Ở Huế có một đấu trường sinh tử giữa voi và hổ độc nhất thế giới
Đấu trường Hổ Quyền – nơi diễn ra nhiều cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở nước ta, mà còn cả trên thế giới.
Triều Nguyễn – chế độ phong kiến cuối cùng của nước ta đã để lại biết bao di sản, trong đó có đấu trường sinh tử giữa voi và hổ.
Đấu trường nổi tiếng này có tên là Hổ Quyền, nằm ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đấu trường độc đáo không hề có ở đâu trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng, đấu trường Hổ Quyền là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới dù về quy mô không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của nước Ý.
Cụm di tích Hổ Quyền – Điện Voi Ré thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.
Sau thời gian bị xuống cấp, mới đây, di tích Hổ Quyền được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của của người dân, du khách, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Dịp giáp Tết, chúng tôi theo con đường Bùi Thị Xuân ở cạnh sông Hương thơ mộng đến với Hổ Quyền. Không khó để nhận ra nơi này bởi hiện ra trước mắt chúng tôi là hình ảnh một công trình có hình vành khăn nằm lộ thiên.
Theo các ghi chép để lại, vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái là mốc thời gian đánh dấu trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền.
Vào thời nhà Nguyễn, voi được xem là loài đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua, còn hổ đại diện cho cái ác. Ác không thể thắng thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh nên mọi trận quyết chiến, voi luôn giành chiến thắng. Trước trận đấu, hổ bị cắt trụi móng vuốt, bẻ hết răng nhọn và thường bị bỏ đói, còn voi được chăm sóc kỹ, luôn có tượng binh bảo vệ phòng khi thất thế. Ảnh tư liệu Internet.
Video đang HOT
Sử sách cũ ghi chép lại, từ thời chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, khi chưa có các trường đấu giữa voi và hổ, các trận đấu thường tổ chức tại cồn Dã Viên. Do chưa có đấu trường hẳn hoi để đảm bảo an toàn nên xảy ra các sự cố. Đáng chú ý, nhân ngày lễ mừng thọ vua 40 tuổi (năm 1829), vua Minh Mạng cùng các quan ngự giá xem trận tử chiến giữa voi và hổ. Khi giao đấu, hổ bất ngờ bơi về thuyền rồng. Vua dùng sào đẩy hổ ra xa, quan quân kịp thời giết hổ ngay trên sông nên nhà vua mới thoát nạn.
Vào năm 1830, nhà vua chọn vùng đất như ngày nay xây trường đấu kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ.
Hổ Quyền được xây bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt. Về cấu trúc, Hổ Quyền có nét tựa đấu trường La Mã khi có hình vành khăn nằm lộ thiên với 2 vòng tường thành. Vòng thành trong cao 5,9 mét, vòng thành ngoài cao 4,75 mét, nghiêng một góc khoảng 10 – 15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê.
Hổ Quyển có tất cả 5 chuồng cọp. Từ hai vòng tường được xây thêm các bức vách để tạo 5 chuồng riêng biệt. Các cửa gỗ được đóng, mở bằng cách kéo dây từ trên xuống.
Có 1 cửa làm bằng đá thanh dành cho voi vào, cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá. Đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng cây cầu.
Trên thành gần cổng dành cho voi ra vào có chữ “Hổ Quyền”. Sân đấu là thảm cỏ hình tròn.
Chỗ vua ngồi là khán đài đặt ở phía Bắc, đối diện các chuồng cọp. Nơi này được xây cao hơn xung quanh, không gian rộng. Trong ảnh: Đi qua cây cầu sẽ thấy khán đài.
Hổ Quyền có hai hệ thống bậc cấp. Một dành cho vua quan và quốc thích đại thần, một dành cho quan và binh lính.
Nơi thoát nước.
Nghi thức tổ chức ở Hổ Quyền được tổ chức trang trọng. Ngày đấu, người dân đặt hương án, lễ vật. Xung quanh bày nghi trượng, cắm cờ dựng lọng. Đúng giờ Ngọ, vua cùng tùy tùng ngự thuyền đến bến đò Long Thọ để vào trường đấu. Đi trước là lính Ngự lâm quân, thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần, theo sau là đội nhạc cung đình.
