‘Ổ dịch’ Italy gieo rắc Covid-19 khắp châu Âu thế nào?
Ổ dịch “Italy” khiến dịch Covid-19 lan rộng khắp châu Âu, đẩy lục địa già vào thế căng mình chống chọi với dịch bệnh chết người.
Một phóng viên thể thao Tây Ban Nha, một cặp đôi tới thăm thú ở thành phố Innsbruck (Áo), phụ huynh học sinh trường tiểu học ở hạt Derbyshire (Anh), một chàng trai trẻ tới từ Croatia, một doanh nhân và một hành khách trên chuyến tàu nối giữa Frankfurt và Saarbrcken (Đức).
Tất cả đều được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 và có điểm chung là từng tới miền Bắc Italy.
Khi dịch bệnh đang lan rộng ở châu Âu những ngày qua, người dân ở lục địa hoài nghi về sự chuẩn bị của châu Âu để đối phó với virus khi mà các quan chức nhiều nước dường như đang phản ứng rất chạm chạp.
Dịch Covid-19 lan truyền từ tâm dịch Italy ra sao. (Đồ họa: The Guardian)
Hôm 28/2, Hà Lan xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên thành phố Tilburg. Cả 2 bệnh nhân vừa trở về từ miền Bắc Italy nhưng không liên quan tới nhau.
Với 888 ca nhiễm ở Italy, 60 ca ở Đức, 57 ca ở Pháp, thực tế nhãn tiền là dịch Covid-19 đang len lỏi tới từng thị trấn và thành phố ở châu Âu.
Hơn 50.000 người bị cách ly ở 10 thị trấn vùng Lombardy và một thị trấn ở Veneto – 2 “ổ dịch” ở Italy. Công dân các nước châu Âu được yêu cầu tự cách ly khi trở về từ các khu vực có nguy cơ có lây nhiễm cao. Hàng loạt sự kiện thể thao, sự kiện công cộng lớn bị hủy bỏ hoặc trì hoãn.
Trong bối c ảnh các đơn đặt phòng, vé máy bay bị hủy bỏ hàng loạt, khẩu trang trở thành món đồ được săn lùng nhiều nhất châu Âu.
Các trang tin Der Spiegel, Le Monde, Corriere della Sera, El País phải mở thêm mục hỏi đáp trực tuyến để tư vấn cho độc giả về mặt hàng này.
Hôm 28/2 tại Thụy Sỹ, chính phủ nước này cấm các sự kiện quy mô lớn, bao gồm triển lãm xe hơi sắp diễn ra ở Geneva, vài ngày sau khi hủy bỏ giải marathon trượt tuyết trên núi Engadin – một trong những sự kiện trượt tuyết xuyên quốc gia lớn nhất thế giới với hàng chục nghìn người tham dự.
Tại Italy, dư luận đang hết sức phẫn nộ trước thông tin về trường hợp siêu lây nhiễm nhưng bị từ chối làm xét nghiệm.
Anh Mattia, vận động viên marathon tới bệnh viện 3 lần trong 4 ngày với các dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng bác sỹ cho anh thuốc chống cảm cúm vì tin rằng VĐV không thể mắc bệnh do chưa từng tới Trung Quốc.
Vài ngày sau, Mattia được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng. Tới lúc này, các bác sỹ mới làm xét nghiệm và xác nhận Mattia nhiễm Covid-19. Nhưng trước đó, anh đã lây bệnh cho 13 người.
Hôm 27/2, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đề cập tới một bệnh viện nhưng không tiết lộ tên do tắc trách trong công tác xử lý dịch, góp phần để xảy ra hàng trăm ca nhiễm và hơn chục người thiệt mạng tại nước này.
Không chỉ trong nội bộ châu Âu, Covid-19 đang lần mò tới lục địa già theo các tuyến đường khác. Một trường hợp nhiễm bệnh từ Đan Mạch có liên quan tới đợt dịch đang bùng phát ở Iran trong khi 2 trường hợp dương tính với Covid-19 mới nhất ở Pháp trở về sau kỳ nghỉ tại Ai Cập.
Tối 25/2, một giáo viên 60 tuổi ở miền bắc nước Pháp qua đời trong bệnh viện ở Paris. Bà không có liên hệ gì với ổ dịch ở Trung Quốc hay Italy. 3 ngày sau đó, quân đội Pháp xác nhận một số binh sĩ đồn trú tại căn cứ không quân 110 Creil của nước này nhiễm bệnh. Vẫn chưa rõ nguyên nhân của gây Covid-19 ở Creil, nhưng căn cứ này từng là nơi triển khai các phi cơ chịu trách nhiệm sơ tán khẩn cấp công dân Pháp tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Sự chú ý cũng đang đổ dồn về Charles de Gaulle – sân bay bận rộn thứ hai của Châu Âu, nơi nổi lên gần đây như một nguồn lây nhiềm tiềm năng khác.
Trong cảnh báo đưa ra hôm 26/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh châu Âu đang đứng trước cuộc khủng hoảng, nhưng nó dường như mới chỉ bắt đầu.
Video: Các nhà máy trong tâm dịch Covid-19 ảnh hưởng ra sao?
