Ồ ạt IPO, chứng khoán Trung Quốc tạo ra hàng chục tỷ phú mới
Số tỷ phú Trung Quốc trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi so với con số 68 vào đầu năm 2017. Theo đó, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú này cũng tăng gấp 3, lên 849 tỷ USD.
Việc rút ngắn thời gian làm thủ tục IPO đã giúp Trung Quốc có ngày càng nhiều tỷ phú. Ảnh: Reuters
Zhong Shanshan, người từng bỏ dở việc học để làm việc trong ngành xây dựng, làm phóng viên rồi chuyển sang kinh doanh nước đóng chai giờ đây đã trở thành tỷ phú sở hữu khối tài sản trị giá 17 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu của công ty dược phẩm do ông sáng lập tăng 26 lần so với thời điểm IPO hồi tháng Tư.
Tương tự, ông Zhong, 65 tuổi, người được truyền thông Trung Quốc nhắc đến với cái tên “Con sói đơn độc” cũng là một trong những tỷ phú xuất hiện từ làn sóng IPO tại thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2020.
Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, tính đến tháng 6, có ít nhất 24 người Trung Quốc đã trở thành tỷ phú trong năm nay nhờ các đợt IPO quy mô lớn, trong đó có nhiều người từng là giảng viên, kế toán và nhà phát triển phần mềm.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng từ lâu đã là kênh sinh lời hiệu quả để các chủ sở hữu doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng tài sản.
Năm 2020, bất chấp việc đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế bị đóng cửa hoặc tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng trưởng nóng, đặc biệt là khi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm nay đến tháng 6, 118 công ty IPO tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã huy động được khoảng 20 tỷ USD, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Thượng Hải đã vượt mặt New York (Mỹ) và Hong Kong trở thành địa điểm niêm yết số 1 thế giới.
Video đang HOT
“Dịch Covid-19 đã không tác động đáng kể đến các hoạt động IPO ở Trung Quốc đại lục. Cổ phiếu của các công ty IPO ở Trung Quốc thường tăng mạnh vào ngày đầu phát hành. Điều này sẽ thúc đẩy một nhóm nhà đầu tư có nhu cầu lớn”, ông Terence Ho, người đứng đầu bộ phận IPO của EY tại Trung Quốc nhận định.
Trên các sàn giao dịch chứng khoán chính của Trung Quốc, biên độ tăng của các cổ phiếu mới bị giới hạn ở mức 44% trong ngày phát hành đầu tiên. Nhưng riêng Sàn giao dịch Star Board của Thượng Hải (mới thành lập 1 năm) thì không giới hạn biên độ dao động của giá cổ phiếu khi ra mắt.
Lợi nhuận và nhu cầu tăng vọt từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ bong bóng trên thị trường chứng khoán. Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây nhấn mạnh việc thúc đẩy một thị trường giá lên “khỏe mạnh” là quan trọng hơn bao giờ hết đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Theo thống kê của Bloomberg, tính đến giữ tháng 7, tổng tài sản của các tỷ phú từ IPO tại Trung Quốc năm nay lên đến 70 tỷ USD. Hầu hết đến từ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và công nghệ – các lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất nhờ đại dịch.
Theo dự báo của ngân hàng UBS, trong năm tới các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp không bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như công nghệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trực tuyến sẽ tiếp tục thống trị các thương vụ IPO.
Theo báo cáo của UBS Group AG hồi tháng 11, các doanh nhân Trung Quốc đã vượt mặt Nga để trở thành nhóm tỷ phú lớn thứ hai thế giới vào năm 2018 với khối tài sản tăng gấp 3 lần trong 5 năm, lên 982,4 tỷ USD. Năm 2017, quốc gia đông dân nhất thế giới tạo ra 2 tỷ phú mới mỗi tuần từ cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Theo Bloomberg, số tỷ phú Trung Quốc trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi so với con số 68 vào đầu năm 2017. Theo đó, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú này cũng tăng gấp 3, lên 849 tỷ USD.
“Một thương vụ IPO thành công là một quá trình vừa tăng thêm giá trị cho các cổ phần của công ty vừa giải phóng sự giàu có tiềm ẩn cho các tỷ phú”, ông Terence Ho nhận định.
EY cho rằng, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy các nỗ lực mở cửa thị trường vốn và giúp giao dịch cổ phiếu dễ dàng hơn, bao gồm cả các biện pháp để tăng tốc quá trình IPO. Trên Sàn Star Board Thượng Hải, các công ty mất trung bình 288 ngày để IPO, ít hơn đáng kể so với 754 ngày ở những sàn giao dịch khác của Trung Quốc. Điều này có khả năng giúp Trung Quốc sản sinh thêm nhiều tỷ phú hơn, bất chấp mối lo ngại về bong bóng trên thị trường chứng khoán.
“Chúng tôi hy vọng sự giàu có của các tỷ phú Trung Quốc sẽ ngày một tăng lên. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các tỷ phú này là sự gián đoạn liên tục của các mô hình kinh doanh và thị trường nội địa rộng lớn”, ông Marcel Tschanz, người đứng đầu bộ phận tư vấn quản lý tài sản tại PwC Thụy Sĩ nhận định.
