NYTimes: Chính mẹ tôi đã làm Apple không bán được iPhone
Một bài viết hài hước, nhưng phản ánh đúng lí do tại sao sản phẩm iPhone của Apple năm nay không còn ‘hot’ như trước nữa của tờ The New York Times.
Trong tuần qua, Apple đã mất tới 75 tỷ USD giá trị thị trường sau khi tổ chức một cuộc gặp mặt báo chí để thông báo về việc các sản phẩm iPhone 2018 không bán chạy như kì vọng. Hãng đổ lỗi cho thị trường Trung Quốc, một nước đang có kinh tế chậm lại và tham gia chiến tranh kinh tế với Mỹ. Nhưng theo tôi, Trung Quốc không phải là nguyên nhân làm cho Apple thua lỗ trong thời gian vừa qua, mà nguyên nhân đó đến từ một thành phố nhỏ tại Ohio.
Đây là nơi mẹ tôi sinh sống. Bà là một người yêu công nghệ đã nghỉ hưu và là một ‘fan cứng’ của Apple, sử dụng rất nhiều sản phẩm của hãng này trong nhiều năm liền. Bà học cánh đánh máy trên chiếc máy tính Apple IIGS tại văn phòng, và là một trong những người đầu tiên sắm chiếc iMac thế hệ đầu tiên. Đến giờ bà vẫn thích sử dụng các sản phẩm của Apple, đang sở hữu một chiếc iPhone để lướt Facebook, Instagram, nhắn tin với bạn bè và họ hàng.
Nhưng chiếc iPhone này không phải là thế hệ mới nhất, mà là một chiếc iPhone 6S đã được ra mắt từ 3 năm trước. Mẹ tôi không thể chụp ảnh ‘xóa phông’ vì tính năng này lên tới iPhone 7 với 2 camera sau mới có, bà ấy cũng không thể mở máy bằng Face ID giống như trên iPhone X được ra mắt vào 2017. iPhone 6S đến nay cũng đã cũ, nên chất lượng pin không còn được như ban đầu, nhiều lúc còn hết dung lượng bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu.
Nhưng bà ấy vẫn hài lòng về nó, và không cảm thấy phải nâng cấp lên những sản phẩm mới hơn. Không dừng lại ở đó, bà cũng đang sở hữu Apple Watch và Macbook Air thế hệ cũ, và nói rằng cũng sẽ không thay thế chúng trong những năm tới.
“ Chiếc iPhone 6S hiện nay có tất cả những gì mẹ cần” – Bà giải thích lí do tại sao mãi vẫn chưa nâng cấp lên những dòng máy mới. “ Tại sao phải bỏ ra tận $800 để sở hữu một chiếc máy mới hơn chứ? Nhu cầu của mẹ không phức tạp đến vậy“.
Số đông những người đam mê công nghệ, nhất là làm trong ngành báo như tôi đều cảm thấy phải nâng cấp, phải có những sản phẩm tối tân nhất bên mình, là những người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để có trải nghiệm tốt hơn (mặc dù là chỉ tốt hơn một chút). Đối với tôi, việc Apple thua lỗ trong thời gian vừa qua quả là cú sốc lớn, khi đây là một hãng công nghệ lớn và vẫn đang đứng đầu ở nhiều thị trường.
Video đang HOT
Nhưng đối với những người như mẹ tôi, thì việc Apple thua lỗ cũng không phải là điều gì đáng để ngạc nhiên. Trong lá thư gửi tới các nhà đầu tư trước cuộc gặp mặt báo giới trong tuần qua, CEO của Apple là Tim Cook cho rằng việc iPhone không bán chạy như hãng mong muốn là do “ người dùng đang thích nghi với việc các nhà mạng đang không trợ giá khi mua smartphone” và “ lợi dụng việc hãng giảm giá dịch vụ thay pin để làm mới các iPhone cũ“.
Apple cũng đang gặp sự cạnh tranh mạnh liệt từ Samsung và Huawei, 2 hãng đang ‘đổ bê tông’ thị trường với hãng loạt những smartphone Android giá rẻ, và đa phần đều có đầy đủ những tính năng của một chiếc iPhone. Và tất nhiên cũng có một phần đóng góp của cuộc chiến tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ như đã đề cập.
Song, tác nhân lớn nhất làm cho Apple không còn ‘hot’ như trước đó là những người sử dụng các sản phẩm cũ và không muốn nâng cấp giống mẹ của tôi. Theo BayStreet Research thì trong 2015, thời gian trung bình để một người nâng cấp smartphone là khoảng 2 năm. Nhưng tới 2018, con số này đã là 3 năm, và sẽ còn kéo dài hơn nữa trong tương lai.
“ Thị trường smartphone đang có chu kỳ nâng cấp dài hơn vì những sản phẩm mới đều có giá quá cao” – Chris Caso, một nhà phần tích công nghệ đến từ Raymond James.
Apple đang gặp những trở ngại chung của các nhà sản xuất smartphone toàn cầu, khi các linh kiện để làm nên một sản phẩm hoàn chỉnh như bộ nhớ, các tấm nền loại mới đều đắt hơn các linh kiện thế hệ cũ. Máy tân trang (Refurbished) và máy cũ đang được buôn bán tràn lan, và các nhà mạng như Verizon và AT&T cũng không tung những gói hỗ trợ hấp dẫn khi người dùng mua smartphone mới như trước nữa.
