Ở Hà Nội có những kiểu ăn bánh mì chấm hay ho mà mùa nào cũng thấy “ngon hết sẩy”
Ngọt ngào, đậm đà lại quyến rũ, các loại bánh mì chấm luôn là lựa chọn tuyệt hảo cho đôi lúc đói lòng dù trong bất cứ thời tiết nào.
Bánh mì là món ăn dễ nghiện, dễ yêu lại đa dạng với ti tỉ chủng loại và cách biến tấu. Thế nên chẳng có gì khó hiểu khi món ăn thân thuộc này xuất hiện trong mọi bữa ăn của người Hà Nội. Ngoài những chiếc bánh mì kẹp đầy ú ụ nhân thì các loại bánh mì chấm đậm đà, sánh quyện cũng quyến rũ người ăn không kém. Cùng khám phá những kiểu ăn bánh mì chấm được người Hà Nội vô cùng ưa chuộng ngay bây giờ nhé!
Dù mùa đông hay hè, trời lạnh hay nóng thì món bánh mì sốt vang đậm đà quyến rũ dường như chưa bao giờ là hết hấp dẫn. Một bát sốt vang ngon phải có nước sốt màu nâu đỏ sóng sánh, thoảng mùi thơm của thịt bò, ngũ vị hương, thảo quả và các loại gia vị khác. Thịt bò gân giòn được ninh thật khéo, đủ mềm chứ không quá dai hay quá nát. Hòa quyện trong bát là những miếng cà rốt, khoai tây nhỏ nhắn cùng chút rau thơm đủ để đưa đẩy hương vị đến tận miếng cuối cùng. Bánh mì cũng được lựa kỹ nên mới giòn và thơm, chấm cùng sốt vang thì càng ăn càng thích thú.
Ngoài bánh mì nổi tiếng từ lâu ở Đình Ngang, bạn cũng có thể ghé qua bánh mì Hiệu Lực 326 Bà Triệu hay quán bánh mì ở số 311 Thụy Khuê để thưởng thức món ăn này.
Không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, trứng đánh kem còn là hương vị tuổi thơ của bao người được lưu giữ đến tận bây giờ, ở ngay giữa lòng Hà Nội. Mỗi cốc trứng đánh kem gồm hai lòng đỏ trứng gà và chút đường được đánh thật kỹ càng cho tới khi trở nên thật bông xốp, mềm mịn rồi thêm chút hương vị như vani, cà phê, trà xanh hoặc đậu xanh nấu đường. Ấy vậy mà chẳng gợn chút vị tanh, cứ mềm mềm mịn mịn lại ngọt thơm, chấm với bánh mì thì ngon “tuyệt cú mèo”.
Nếu là người yêu thích món ăn này, rất có thể bạn đã nghe về “top 3 trứng đánh kem” ở Hà Nội. Đó là hàng sinh tố Cô Hồng số 39 Hàng Mành, quán vỉa hè số 32 Hàng Đào và trứng đánh kem Bà Khanh số 55 Hai Bà Trưng.
Video đang HOT
Trứng cút lộn bình thường vốn đã ngọt mềm dễ ăn, khi quyện cùng với nước sốt me chua cay mặn ngọt thì lại càng trở nên đậm đà, ngon miệng. Nhờ sự “trợ lực” từ sốt me đậm đà thơm phức, đĩa cút lộn xào me dù để nguội cũng chẳng bị tanh.
Tất nhiên, cảm giác xuýt xoa nóng hổi khi nhâm nhi trứng bùi béo cùng lạc và hành phi giòn giòn vẫn là tuyệt nhất. Nhưng nếu chỉ ăn thế thôi, có thể bạn sẽ thấy nhanh đầy bụng, nhanh ngán và cũng rất “phí phạm” nữa. Một chiếc bánh mì nóng hổi giòn tan chấm cùng để “tận dụng” hết phần sốt thần thánh là lựa chọn không thể hợp lý hơn để làm ấm bụng.
Món ăn ngon lành thú vị này thường xuất hiện nhiều ở khắp các quán ốc nóng hay các quán ăn vặt Sài Gòn. Hương Ốc số 1 ngõ Yên Thế, Ốc Ken hay hàng ốc số 66 Yên Phụ là một vài gợi ý cho bạn.
Cùng với bánh mì sốt vang, bánh mì chảo cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn lỡ thèm bánh mì vào bữa chính. Một chảo bánh mì đầy đủ thông thường sẽ gồm pate, xúc xích, trứng ốp la, thịt xá xíu và dưa góp ăn kèm. Thêm thứ nước sốt sánh mịn đậm đà cùng đôi ba chiếc bánh mì nóng hổi gion giòn thì cũng đủ làm no căng bụng với cả những người ăn khỏe.
Những năm gần đây, bánh mì chảo đã trở thành món ăn cực kì quen thuộc với người Hà Nội. Một số hàng đông đúc nổi tiếng có thể kể đến là bánh mì chảo Cột Điện Nghĩa Tân, bánh mì chảo Cười ở Nam Đồng hay bánh mì chảo Thái Thịnh.
