngọt ngào.
Ứng xử trong hôn nhân cũng như thế. Đôi lúc nên ngồi lại và hòa hoãn với tất cả chứ đừng gay gắt để mọi thứ tốt đẹp hơn.
Mới đây, một người phụ nữ đăng tải bài viết kể chuyện gia đình. Chuyện như sau:
"Lấy chồng giàu cũng đủ tủi nhục các chị ạ, cũng may sau tất cả em đã đưa ra được quyết định cho mình. Đôi lúc em nghĩ tại sao cuộc đời mình lại rơi vào bước đường tồi tệ đến như thế. Em xinh xắn, giỏi giang, có học thức. Đáng lẽ hôn nhân của em phải khác chứ không thể như thế này được.
Em lấy chồng người thành phố, gia đình rất có điều kiện. Bố mẹ anh dễ tính, chẳng quan tâm gốc gác nông thôn hay gia cảnh chênh lệch hai bên, đồng ý chuyện kết hôn khi anh đưa em về ra mắt. Thế nhưng chính người chồng em chọn lại trở thành vấn đề lớn nhất cho cuộc hôn nhân này.
Bây giờ nhiều khi nghĩ lại em nghĩ rằng có thể anh ấy thích em chỉ vì em có nhan sắc và khá giỏi giang trong sự nghiệp mà thôi.
Ngay từ hồi còn yêu, chồng em đã tỏ vẻ ra mặt không thích về quê em. Anh lấy đủ lí do rằng thì xa xôi, ở quê không đủ tiện nghi, ngủ không tiện, đồ ăn không hợp khẩu vị... nên không về.
Sau này cưới nhau, số lần anh về quê cùng vợ cũng đếm trên đầu ngón tay. Lần nào nhà có cỗ bàn gì đó, nếu không phải việc lớn toàn em tự bắt xe khách về quê. Chồng em dù có xe hơi cũng không để ý gì.
Cưới nhau xong, càng ngày anh càng tỏ rõ mình là người ích kỷ, chi ly tính toán và không đáng mặt đàn ông chút nào. Người đàn ông em yêu dường như thay đổi hoàn toàn khi hai vợ chồng về chung một nhà.
Chồng em làm công chức, lương thấp chỉ bằng một phần vợ bởi em làm trong công ty nước ngoài. Thế nhưng anh ấy lại vô cùng quản chặt chuyện chi tiêu, lúc nào cũng cho rằng em tiêu xài hoang phí, tiêu tiền của nhà anh.
Anh khắc nghiệt đến mức bạn bè hay mấy đứa em họ em đến chơi anh cũng dài mặt ra, không chào đón khiến tất cả đều ái ngại.
Chồng em nhiều lúc cũng tỏ thái độ về việc em yêu và cưới anh ấy. Kiểu không tôn trọng vợ, úp mở nói rằng lấy anh em thoát kiếp ở nhà thuê, có xe hơi đi lại cũng sướng nhỉ. Những điều đó làm em chẳng thoải mái chút nào.
Thời gian dài như thế khiến em vô cùng chán ngán. Hai vợ chồng cũng nhiều phen cãi vã lớn chỉ vì những lời khắc nghiệt mà chồng em nói ra. Thật sự, em đã nghĩ đến chuyện ly hôn rất nhiều lần nhưng lại tiếc bố mẹ chồng quá tốt tính. Gần như tuần nào ông bà cũng sang chơi rồi hỏi han hai vợ chồng đủ chuyện.
Thế nhưng mới đây, chuyện anh ta đối xử với bố mẹ đẻ em khiến em hạ quyết tâm, ly hôn bằng được.
Chuyện là hôm đó bố mẹ em thấy con lâu không về quê nên mới chuẩn bị gà vịt, rau củ để lên thăm, tiện em cũng muốn đưa bố mẹ đi khám tổng quát một lần. Vì chồng em hôm đó có việc công ty rời nhà sớm nên em không thông báo nữa. Chiều bố mẹ lên, em mới làm một mâm cơm thịnh soạn để đãi.
Cơm canh xong xuôi, dọn ra bàn rồi, chỉ chờ chồng về nữa là ăn. Chồng em vào nhà, thấy bố mẹ ngồi ở đó thì tỏ ra khá sửng sốt nhưng cũng có chào hỏi khe khẽ. Đi qua phòng bếp để vào phòng ngủ, em thấy anh ấy biến sắc hẳn khi nhìn thấy bàn đầy đồ ăn.
Sau đó không hiểu kiểu gì mà anh ta lại nói ra những câu đầy khắc nghiệt: 'Cơm canh thịnh soạn ghê, người nhà chồng đến chơi được 1 phần như bữa này thì còn gì bằng. Có con lấy chồng thành phố cũng sướng thật. Thật đúng là chả ra sao, chỉ biết ăn không ở không nhà này là giỏi'.
Lúc đó em không chắc bố mẹ mình có nghe được không nhưng tai em hoàn toàn ù đi, có lẽ bố mẹ em nghe được vì cả hai đứng bật dậy cả. Em không thể tin được là anh ta lại nói những câu như thế. Em quay ngoắt sang nói luôn: 'Anh nói thế là có ý gì? Tôi không hiểu chỉ một bữa cơm mà anh lại tuôn ra những lời như thế được đấy? Bố mẹ tôi nhờ vả gì anh hay nhà anh bao giờ chưa mà anh nói như thế?'
Ngay sau đó em gọi điện luôn cho bố mẹ chồng để tố cáo và mời bố mẹ chồng qua nhà. Lúc này chồng em bắt đầu cuống quýt, vào phòng đóng sập cửa, chắc không nghĩ mình sai.
Sau đó bố mẹ chồng đến, em nhờ bố mẹ chồng gọi chồng mình ra ngoài và tuyên bố luôn muốn ly hôn. Đương nhiên cả anh ta lẫn bố mẹ hai bên đều sửng sốt. Bố mẹ em không nói gì còn anh ta có vẻ hoảng hốt thực sự. Bố mẹ chồng cứ khuyên bình tĩnh.
Sẵn có đủ người nhà, em nói luôn về cuộc sống và sự chịu đựng của mình suốt những ngày qua. Chồng em không phản bác được câu nào. Xong xuôi em xin phép vào dọn đồ cơ bản rồi đưa bố mẹ ra ngoài. Thật ra em cũng có một căn nhà khác mua từ hồi chưa lấy chồng đang cho em gái ở nhờ nên đưa bố mẹ qua đó. Người chồng như thế, nếu tiếp tục bên nhau thì mới đúng là em chịu hành hạ".
Vậy mới nói, phụ nữ tự chủ bao giờ cũng có quyền tự quyết cao nhất. Nếu gặp người chồng tồi tệ, họ sẵn sàng có đủ cơ sở để vứt bỏ, tự mình làm lại từ đầu. Trong hôn nhân, hai vợ chồng cần tôn trọng nhau, tôn trọng gia đình hai bên. Nếu như một trong hai bên không làm được điều đó thì đương nhiên mối quan hệ êm đẹp chẳng duy trì được nữa.
Vợ ốm, chồng vẫn không nấu cơm vì "đó là việc của đàn bà", chị liền tung chiêu độc khiến anh vội vàng xin tha Buổi trưa hôm đó, Minh cố lết từng bước xuống bếp. Nhưng khi xuống đến nơi, cô uất nghẹn tận cổ vì chồng không chịu nấu nướng gì, mắt dán vào chiếc điện thoại. Chiến là một gã đàn ông bình thường, nếu không muốn nói bất tài. Anh ta được gia đình chạy vào biên chế với mức lương "3 cọc 3...