Ổ cứng thể rắn (SSD) và 1 số điều bạn nên biết
Bạn biết gì về ổ cứng thể rắn, vốn được quảng cáo là sẽ có tốc độ đọc/ghi ở mức đáng kinh ngạc?
Được quảng cáo tương đối rầm rộ cách đây không lâu, một loại ổ cứng mới được phát hành có tốc độ đọc ghi đáng kinh ngạc với cái tên Solid State Drive hay tạm dịch là “ổ cứng thể rắn”.
Ổ cứng thể rắn là gì ?
Đây thực chất không phải là công nghệ mới mẻ gì. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường.
Mãi đến những năm 90, các loại chip nhớ Flash mới xuất hiện với sản phẩm đầu tiên là ổ đĩa USB thông dụng ngày nay. Nhưng vào thời kỳ đó, giá thành sản xuất chip nhớ Flash vẫn còn quá đắt so với dung lượng mà nó mang lại. Bởi thế mà công nghệ này vẫn chưa thể sử dụng thay thế cho ổ cứng truyền thống.
Trong những năm đầu của thế kỉ 21, giá của bộ nhớ Flash liên tục giảm mạnh. Cùng với sự giới hạn về tốc độ quay của các ổ đĩa đời cũ, việc này đã thúc đẩy các nhà sản xuất nghĩ đến việc làm ra một chiếc ổ cứng sử dụng các chip nhớ Flash với mục đích chính là phá bỏ giới hạn về tốc độ đọc ghi của ổ cứng truyền thống.
Và sau nhiều năm phát triển, ổ cứng thể rắn đã bắt đầu được phổ biến trong các máy tính cá nhân thông thường, ở mức giá chấp nhận được.
So sánh SSD và HDD
Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.
Thời gian khởi động ổ đĩa: Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.
Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.
Video đang HOT
Độ ồn: Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.
Độ tin cậy: Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.
Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).
Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạng Read – only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.
Điện năng tiêu thụ: SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.
Giá thành: Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 – 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.
Theo PLXH
Thử xây dựng "siêu máy tính" cá nhân
Dựng siêu máy tính với " bộ não " là chip Core i7 980X EE.
Chắc các bạn cũng đã biết, với Series Core i7, Intel tự tin rằng đây là dòng vi xử lý đứng đầu thế giới hiện nay. Sự thật đúng như vậy khi các dòng vi xử lý core i7 với 4 nhân thực (tên mã là Bloomfield) là một vũ khí thực sự khủng khiếp. Điều này được thể hiện qua khả năng xử lí tuyệt vời cũng như tốc độ vô cùng đáng nể. Nhưng dường như, Intel chưa bao giờ hài lòng với chính mình. Kết quả là Gulftown ra đời.
Gulftown là tên mã của dòng vi xử lý Core i7 980X Extreme Edition (i7-980XEE). Về mặt tổng quan thì i7-980XEE có thiết kế không khác là bao so với các dòng core i7 khác. Sự khác biệt đơn giản nằm ở chỗ bộ vi xử lý 980X EE này có thêm 2 nhân, bộ đệm L3 tăng lên 12MB và số lượng transistor tăng lên 1.17 tỉ so với 731 triệu của các phiên bản Core i7 thông thường. Mời các bạn cùng gamek xây dựng một dàn PC siêu cấp với nhân vật chính là " tên lửa " i7-980XEE (giá khoảng 1000 USD).
Bo mạch chủ (Mainboard)
Để "tên lửa" i7-980XEE có thể hoạt động với hiệu năng cao nhất, chúng ta cần một " bệ phóng" phù hợp và đáng tin cậy. Một lựa chọn khá tốt về giá tiền/ hiệu năng là Asus P6TD-Deluxe (giá khoảng 200 USD). Những năm qua Asus luôn được coi là nhà sản xuất linh kiện máy tính hàng đầu thế giới. Với thiết kế mới trong P6TD, Asus đã mang lại cho người sử dụng sự tương thích tối ưu của hệ thống và tăng độ tin cậy bằng các trình quản lý thông minh.
Thêm vào đó, một tính năng mới được cải tiến trong bo mạch chủ P6TD-Deluxe là Stack Cool3. Cụ thể, tính năng này giúp bo mạch chủ kéo dài được tuổi thọ khi hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt. Bên cạnh đó là hai công nghệ TurboV và Dynamic Processing nhằm tăng hiệu năng tối đa và tiết kiệm điện năng khi sử dụng.
Card đồ họa (VGA)
Trong một bộ máy tính cho nhu cầu giải trí đa phương tiện, card màn hình là một thành phần vô cùng quan trọng và được coi là là trái tim của hệ thống. Để xây bộ máy tính cực khủng, chúng ta chọn ATI Radeon HD5970 (giá khoảng 700 USD) - một quái vật thực sự của AMD. HD5970 là card đồ họa cao cấp gồm 2GPU Cypress RV870 sản xuất theo công nghệ 40nm, hoạt động ở mức xung nhịp 725Mhz. Mỗi GPU này sẽ có 1600 vi xử lý luồng (Stream Processors) và 2GB bộ nhớ GDDR5 với mức xung là 4000Mhz. Card sử dụng tản nhiệt Phoenix như series HD5800 nhưng với chiều dài ngấp nghé 30cm, ta có thể thấy "quái vật" HD5970 khủng khiếp như thế nào.
