Ở đây dân chưa giàu, thậm chí còn nghèo vẫn hiến đất làm đường
Những năm qua, dù còn khó khăn, nhưng nhiều hộ hội viên, nông dân ở huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động để mở rộng những con đường liên xóm, thôn, buôn, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ở địa phương ngày thêm khởi sắc.
Tiên phong hiến đất làm đường
Đến buôn Sah B (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) nhắc đến chị H’Náp M’Lô ai cũng biết, bởi chị “nổi tiếng” vì có tinh thần tiên phong trong phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, chị H’Náp M’Lô là hội viên, nông dân trong xã tích cực, tiên phong trong hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Từ sự chung sức, đồng lòng của hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Cư M’gar, nhiều tuyến đường đã nhanh chóng được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: T.D
Từ khi địa phương bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình chị H’Náp M’Lô đã 2 lần hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Lần đầu tiên gia đình chị hiến đất là khi địa phương làm tuyến đường ở buôn Pơr và lần 2 tuyến đường ở buôn Sah B. Với 2 lần tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, gia đình chị H’Náp M’Lô đã hiến với tổng diện tích đất lên đến hơn 420m2 và phá bỏ 65 cây cà phê và 15 cây ăn quả đang trong thời kỳ kinh doanh. Với sự ủng hộ của gia đình chị H’Náp M’Lô và bà con đã tạo điều kiện cho việc làm đường giao thông nông thôn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, giúp người dân đi lại thuận tiện. Điều đáng quý khiến nhiều người thán phục, gia đình chị H’Náp M’Lô không phải hộ có kinh tế khá, giàu ở địa phương mà chỉ ở mức trung bình.
Dẫn chúng tôi ra xem khu đất trước là vườn của gia đình nay đã trở thành một phần của con đường, chị H’Náp M’Lô vui vẻ cho biết: “Làm đường giao thông nông thôn tốt quá rồi. Hiến đất làm đường mình không tiếc đâu, đó là điều nên làm, để có đường dễ đi, thuận lợi cho dân với lại cho mình, con cái đi học cũng tiện lợi hơn, thu hoạch nông sản vận chuyển cũng đỡ vất vả đi nhiều…”.
Video đang HOT
Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động của địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới, chị H’Náp M’Lô cũng là một trong những hội viên, nông dân tích cực tuyên truyền, giải thích với bà con, lối xóm về chủ trương, lợi ích khi xây dựng nông thôn mới.
Cùng với lời nói, những việc làm cụ thể, thiết thực của gia đình chị H’Náp M’Lô đã khiến nhiều hộ nông dân địa phương hưởng ứng, chung tay đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới…
Thêm nhiều điển hình tiên tiến
Ở huyện Cư M’gar còn có nhiều tấm gương nông dân điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Điển hình là chị Nguyễn Thị Thêu (ở thôn 1, xã Ea Kpam). Khi địa phương có chủ trương xây dựng nông thôn mới chị Nguyễn Thị Thêu đã tự nguyện hiến 230m2 đất vườn cà phê của gia đình để làm đường cho các hộ dân ở phía sau đi lại được thuận lợi. Ngoài hiến đất, gia đình chị Thêu còn đóng góp thêm tiền, của để cùng địa phương nâng cấp, sửa chữa lại tuyến đường giao thông nông thôn…
Trước đây, khi tuyến đường chưa được mở thông việc đi lại của các hộ dân phía sau gặp rất nhiều khó khăn. Do vướng phải “bức tường” ngăn cách là vườn cà phê của gia đình chị Thêu nên dù chỉ cách đường Tỉnh lộ 8 khoảng 200m nhưng các hộ phía sau phải đi vòng khoảng 1km mới ra được bên ngoài…
Chia sẻ về việc hiến đất mở đường của gia đình mình, chị Nguyễn Thị Thêu nói: “Thấy tuyến đường đi đến gia đình mình thì bị cụt, làm cho các hộ dân phía sau phải đi đường vòng mới ra được Tỉnh lộ 8, tôi đã bàn bạc với các thành viên trong gia đình và mọi người đi đến nhất trí, thống nhất là hiến đất của gia đình mình để thông tuyến đường giúp bà con đi lại thuận tiện…”.
