Ợ chua, dùng thuốc gì?
Mấy hôm nay tự nhiên tôi thấy mình hay bị ợ chua, làm tôi rất khó chịu. Xin hỏi ợ chua có nguy hiểm không? Có thể dùng thuốc nào trị tình trạng này hoặc có biện pháp nào để khắc phục? Tôi xin cảm ơn.
Nguyễn Văn Sâm (Hưng Yên)
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ợ chua: Chế độ ăn uống (ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, chocola), hút thuốc, uống rượu, lười vận động, béo phì… Người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở cổ họng hoặc giữa ngực (do acid dạ dày trào ngược lên thực quản – đường ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày), có vị chua trong miệng…
Mấy hôm nay tự nhiên tôi thấy mình hay bị ợ chua, làm tôi rất khó chịu.
Ợ chua ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Thi thoảng bị ợ chua là bình thường và hiếm khi là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng ợ chua xuất hiện thường xuyên, tái phát hơn 2 lần 1 tuần, bạn cần đi khám, vì rất có thể ợ chua là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…
Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, với lượng chất béo hạn chế, tránh ăn xong đi nằm ngay và ngồi thẳng lưng khi ăn, tránh stress, theo dõi và tránh các tác nhân gây ra, chẳng hạn như rượu, caffein, thức ăn cay, sữa nguyên kem, thức ăn có hơi (nước ngọt) và thức ăn có tính axit (chanh hoặc cam), giảm trọng lượng (nếu thừa cân, béo phì); ăn bữa nhỏ, luyện tập thường xuyên hơn…
Có thể dùng các thuốc sau để ứng phó với tình trạng này: Thuốc kháng axit (maalox, mylanta, gelusil), thuốc ức chế bơm proton – PPI (lansoprazole, omeprazole), hay thuốc chẹn histamine-2 (cimetidine, famotidine, nizatidine hoặc ranitidine)… Khi dùng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều khuyến cáo (chỉ định).
Video đang HOT
Trong trường hợp của bạn, nếu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt không đỡ hoặc tình trạng ợ chua xảy ra thường xuyên, cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và dùng thuốc phù hợp.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn ngay trước khi đi ngủ?
Bây giờ là 9 giờ 30 tối và câu hỏi quen thuộc đó hiện lên trong đầu bạn: có nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ không?
Nếu ăn quá no trước khi đi ngủ, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoàn toàn có thể phá hoại giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, không ăn đủ calo trước khi kết thúc ngày cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Vì vậy, có một số câu hỏi bạn cần tự trả lời trước khi lấy túi khoai tây chiên để ăn. Ví dụ, bạn có dễ bị ợ chua không? Bạn đã ăn một bữa tối nhiều calo chưa? Hôm nay bạn tập thể dục khi nào?
Dưới đây, bạn sẽ thấy 5 điều thể xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn ngay trước khi đi ngủ, theo Eat This, Not That!
1. Có thể bị ợ chua
Ăn một bữa lớn trước khi đi ngủ có thể gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi bạn bị trào ngược a xít, a xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản, sau đó gây ra cảm giác nóng rát. Ăn một bữa ăn khuya có thể gây ra trào ngược a xít hoặc ợ nóng vì khi bạn nằm xuống với dạ dày đầy, a xít trong dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Bị trào ngược a xít thường xuyên vào ban đêm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, gây khó nuốt và gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc ăn tối ít nhất 3 giờ trước khi bạn đi ngủ để giúp ngăn ngừa chứng trào ngược a xít vào ban đêm.
2. Có thể mất ngủ
Nếu bạn đã từng đi ngủ với cảm giác quá no, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn ăn thức ăn nặng hoặc cay, vì cả hai đều làm tăng nguy cơ trào ngược a xít và chứng ợ nóng. Nếu bạn phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn.
3. Cũng có thể ngủ ngon hơn
Táo ăn với bơ đậu phộng là món ăn nhẹ thích hợp vào buổi tối trước khi đi ngủ - SHUTTERSTOCK
Nếu bạn không ăn đủ trong cả ngày hoặc sau một buổi tập luyện vất vả vào buổi tối và đi ngủ khi bụng đói thì bạn có thể sẽ không thể ngủ được suốt cả đêm.
Thay vì nằm xuống với cái bụng cồn cào, tốt nhất bạn nên ăn một thứ gì đó trước khi cố gắng đi ngủ, tốt nhất là những thứ cung cấp sự cân bằng giữa carb và protein hoặc chất béo. Ví dụ, một miếng bánh mì nướng với bơ đậu phộng và một quả chuối cắt lát sẽ là một bữa ăn nhẹ tuyệt vời để ăn ngay trước khi đi ngủ.
4. Sự trao đổi chất có thể chậm lại
Một số chuyên gia nói rằng ăn khuya có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn, tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy điều đó nhất thiết phải đúng.
Theo một nghiên cứu, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản vào ban đêm của bạn gần giống với tốc độ ban ngày, có nghĩa là bạn đốt cháy năng lượng (calo) khi đang ngủ. Mối liên quan giữa quá trình trao đổi chất chậm hơn và việc ăn khuya có thể liên quan đến việc ăn quá nhiều.
Ví dụ: nếu bạn đã ăn tối, nhưng sau đó quyết định ăn một bữa ăn nhẹ nhiều calo trước khi đi ngủ, bạn có thể thấy điều đó dẫn đến tăng cân theo thời gian như thế nào.
5. Có thể giúp bạn giảm một vài cân
Ngược lại, ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp một số người giảm cân. Một nghiên cứu theo dõi những người trưởng thành ăn vặt ban đêm: ăn một chén ngũ cốc với sữa 90 phút trước khi họ đi ngủ. Sau 4 tuần, người ta thấy rằng trung bình mỗi người ăn ít hơn khoảng 400 calo mỗi ngày và giảm được khoảng 1,85 pound (0,83 kg).
Nói cách khác, nghiên cứu cho thấy ăn một bữa ăn nhẹ có thể giúp những người ăn đêm ngủ ngon và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều vào giữa đêm, theo Eat This, Not That!
Thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm hiệu quả thuốc trị hội chứng ruột kích thích Một phân tích mới từ Mỹ cho thấy thuốc ức chế bơm proton (PPI) có ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc infliximab điều trị hội chứng ruột kích thích (IBD). Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là các loại thuốc thông dụng để điều trị các tình trạng tăng tiết acid dạ dày. Tuy có hiệu quả điều trị cao...