Sức hấp dẫn của sàn "Nasdaq Trung Quốc"
Cách đây 1 năm, ngày 22/7/2019, Trung Quốc bắt đầu khởi động một sàn giao dịch chứng khoán mới tại Thượng Hải có mô hình hoạt động tương tự như ở thị trường Nasdaq (Mỹ).
Star là phép thử của các nhà lập pháp Trung Quốc khi dỡ bỏ các hạn chế về giá cổ phiếu, cho phép các công ty đang lỗ được niêm yết và cho phép cổ phiếu với quyền biểu quyết theo trọng số.
Việc Star ra mắt trong thời gian chưa tới 1 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố thông tin đầu tiên về dự án đã khiến không ít thành viên thị trường bất ngờ.
Việc đưa sàn này vào giao dịch trong một thời gian nhanh chóng đã thể hiện quyết tâm trong việc giữ chân các doanh nghiệp công nghệ của giới chức nước này.
Trong phiên giao dịch đầu tiên, các cổ phiếu với giá trị hơn 7 tỷ USD đã được giao dịch. Đà tăng trong ngày đầu ngay lập tức tạo ra thêm 3 tỷ phú mới cho Trung Quốc.
Thực tế, hoạt động của sàn Star trở nên trầm lắng hơn sau vài tuần đầu tiên bùng nổ. Tuy nhiên, cho tới nay, có hơn 130 doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu tại Star đã huy động được hơn 30 tỷ USD từ thị trường trong hơn 12 tháng qua.
Đáng chú ý, hiện tại, các doanh nghiệp công nghệ tên tuổi hàng đầu, bao gồm Ant Group của tỷ phú Jack Ma và các nhà sản xuất chip lớn đều thể hiện sự quan tâm trong việc đưa cổ phiếu lên sàn.
Giới chức Trung Quốc cho biết, những quy định nới lỏng hiện đang được áp dụng với sàn Star sẽ sớm được áp dụng tại sàn giao dịch lớn hơn là ChiNext tại Thẩm Quyến.
Thông báo này góp phần không nhỏ trong việc khuấy động các thị trường chứng khoán Đại lục, nhất là trong đà tăng chóng mặt những tuần vừa qua, khiến giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đã chạm mức 9.300 tỷ USD.
Các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc lần đầu tiên thể hiện sự hào hứng khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường nội địa, thay vì lựa chọn thị trường nước ngoài như trước đây.
Trong tuần trước, Semiconductor Manufacturing International Corp đã huy động được khoảng 53,2 tỷ nhân dân tệ (7,6 tỷ USD), trở thành một trong những thương vụ IPO lớn nhất thập kỷ.
Đáng chú ý, mức độ quan tâm của nhà đầu tư là rất lớn, giúp giá cổ phiếu tăng hơn 3 lần trong phiên giao dịch đầu tiên, vượt xa so với "tình cảnh" tại thị trường Hồng Kông.
Bên cạnh đó, Hãng thanh toán di động Ant Group cũng lên kế hoạch IPO tại sàn Star và Hồng Kông với định giá hơn 200 tỷ USD, bỏ qua sự lựa chọn tại sàn Nasdaq.
Cho dù những diễn biến này trên thị trường có xuất phát từ sự cổ vũ bởi giới chức Trung Quốc hay không, nhưng phải nói rằng, nếu không có kế hoạch cải tổ và sự ra đời của sàn Star, nỗ lực thuyết phục các công ty công nghệ niêm yết tại quê nhà sẽ trở nên khó khăn hơn.
Đáng chú ý, với việc giới chức Mỹ tìm cách ngăn cản các công ty Trung Quốc giao dịch tại sàn chứng khoán Mỹ, trong khi thị trường Hồng Kông chịu nhiều tổn thương bởi các diễn biến địa chính trị bất lợi, sức hấp dẫn của sàn Star ngày càng gia tăng.
"Trung Quốc cần thị trường tài chính có khả năng ủng hộ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ và các doanh nghiệp sáng tạo để tránh bị đe doạ từ Mỹ. Do đó, việc phát triển thị trường chứng khoán, nhất là thu hút công ty công nghệ niêm yết tại thị trường nội địa sẽ trở thành chiến lược trọng tâm", Wang Jiyue, Tổng giám đốc Shanghai Pegasus Consulting Co cho biết.
Tại một thị trường đã chứng kiến 2 cú vỡ bong bóng lớn trong chỉ hơn 1 thập kỷ, việc nới lỏng các quy định rõ ràng đi kèm với bài học kinh nghiệm về rủi ro lớn. Tuy nhiên, theo giới quan sát, giới chức Trung Quốc đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng để sẵn sàng "kéo lùi" đà tăng của thị trường nếu tăng trưởng quá nóng, đưa thị trường chứng khoán vào thời kỳ hiện đại, đảm bảo hỗ trợ tài chính cho những lĩnh vực phát triển nhanh.
Theo Yu Yingdong, Phó tổng giám đốc Shenzhen Yunneng Fund Management Co, "sau một năm, sàn Star vẫn đang làm tốt".
Cạnh tranh dịch vụ chứng khoán sẽ khác Bức tranh thị phần chuyển dịch mạnh mẽ vào những công ty có nguồn lực tài chính, chi phí vốn thấp, tiện ích công nghệ hiện đại, sản phẩm và tư vấn chất lượng... Tổng thị phần của Top 10 môi giới trên HOSE dần giảm tỷ trọng. Bức tranh thị phần môi giới có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2019...