Bánh mì nướng Lạng Sơn
Khác với những loại bánh mì quen thuộc khác ở Hà Nội, bánh mì nướng Lạng Sơn mang một phong vị độc đáo rất khác biệt. Bánh được xiên vào que dài, nướng trên than củi. Đầu tiên người ta quết lên một lớp mỡ béo ngậy, mỡ vừa nóng lên thì cho dầu hào, đợi đến lúc bánh vừa thơm giòn thì bỏ ra cắt miếng. Nước sốt chấm bánh mì được pha chế theo công thức đặc biệt của từng hàng, sền sệt và có vị chua cay đặc trưng. Chấm miếng bánh giòn rụm vào nước sốt sóng sánh, ăn kèm với thịt xiên nướng hay xúc xích là vừa ngon lại đủ no bụng.
Tuy chưa thực sự ngon và chuẩn vị, nhưng ngay tại Hà Nội, bạn có thể tìm thấy một vài hàng bánh mì nướng Lạng Sơn hiếm hoi, đơn cử là hàng bánh mì nướng ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu hoặc số 7B1 ngõ 201 Trần Quốc Hoàn.
Bánh mì bít tết
Vốn là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Pháp, khi du nhập vào Việt Nam, bánh mì bít tết phần nào bớt đi chút “sang chảnh” mà thay vào đó là cảm giác dân dã, “xôi thịt” hơn. Một phần bít tết bao giờ cũng đầy đặn với thịt bò nóng hổi, khoai tây, pate thơm ngậy và trứng lòng đào beo béo. “Ăn điểm” nhất chính là thứ nước sốt đậm đà, thêm vào chảo bít tết vẫn nghe “xèo xèo” đầy thích thú. Chấm đẫm bánh mì cùng sốt rồi thưởng thức, chưa cần thêm pate, trứng hay thịt cũng đủ cảm thấy đã miệng.
Khu phố bít tết Hòe Nhai, bít tết Hàng Bài hay bít tết Ngọc Hiếu – Hòa Mã là các địa chỉ cực nổi tiếng với bánh mì bít tết ở Hà Nội.
Bánh mì chấm sữa
Hồi còn nhỏ, bánh mì chẳng đa dạng đủ chủng loại như bây giờ, kẹp pate hay ruốc, trứng đã là “sang chảnh” cực kì rồi. Niềm vui đơn giản của những đứa trẻ thuở ấy có lẽ chỉ là những miếng bánh mì mới ra lò vẫn còn hơi ấm, chấm cùng sữa đặc ngọt béo.
Sữa cũng hiếm, lúc chấm phải tiết kiệm từng chút, quệt thật khéo để chẳng còn sót lại chút gì mới thôi. Dù đơn giản hết sức như thế, nhưng bánh mì chấm sữa vẫn là món ngon “gây thương nhớ” đến tận bây giờ. Bởi hương vị thơm thơm, ngọt ngọt ấy bất cứ lúc nào cũng có thể khiến người ta thèm thuồng.
Ngoài bánh mì truyền thống, giờ đây người ta còn ưa chuộng những chiếc bánh sừng bò hay bánh mì gối mềm mại hơn. Mua bánh mì cùng sữa đặc để tự thưởng thức là cách đơn giản nhất, nhưng nếu muốn tìm lại tuổi thơ ở một không gian hoài niệm hơn thì chuỗi cà phê Cộng là địa chỉ tuyệt vời đang phục vụ món ăn này.
Cà ri vịt nóng hổi, vừa thổi vừa ăn
Món ăn đậm đà, nóng sốt, chấm cùng bánh mì hoặc bún làm bữa trưa hoặc tối đều hợp lý.
Nguyên liệu:
- Nửa con vịt khoảng 1 kg
- Khoai lang: 1 củ to
- Sake hoặc khoai môn
- Dừa khô, sả, bột cà ri và cà ri dầu
- Hành tây
Cách làm:
- Vịt làm sạch rửa với gừng và muối. Chặt miếng vừa.
- Ướp vịt với 2 thìa canh đường, 2 thìa cà phê bột ngọt, 3 thìa cà phê muối, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột cà ri, 1/2 thìa canh cà ri dầu, hành tỏi băm, ít tiêu và ớt, sả băm và vài cây sả đập dập, một ít dầu điều. Trộn đều ướp 30 phút.
- Khoai lang và sake hoặc khoai môn bỏ vỏ cắt miếng vừa rửa sạch để ráo. Cho ít dầu vào chảo, cho khoai với sake vào chiên vài phút cho xém mặt.
- Dừa vắt lấy hơn chén nước cốt.
- Cho ít dầu vào chảo thêm ít sả đập dập vào phi thơm, cho vịt vào xào săn vài phút rồi cho nước sâm sấp mặt vịt nấu chín. Khi vịt chín nhưng chưa mềm cho khoai và sake vào nấu cùng cho chín đều nêm gia vị lại cho vừa ăn. Cho hành tây cắt nhỏ rồi cho cốt dừa vào nấu thêm ít phút thì tắt bếp.
- Ăn với bánh mì, bún.
Theo VnE
Bò cuộn sả nướng kiểu này thơm lừng, cả nhà không ngừng xin thêm cơm Thưởng thức những miếng bò cuốn sả vàng ruộm, thơm nức mũi với nước chấm chua ngọt cùng cơm hoặc bún hay bánh mì đều ngon. 1. NGUYÊN LIỆU LÀM BÒ CUỘN SẢ NƯỚNG 1.1 Nguyên liệu - Thịt bò: 300g - Giò sống: 150g - Mỡ heo: 100g - Sả: 10 củ - Rau thơm, rau củ muối chua - Gia vị:...