SONG HY
Theo vtc.vn
Luxembourg không dùng cảnh sát kỵ binh : Nhà giàu không sính mã
Điều nghịch lý là cuối tháng 9, Luxembourg nói không với đơn vị cảnh sát kỵ binh thì một tháng sau, Việt Nam với thu nhập đầu người thấp hơn 40 lần lại có ý định từ Bộ Công an về việc thành lập trung đoàn kỵ binh
Tổ chức và duy trì lực lượng cảnh sát kỵ binh rất tốn kém - Ảnh: Internet
Trong số các quốc gia châu Âu thì vương quốc Luxembourg có bề dày lịch sử và rất giàu có. Nhưng điều ngạc nhiên là họ không hề có lực lượng kỵ binh trong cảnh sát vốn được coi là thứ trang sức truyền thống ở các nước có tinh thần hiệp sĩ cao.
Hồi cuối tháng 9, Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Luxembourg Franois Bausch đã chính thức xác nhận rằng cảnh sát Luxembourg sẽ không bổ sung một đơn vị "kỵ cảnh" nào. Ông Bausch thừa nhận cảnh sát cưỡi ngựa rất oai phong, nhưng thực tế thì sẽ cực kỳ tốn kém khi đưa vào hoạt động. Chi phí cụ thể không được nói đến nhưng ông Bausch tính rằng tiền chi cho kỵ cảnh "sẽ xóa sạch mọi lợi ích".
Bộ trưởng Bausch giải thích rất "thực dụng" về những trở ngại liên quan đến tuần tra bằng ngựa của cảnh sát. Ngoài việc chỉ hoạt động được ở những khu vực hạn chế như ở các công viên và các sự kiện lớn vốn không thường xuyên ở Luxembourg, ngựa cũng không thể được huy động trong cả ngày liên tục. Giống như khuyển cảnh, ngựa cảnh sát sẽ không làm việc quá 4 giờ một ngày vì tại châu Âu quyền lợi của động vật luôn dược đảm bảo.
Chưa hết, một đơn vị cảnh sát đòi mua ngựa sẽ tốn một mớ tiền khác như xây chuồng ngựa theo tiêu chuẩn, thiết bị để vận chuyển chúng, tuyển dụng bác sĩ thú y, mua thức ăn, v.v.. Ngoài ra, vô số các chi phí khác như tiền đào tạo cần thiết cho cả ngựa lẫn người được mô tả là "đắt cắt cổ" và có thể gây ra tranh cãi về việc sử dụng công quỹ.
Ông Bausch loại trừ luôn khả năng thuê ngựa của tư nhân và nói rằng cảnh sát cần tự thân vận động với các phương tiện có sẵn như ô tô, đi xe đạp hay thậm chí đi bộ.
Theo thống kê của World Bank, Luxembourg chứ không phải nước dầu mỏ hay Bắc Âu, mới là nước đang đứng vị trí số 1 về thu nhập bình quân đầu người lên tới 114.000 USD/năm. Thế nhưng, đất nước là điểm hút du lịch và tài chính thế giới này lại không chịu khoe mẽ cho lắm, lắc đầu với việc thành lập lực lượng cảnh sát kỵ binh mà họ thừa nhận rất uy phong nhưng tốn kém.
Trong khi đó, thu nhập đầu người nước Việt Nam ta xếp hạng 126 với mức hơn 2.500 USD người/năm. Tính ra thì một người Luxembourg thu nhập bằng hơn 40 người Việt Nam. Điều nghịch lý là cuối tháng 9, Luxembourg nói không với đơn vị kỵ binh thì một tháng sau, Việt Nam với thu nhập đầu người thấp hơn 40 lần lại có ý định từ Bộ Công an về việc thành lập Trung đoàn Kỵ binh (chứ không phải một đơn vị như ý tưởng vừa bị dập tắt ở Luxembourg).
Chưa ai tính chi phí cụ thể nhưng con số này chắc chắn sẽ rất cao vì Trung đoàn cảnh sát Kỵ binh để thực hiện các nghi thức thì phải chọn những con oai phong trong khi ngựa ở Việt Nam thường nhỏ do hoạt động chủ yếu ở địa hình rừng núi (sẽ cực đắt nếu nhập từ nước ngoài). Chưa hết, tiền để trả lương đội ngũ thú y, mua thực phẩm đặc biệt cho ngựa cũng rất tốn vì ngựa cần phải khỏe mạnh để phục vụ việc thực hiện các nghi thức.
Thiết nghĩ, chi phí đó nên được Bộ Công an dùng cho việc khác còn thiết thực hơn. Chẳng hạn, tăng cường chất lượng đội ngũ công an xã, tăng cường hoạt động quản lý các địa bàn để kiềm chế các đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép hoạt động ngày càng tăng. Uy tín, hình ảnh, bộ mặt của Việt Nam nằm ở những việc đó chứ không phải là nhờ mấy con ngựa.
Anh Tú
Theo motthegioi
Ukraine chỉ trích Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga làm suy yếu châu Âu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ giúp củng cố cho nước Nga nhưng lại làm suy yếu châu Âu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Trao đổi trong cuộc họp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Kiev ngày 31/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr...