Ở đây có cách làm giá đỗ không cần tưới, chỉ hơn 2 ngày có giá đỗ vừa trắng vừa to!
Cách làm giá đỗ của chị Hồng Nghĩa không chỉ đơn giản, nhàn nhã mà còn giúp cho thân giá đỗ to mập, trắng, giòn ngọt!
Trong những ngày giãn cách xã hội, các mặt hàng thực phẩm từ rau củ, quả đến thịt, cá, trứng… đều tăng giá. Do đó, nhiều chị em nội trợ chia sẻ nhau cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà để ăn thay rau, vừa tiết kiệm chi phí, lại đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình.
Mới đây, chị Nguyễn Hồng Nghĩa (sinh năm 1988, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã chia sẻ cho hội chị em cách làm giá đỗ tại nhà của gia đình chị.
Chị Nghĩa cho biết: “Đây là cách làm giá trắng và mập, không mất công tưới nước, chỉ sau 2,5-3 ngày là thu hoạch. Với mình thì cách làm này có ưu điểm giá mập, trắng, giòn ngọt, đơn giản không mất công sức. Giá khi hoàn thành thẳng, không lộn xộn, không mất công nhặt rễ”.
Giá đỗ mà chị Nghĩa làm to, mập, trắng, khi ăn thì có vị ngọt, giòn.
Bí quyết làm giá đỗ này, vợ đảm đã “học mót” được từ người chị gái của mình. Ở quê thường hay làm bằng lá tre ủ trong chum. Tuy nhiên, ở Hà Nội không có các nguyên liệu như vậy, nên chị Nghĩa thay thế bằng khăn. Giá đỗ sau khi hoàn thành thì rửa lại 2-3 lần bằng nước sạch, sau đó bỏ vào hộp nhựa, đậy nắp kín. Cách bảo quản này sẽ giúp giá đỗ tươi ngon. Sau 1 tuần vẫn đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Hướng dẫn cách làm giá đỗ không cần tưới
Chuẩn bị:
- 100gr đỗ xanh
- 1 rổ nhựa sạch hình chữ nhật
- 2 chiếc khăn mặt loại to, thấm hút tốt
- 1 túi nylon đen to
- 1 vật nặng nào đó có khối lượng 5-6kg
Cách làm
- Bước 1
Đỗ xanh rửa sạch, ngâm nước ấm chừng 30 độ C trong 4-5 tiếng.
- Bước 2
Sau khi ngâm đỗ xong thì rửa nhẹ lại 2-3 nước tránh làm tuột vỏ đỗ. Làm ướt 2 chiếc khăn rồi vắt nước nhưng không vắt kiệt, vẫn giữ ẩm. Trải 1 chiếc khăn vào trong rổ nhựa rồi rải đều hạt đỗ lên trên. Lưu ý nên trải đều, không tập trung 1 chỗ, như vậy giá đỗ sau khi hoàn thành sẽ mọc thẳng và đều.
- Bước 3
Video đang HOT
Xếp đỗ xanh lên khăn xong thì dùng 1 chiếc khăn còn lại đậy lên trên. Tiếp đó dùng túi nylon đen bọc lại. Giá đỗ không ưa sáng, nếu gặp ánh sáng, giá mọc lên bị xanh hoặc tím, ăn có vị đắng.
- Bước 4:
Bọc túi nylon xong thì dùng vật nặng nén lên trên. Khối lượng vật nặng khoảng 5-6kg. Mọi người đừng lo giá không mọc được nhé, làm như vậy sẽ giúp giá mập, rễ cũng ngắn.
Chị Nghĩa tận dụng những hộp sành sứ để nén lên trên giá đỗ.
- Bước 5
Xong xuôi thì đợi thôi không phải làm gì cả. Thi thoảng có thể kiểm tra nhưng đừng mở quá lâu, gặp ánh sáng chiếu. Từ 2,5-3 ngày là thu hoạch được rồi.
Sau gần 2 ngày thì mở ra kiểm tra xem giá đỗ có mọc được, hoặc có đều không nhé.
Thành quả:
3 ngày là có giá đỗ thu hoạch rồi. Giá sau khi hoàn thành có thân mập, trắng, ít rễ.
Chị Nghĩa đã tự thưởng cho mình bát mì tôm 2 trứng, ăn kèm giá đỗ sau những ngày chờ đợi.
Các lưu ý khi làm giá theo cách này
- Trước khi làm giá đỗ mọi người cần lựa chọn đỗ xanh hạt đều, mẩy và mới, không bị mọt.
- Nhiệt độ thích hợp cho giá phát triển là từ 20 độ C đến 25 độ C.
- Dụng cụ thì cần có khăn loại thấm hút tốt, vải hoặc áo len cũng được.
- Giá đỗ không ưa sáng nên cần đặt ở dưới gầm bếp hoặc trong nhà tắm, những nơi ít ánh sáng là được.
- Giá đỗ làm theo cách này, nhanh thì 2 – 3 ngày còn muộn thì 4 ngày sẽ được thu hoạch.
- Việc dài ngắn của giá sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ phòng của mỗi gia đình.
Chúc bạn thành công với cách làm giá đỗ không cần tưới này nhé!
Ảnh: NVCC
"Siêu thị" rau quả sạch không thiếu thứ gì trên sân thượng 70m ở Hà Nội
Sở hữu khoảng sân thượng thoáng sáng nhiều người mơ ước, chị Hoài Thương đã quyết định cải tạo, sắp xếp không gian để trồng đủ loại rau quả và hoa tạo nên khu vườn xanh mát quanh năm.
