‘Ổ dịch’ Covid-19 Công ty Trường Sinh đang kinh doanh những gì?
Sau khi thành công với việc trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho các bệnh viện lớn, Công ty Trường Sinh còn “đá” sang thị trường bất động sản.
Danh tính Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trường Sinh nổi lên sau khi trở thành nguồn lây nhiễm chính dịch bệnh Covid-19. Tính đến ngày 2/4, đã có 26 trong số 222 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam là nhân viên Công ty Trường Sinh. Toàn bộ số nhân viên này đều làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Trường Sinh có tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại và Dịch vụ Trường Sinh, thành lập vào tháng 9/2002, địa chỉ trụ sở chính tại số 43 Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Ngoài ra, công ty này còn có chi nhánh tại xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên.
Người đại diện pháp luật cho Công ty Trường Sinh là ông Trần Doãn Sinh, sinh năm 1957. Mới đây, vào tháng 8/2019, Trường Sinh tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên mức 50 tỷ đồng.
Công ty Trường Sinh đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng, dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; bên cạnh đó còn hoạt động dịch vụ lâm nghiệp, kinh doanh bất động sản, đại lý du lịch, hoạt động tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, bán lẻ lương thực, thực phẩm, bán lẻ hàng hóa lưu động hoặc tại chợ, bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng khác.
Bất động sản tuy là lĩnh vực mới mẻ song Trường Sinh hiện tham gia nhiều dự án khá đình đám, trong số đó có Dự án Khu du lịch sinh thái và an dưỡng Đường Trường Sinh tại xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên. Dự án có diện tích 11,2 ha, tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng và được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8/2011.
Trường Sinh còn là chủ Dự án Đầu tư xây dựng đường nối từ đường Tố Hữu đến đường vành đai Hồ Núi Cốc và Tổ hợp thương mại – dịch vụ Trường Sinh, nằm trong 12 dự án thuộc quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên được chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2011.
Video đang HOT
Các dự án được kỳ vọng sẽ đưa Hồ Núi Cốc trở thành một trong những điểm du lịch mang tầm cấp quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, theo phản ánh, phần lớn các dự án đều rơi vào tình trạng chậm trễ, đầu tư cầm chừng. Đánh giá tài chính từ các chuyên gia cho biết, tại các dự án nói trên, việc một số nhà đầu tư thực hiện đồng thời nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên dẫn đến không đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, toàn bộ việc nấu ăn và cung cấp dịch vụ của Trường Sinh trực thuộc và dưới sự giám sát của Khoa Dinh dưỡng.
Cung cấp dịch vụ ăn uống cho các bệnh viện vẫn được coi là “mảng miếng” chính của Trường Sinh. Theo tìm hiểu, ngoài Bệnh viện Bạch Mai, Trường Sinh còn được nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội và các địa phương lựa chọn làm nhà thầu. Có thể kể tên như Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội), Bệnh viện A Thái Nguyên. Trường Sinh cũng từng cung cấp dịch vụ này cho Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K (cơ sở Quán Sứ). Tuy nhiên, trả lời báo chí mới đây, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cho biết, đơn vị này đã đổi đối tác cung cấp dịch vụ ăn uống nhiều năm nay. Theo đó, công ty cung cấp dịch vụ ăn uống cho Bệnh viện Việt Đức hiện nay được tách ra từ công ty Trường Sinh.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, toàn bộ việc nấu ăn và cung cấp dịch vụ của Trường Sinh trực thuộc và dưới sự giám sát của Khoa Dinh dưỡng. Trường Sinh thậm chí còn từng được Bệnh Viện Bạch Mai tặng giấy khen để ghi nhận những đóng góp của các tập thể trong công tác hỗ trợ người bệnh năm 2017.
Sau sự cố hàng loạt nhân viên mắc Covid-19, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đã có công văn gửi các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế rà soát các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc có hợp đồng cung cấp dịch vụ với Công ty TNHH Trường Sinh.
Theo đó Ban chỉ đạo các đơn vị yêu cầu tạm dừng hợp đồng với Công ty TNHH Trường Sinh và tiến hành các biện pháp kiểm soát dịch tại cơ sở khám chữa bệnh bằng các biện pháp như khử khuẩn toàn bộ, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ cán bộ y tế.
Ban chỉ đạo đồng thời yêu cầu các bệnh viện đảm bảo yêu cấp cung cấp dinh dưỡng theo quy định của Bộ Y tế trong thời gian tạm dừng hoạt động của công ty Trường Sinh.
LINH PHI
Landmark Holding (LMH) thông báo nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100%
Công ty cổ phần Landmark Holding (LMH - sàn HOSE) vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại LMH lên tối đa 100%, sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
LMH đề nghị Trung tâm lưu ký và và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cập nhật tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo tỷ lệ mới.
Như vậy, với việc thực hiện nới room tối đa, LMH sẽ phải dừng hẳn việc kinh doanh xăng dầu ngay từ đầu năm 2020, lĩnh vực đóng góp 1.500 tỷ đồng doanh thu trong năm ngoái.
Nếu chưa có nguồn thu từ bất động sản bù đắp sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận từ bán lẻ xăng dầu thì LMH sẽ tiếp tục lỗ hoặc lời không đáng kể như kết quả của quý III và quý IV/2019, khi LMH tiến hành giảm dần kinh doanh xăng dầu.
Bỏ ngành nghề kinh doanh bị hạn chế tỷ lệ sơ hữu của nhà đầu tư ngoại trong đó có kinh doanh xăng dầu là nội dung vừa được ĐHCĐ LMH thông qua bằng văn bản trong tháng 11/2019.
Ngoài ra, ĐHCĐ còn thông qua danh sách 5 nhà đầu cá nhân đăng ký mua 50 triệu cổ phần phát hành mới của LMH với giá 10.000 đồng/cổ phần.
Danh sách 5 nhà đầu tư đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu LMH
Trên thị trường, cổ phiếu LMH sau các phiên giảm sàn đã đảo chiều tăng trần trong phiên hôm qua 18/2 và phiên sáng nay 19/2, hiện đang là 2.380 đồng/cổ phần.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...