Phong trào nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư M’gar đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, điển hình như chị H’Bi On Ktla ở buôn Tu (xã Ea Tul) hiến 500m2 đất; chị Kpa Hwer ở buôn Ja Rai, (xã Ea Kuêh) đã tự nguyện phá bỏ 22 cây cà phê, 5 cây điều và hiến 210m2 đất để làm đường giao thông nội buôn; chị H’Bluên và chị H’Chuyên ở buôn Sah B, (xã Ea Tul) mỗi chị hiến 50m2 đất để làm đường…
Thấy lợi ích thiết thực khi có con đường mới, nhiều hộ hội viên, nông dân huyện Cư M’gar dù cuộc sống chưa phải là khá giả, thậm chí đang thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhưng khi được vận động hiến đất vẫn sẵn sàng tham gia, hộ ít hiến hơn 20m2, hộ nhiều thì lên đến hàng trăm m2.
Qua thống kê sơ bộ, trong phong trào nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư M’gar, hội viên, nông dân và nhân dân trên địa bàn đã tự nguyện chặt bỏ 11.882 các loại cây trồng có giá trị như: Cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái để nhường đất và đóng góp trên 20 tỷ đồng cùng với địa phương thực hiện các công trình nông thôn mới…
Bị tố cáo, Chủ tịch xã ở Thanh Hóa trả lại gần nửa tỷ cho dân
Cắt phần trăm số tiền nhà nước trả lại cho dân xây dựng đường giao thông nông thôn, chủ tịch xã Công Liêm (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) bị tố cáo "biển thủ" gần 500 triệu đồng.
Theo phản ánh của người dân xã Công Liêm, từ năm 2015 đến 2018, Chủ tịch UBND xã Lê Viết Hoan đã chiếm dụng hàng trăm triệu đồng tiền nhà nước hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn (nông thôn mới).
Sự việc vỡ lở từ khoảng tháng 7/2019, kỳ họp HĐND xã công khai số tiền hỗ trợ đã cấp cho các thôn làm đường nông thôn (1km đường hỗ trợ 100 triệu đồng).
Mới đây nhất là tại thôn Tuy Yên, sau khi nhân dân đóng góp tiền xây dựng đường giao thông nông thôn, thôn được hỗ trợ 186 triệu đồng, nhưng thực tế lại chỉ nhận được 138 triệu. Khi được hỏi Chủ tịch UBND xã, sao lại để lại hơn 20% (42 triệu đồng), thì được trả lời là "để ngoại giao".
Người dân 12 thôn ở xã Công Liêm góp tiền làm đường giao thông nhưng không nhận được đủ tiền hỗ trợ từ năm 2015 đến 2018
Cả xã có 12 thôn. Từ sự việc trên, người dân xã Công Liêm yêu cầu Chủ tịch xã phải làm rõ.
Ngày 31/8, ông Lê Viết Hoan có cuộc họp bất thường với chi bộ thôn Tuy Yên để xin lỗi và khắc phục hậu quả. Đồng thời, ông Hoan cũng thừa nhận việc "biển thủ tiền hỗ trợ" làm đường 3 năm nay với số tiền 480 triệu đồng là do chủ tịch xã và bộ phận kế toán giữ lại.
"Nếu người dân thôn Tuy Yên không phanh phui thì 3 năm qua lãnh đạo xã Công Liêm đã biển thủ thành công số tiền nửa tỷ đồng của dân. Mặc dù Chủ tịch xã đã mang tiền trả lại cho dân, gần 3 tháng qua, tập thể, cá nhân liên quan tới việc trên vẫn chưa bị xử lý kỷ luật khiến chúng tôi vô cùng bức xúc", người dân xã Công Liêm cho biết.
Tập thể, cá nhân lãnh đạo xã Công Liêm chưa bị xử lý kỷ luật sau khi trả lại tiền cho dân
Chủ tịch UBND huyện Nông Cống Mai Nhữ Thắng cho biết, đã nắm bắt được sự việc từ phía người dân, cũng như Đảng ủy xã Công Liêm báo cáo.
Huyện đang chỉ đạo rà soát lại tất cả các xã để xem còn trường hợp nào tương tự không. Dự kiến trong tháng 11 này sẽ hoàn thành việc rà soát.
"Còn đối với xã Công Liêm, thực tế sai phạm thì phải xử lý nghiêm tập thể, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật", ông Thắng nói.
Lê Dương
Theo vietnamnet
Châu Thành: Khảo sát xây dựng mới cầu treo số 5 Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Châu Thành vừa khảo sát xây dựng cầu treo số 5, thuộc ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, bắc qua kênh Mặc Cần Dưng, kết nối tuyến đường giao thông từ xã Vĩnh An đến xã Bình Phú (Châu Phú). Khảo sát hiện trạng cầu treo số 5 Qua khảo sát thực tế, đoàn đã thống...