Sau một thời gian dài trồng rau quả trên sân thượng, không gian trên cao của gia đình chị Thương đã được phủ xanh đủ loại cây xanh mát. Không gian ấy vừa là nơi cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình vừa giúp chị giải tỏa căng thẳng, thư giãn cân bằng tâm trạng khi rảnh rỗi.
Chị Thương tâm sự: "Tôi sinh ra ở một làng quê nhỏ nhưng lớn lên trên mảnh đất Hà Thành. Tính chất phác nông dân của tôi dù có hàng ngàn mét lụa cũng không giấu nổi.
Gần 40 tuổi, tôi lao đầu mưu sinh như một con thiêu thân không màng đến sức khỏe, chỉ mong sao mang lại cho con một cuộc sống đủ đầy. Từ vấp ngã này đến vấp ngã khác, nhưng tôi vẫn cố gượng dậy vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình".
Không gian sân thượng nhà chị Hoài Thương rộng đến 70m2, khoảng diện tích lý tưởng để chị sắp xếp tạo nên khu vườn thật đẹp với đủ loại rau quả xanh sạch tốt tươi quanh năm.
Một góc trồng dưa chuột được chị Thương chăm chút xanh tươi, sai quả.
Trên sân thượng, chị Thương còn trồng xen kẽ các loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng.
Góc bố trí chậu trồng các loại rau xanh.
Chị Hoài Thương cảm thấy khoảng sân thượng chính là không gian lý tưởng để giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực cuộc sống, đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch bệnh.
Những tưởng cuộc sống của chị Thương vẫn luôn bị cuốn bởi những lo toan vật chất, vất vả với cuộc sống. Nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng, công việc của chị bị ảnh hưởng nặng nề, ì lại không lối thoát. Những lúc như vậy, chị căng thẳng và vô cùng mệt mỏi.
Khi ấy, chị bắt đầu nghĩ đến việc trồng cây, làm vườn trên sân thượng. Chị giải tỏa những áp lực công việc và cuộc sống bằng việc bầu bạn với cỏ cây hoa lá.
Chủ nhân của khu vườn xanh tươi mát mắt trên sân thượng thoáng rộng cho biết: "Tôi từng mơ ước có một ngôi nhà nhỏ nhìn ra ngoài có vườn đầy hoa. Tuy nhiên, dù bao năm vất vả, tôi vẫn chưa thể hoàn thành được ước mơ bấy lâu. Vì thế, tôi quyết định tự tạo cho mình một khu vườn ngay trên sân thượng, nơi không chỉ có rau sạch để thưởng thức hàng ngày, các loại quả trĩu trịt mà còn có hoa tươi bốn mùa khoe sắc".
Một góc trồng súp lơ xanh tươi.
Rau bạc hà.
Bắp cải được chị trồng vụ đông.
Hành được chị trồng từ củ.
Với mong muốn ấy, chị Thương bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ của mình. Mỗi ngày vài bao đất, vài cái chậu leo từ tầng 1 lên tầng 5. Chị tha lôi vác mấy tấm gỗ lên tầng thượng để cưa cưa sẻ sẻ, đóng thùng giữa cái nắng tháng 4.
Dù da có sạm đen, người có sụt vài kí nhưng với chị, giấc mơ tạo khu vườn cho riêng mình đang trở thành hiện thực, đó là niềm hạnh phúc không thể nào nói hết thành lời. Sau một thời gian bê thùng nhựa, vác thùng xốp, đóng chục chậu gỗ, bê vác vài tấn đất..., khu vườn đã bắt đầu có dấu ấn của màu xanh từ đôi bàn tay đảm đảm của chị.
Mùa nào thức ấy, chị Thương luôn ưu tiên trồng rau theo mùa để đảm bảo cung cấp nguồn rau quả sạch hàng ngày cho gia đình.
Theo chị, bất kỳ ai nếu muốn trồng rau quả, tạo khu vườn trên sân thượng đều có thể làm được. Bởi thân hình gầy gò chỉ 43kg như chị cũng có thể hiện thực hóa giấc mơ. Khu vườn 70m2 hiện tại đã được chị trồng đủ loại rau sạch, quả leo giàn và các loại hoa.
Để có được không gian tốt tươi với đủ loại rau quả, theo kinh nghiệm của chị Thương, điều cần nhất chính là đất luôn tơi xốp, cây luôn đủ nắng, luôn bổ sung dinh dưỡng từ 10 - 15 ngày bón một lần. Mùa hè luôn đảm bảo cung cấp đủ nước để cây phát triển tốt nhất. Mùa đông chỉ cần tưới nước 1 lần trong ngày là đủ.
Thu hoạch mùng tơi.
Giàn mướp trên sân thượng.
Góc trồng dưa chuột.
Các loại dưa được chị trồng thử nghiệm vào mùa hè.
Những ngày dịch bệnh căng thẳng kèm giãn cách xã hội, khu vườn chính là niềm vui ý nghĩa của chị Thương mỗi ngày. Chị thường dành thời gian chăm rau, dọn dẹp nhà cửa, thư giãn với tách trà để ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc. Chị cũng mong mỗi người sẽ tự tạo được khu vườn để có thể tận hưởng cuộc sống an yên ngay trong chính căn nhà nhỏ của mình.
Nguồn ảnh: NVCC
Nhờ vườn sân thượng rộng 34m2, mẹ đảm Sài Gòn hoá "đại gia" không cần đi chợ mùa dịch Chị Thanh Thương chia sẻ, từ ngày có vườn, chị cảm thấy mình thật giống "đại gia" vì rau củ ăn không xuể, còn có cả cá và trứng gà. Những ngày vừa qua, TP.HCM giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Trong thời buổi đi lại khó khăn, vấn đề thực phẩm được các gia...