RAM
Có rất nhiều lựa chọn từ những hãng sản xuất RAM nổi tiếng như Corsair, Kingston, GSkill. Tuy nhiên, để xứng tầm với mainboard, VGA và CPU, chúng tôi chọn A-DATA XPG 6GB Gaming Series 1600MHz chạy ở chế độ triple-channel (giá khoảng 400 USD cho 3 thanh) . Đối với người tiêu dùng ở Việt Nam, A-DATA là một cái tên còn khá mới mẻ.
Trong đó, các linh kiện hiện có ở Việt Nam của A-DATA chủ yếu là các dòng sản phẩm bình dân với giá rẻ như RAM, USB hay thẻ nhớ. Nhưng bạn nên biết rằng A-DATA là một trong những nhà sản xuất bộ nhớ hàng đầu thế giới. Dòng XPG gaming của A-DATA có thiết kế đơn giản nhưng vẫn khiến các thanh RAM trở lên nổi bật với tản nhiệt màu đen chủ đạo và hiệu năng cực kỳ khủng khiếp.
HDD
Thật dễ lựa chọn ổ cứng vì Seagate là cái tên quá nổi bật trong lĩnh vực sản xuất HDD trên thế giới. Và cái tên sáng nhất đó là: Seagate Barracuda XT (giá khoảng 300 USD). Đây là phiên bản ổ cứng 2TB, hỗ trợ giao tiếp SATA3 mới nhất với tốc độ 6Gbps. Chi tiết hơn, Barracuda XT được xây dựng từ 4 phiến đĩa 500GB, tốc độ mô-tơ quay là 7200rpm. Để đảm báo sự tương xứng với băng thông giao tiếp SATA3 thì Barracuda được trong bị bộ nhớ đệm lên đến 64MB.
Bộ nguồn PSU
Những siêu xe trên thế giới đều không thể hoạt động khi chưa có nhiên liệu. Tương tự, một siêu máy tính cũng không thể hoạt động khi chưa có "nhiên liệu", đó chính là bộ nguồn (PSU). Một bộ nguồn tốt sẽ mang lại cho hệ thống máy tính rất nhiều điểm có lợi như khả năng ổn định cũng như kéo dài tuổi thọ của linh kiện máy tính. Bởi vậy, lựa chọn tiếp theo sẽ là: PSU TX950W của Corsair (giá khoảng 150 USD). PSU này có thể đạt ngưỡng công suất tối đa là 950W trong khi nhiệt độ xung quanh dừng lại ở mức 50 độ C. Vì thế, TX950 thích hợp với các hệ thống CPU đa nhân và card đồ họa cao cấp chạy ở chế độ Crossfire hay SLI.
Thùng máy (Case)
Để chứa đựng tất cả những linh kiện trên, chúng ta cần một bộ khung chắc chắn. Đó là NZXT Tempest EVO (giá khoảng 100 USD), một lựa chọn hàng đầu cho game thủ. Chiếc vỏ case này được chọn bởi mọi chi tiết đều toát lên vẻ lôi cuốn nhưng vẫn rất khỏe khoắn và đậm chất game thủ. Tempest EVO có kích thước 211.5x521.5x562mm và nặng 11,2kg. Không gian bên trong vỏ máy rất rộng rãi với các khay ổ đĩa phong phú.
Case này hỗ trợ các loại bo mạch chủ E-ATX, ATV hay Micro-ATX, các vị trí phần cứng đều được sắp xếp rất hợp lý và tiện nghi. Bên cạnh đó là hệ thống làm mát ấn tượng với 6 quạt gió đều có màu sắc đồng bộ và tích hợp đèn LED đẹp mắt. Tất cả sẽ giúp không khí lưu thông liên tục và đẩy khí nóng ra ngoài một cách nhanh nhất.
Vậy cấu hình chúng ta có sẽ là
Case: NZXT Tempest EVO- $100
Motherboard: Asus P6TD Deluxe- $200
Chip: Intel Core i7-980X Extreme Edition - $1000
HD (Spinning): Seagate Barracuda XT- $300
Graphics Card: ATI Radeon HD 5970- $700
RAM: A-DATA XPG 6GB Gaming Series 1600MHz 400$
Power Supply: Corsair TX950W 150$
Tổng cộng: 2850 USD
Theo PLXH
Ashampoo HDD Control: Quản lý và tối ưu ổ cứng hiệu quả Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ quản lý, theo dõi trạng thái cũng như tối ưu ổ cứng, bạn có thể nhờ đến Ashampoo HDD Control. Chiếc ổ cứng là thành phần quan trọng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của người dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ quản lý, theo dõi trạng thái ổ cứng cũng như...