Suốt đoạn đường này được trải chiếu hoa để đón vua, hai bên đường lính áo đỏ cầm khí giới nghiêm trang, các quan trong triều quỳ cung kính nghênh đón. Sáng sớm, người dân vào chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ.
Dưới triều Nguyễn, thông thường các trận tử chiến giữa voi và hổ được tổ chức một lần/năm. Từ nhu cầu rèn luyện tượng binh – một binh chủng rất lợi hại của quân đội Đàng Trong, về sau các trận đấu nhằm khích lệ tinh thần thượng võ, phục vụ nhu cầu giải trí.
Cách đó không xa có Điện Voi Ré. Ngày nay, cụm di tích Hổ Quyền – Điện Voi Ré trở thành một trong những địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị
Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
Thế Tổ miếu
Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được vua Minh Mạng cho khởi đúc vào cuối năm Ất Mùi, 1835, đến tháng Giêng năm Đinh Dậu, 1837, mới hoàn thành và tôn kính làm lễ đặt đỉnh trước sân chầu Thế Tổ miếu bên trong Hoàng thành Huế, sau lưng Hiển Lâm các. Các đỉnh đồng ở nguyên tại vị trí đó cho đến ngày nay.
Cửu đỉnh có tổng trọng lượng hơn 20.300 kg, được đặt tên theo thứ tự là Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Mỗi tên này của đỉnh được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Cửu đỉnh được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. (Trong ảnh là Cao đỉnh đặt chính giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại).
Trải qua 200 năm, với dặm dài thời gian và đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Kể từ lúc dựng lập đến nay, chín chiếc đỉnh trở nên nổi tiếng về nhiều phương diện: lịch sử, tư tưởng, tín ngưỡng, địa lý, mỹ thuật, quân sự, nông nghiệp, kỹ thuật, giao thông, xã hội...
Trên mỗi thân đỉnh, ngoài hai chữ Hán lớn ghi rõ danh xưng, nhà vua còn cho tinh tuyển 17 hình tượng đại diện cho các tinh tú, tự nhiên, núi sông, linh vật, chim muông, gỗ quý, ngũ cốc, hương liệu, hoa màu, cây trái... từ dân gian đến chốn cung đình. Trên đỉnh còn khắc ghi thành tựu nổi bật như đào sông dẫn thủy, chế tạo quân khí, xây dựng thành quách, đóng thuyền lớn vươn ra biển cả.
Hình tượng "Đông hải" - Biển Đông của Việt Nam trên Cửu đỉnh.
Long - Hình tượng con rồng trên Cửu đỉnh.
"Nam hải" - vùng biển phía Nam của đất nước trên Cửu đỉnh
Ngự Bình sơn - Núi Ngự Bình của xứ Huế trên Cửu đỉnh.
Trên mỗi thân đỉnh được đúc tạo và khắc nổi những họa tiết hoa văn, chữ viết sống động như nêu trên đã thể hiện trình độ cao, tay nghề tinh xảo của những nghệ nhân đúc đồng dưới thời nhà Nguyễn. Theo giới chuyên môn về bảo tồn văn hóa, 9 chiếc đỉnh đồng cổ này rất xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất của Việt Nam.
Cửu đỉnh còn là những bản hiện vật nguyên gốc và cũng là bản duy nhất (độc bản). Từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.
Cửu đỉnh được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện hoàn thành xây dựng hồ sơ gửi Bộ VH-TT&DL xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là "Di sản Tư liệu thế giới".
Những điều tuyệt vời độc nhất thế giới ở 'xứ sở' của vàng, siêu xe và dầu mỏ Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những quốc gia hiện đại và đắt đỏ nhất trên thế giới, bao gồm bảy tiểu vương quốc với trung tâm là thủ đô Abu Dhabi. Khắc nghiệt về mọi mặt như sa mạc Safari bỏng rát, ít lợi thế về tự nhiên, luật lệ đạo Hồi hà khắc hay những...