Ông Caso chia sẻ: “ Những năm trước chỉ bỏ ra $650 ta đã có một sản phẩm cao cấp, với nhiều tính năng mới, màn hình chất lượng cao, nhưng tới nay để có thể nâng cấp thêm người dùng sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều“.
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều những trở ngại chỉ có ‘Táo’ gặp phải. Hệ điều hành mới nhất dành cho thiết bị di động là iOS 12 được thiết kế để có thể làm những dòng máy iPhone và iPad cũ chạy nhanh hơn, hoàn toàn ngược lại với các thế hệ iOS trước đều làm chậm các đời máy cũ lại. Những dòng iPhone trong thời gian gần đây cũng có chất lượng hoàn thiện tốt, chống nước tốt hơn nên bền bỉ theo năm tháng. Những sản phẩm mới cũng không có những tính năng đột phá, làm người dùng phải ‘thèm thuồng’ như trước. Ngoại trừ Face ID hay AniMoji, thì không gì các sản phẩm iPhone mới có thể làm được mà các đời cũ không thể cả.
Apple cũng đã bị ép vào tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’, khi bị người dùng chỉ trích vì làm chậm các dòng iPhone cũ vì chất lượng pin giảm. Hãng đã phải giảm giá dịch vụ thay pin, và cũng vì thế mà người dùng giữ iPhone cũ sử dụng lâu dài, không muốn nâng cấp lên các sản phẩm mới nữa.
Tất cả những điều này đều làm các nhà đầu tư ‘vò đầu bứt tai’, khi người dùng không tỏ ra hào hứng với những sản phẩm mới mà hãng ra mắt; nhưng đây lại là tin vui cho những người như mẹ tôi – những người có thể thay thế pin iPhone, nâng cấp lên iOS 12 và trải nghiệm sản phẩm của mình như lúc mới được bóc ra khỏi hộp. Và đây cũng là tin vui cho những nhà bảo vệ môi trường, vì theo báo cáo của Apple thì mỗi dòng iPhone mới được ra mắt, sẽ có 90 kilograms khí thải carbon bị thải vào không khí.
Nhưng ngược lại, tổn thất về việc bán phần cứng lại là cơ hội phát triển cho mảng phần mềm, ứng dụng của Apple. Người dùng giữ iPhone sử dụng lâu hơn, tức họ cũng đang ở lại với hệ sinh thái iOS và mua những dịch vụ từ Apple Music, iCloud và Apple services. Trong tương lai, tình hình này có thể thay đổi. Đến 2020, công nghệ 5G sẽ được phát triển hoàn chỉnh và các sản phẩm iPhone hỗ trợ công nghệ này cũng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng nâng cấp.
“ Ví dụ như Epic Games ra mắt Fortnite 2, và không cho người dùng chơi trên các dòng iPhone cũ, thì chắc chắn sẽ có hàng ngàn bạn sẽ đổ nhau đi mua iPhone mới” – ông Caso chia sẻ.
Nhưng trở lại với hiện thực, việc các sản phẩm iPhone mới không ‘hot’ như trước có thể sẽ làm các nhà đầu tư của hãng bực mình, nhưng lại là tin mừng cho tất cả những người dùng, khi Apple cuối cùng cũng đáp ứng được những nguyện của khách hàng trong việc tạo nên các sản phẩm hoàn thiện cao, sử dụng được lâu dài và không trở thành ‘rác công nghệ’ mỗi khi hãng ra mắt sản phẩm mới.
Khi tôi hỏi mẹ tôi rằng điều gì sẽ làm bà từ bỏ chiếc iPhone 6S của mình để mua một chiếc iPhone mới, bà nói rằng sẽ đợi những tính năng mới đột phá, hoặc đến khi các ứng dụng mà bà dùng không còn hỗ trợ iPhone 6S. Nhưng những điều này có lẽ sẽ không xảy ra trong thời gian ngắn.
Theo GenK
Đối tác của Huawei phạt tiền các nhân viên mua iPhone
Menpad - đối tác của Huawei và ZTE - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple.
Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và là đối tác của Huawei, đã đưa ra quy định ủng hộ "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc.
Mức phạt mà công ty Menpad đua ra với nhân viên mua điện thoại thông minh từ hãng của Mỹ là số tiền phạt tương đương với giá thị trường của thiết bị mà họ mua.
"Nếu các nhân viên mua bất kỳ iPhone nào cho mình, công ty sẽ áp dụng mức phạt tương đương 100% giá điện thoại trên thị trường" - tuyên bố nêu rõ.
Menpad - đối tác của Huawei cấm nhân viên dùng đồ Apple. (Ảnh: Internet)
Thêm vào đó, hãng có trụ sở tại Thâm Quyến cũng khẳng định sẽ ngừng mua bất cứ sản phẩm nào, từ thiết bị văn phòng, máy tính và ô tô có nguồn gốc từ Mỹ. Menpad cũng sẽ thưởng cho những nhân viên mua các sản phẩm của điện thoại của Huawei và ZTE bằng cách hỗ trợ 15% tiền mua sản phẩm.
Không dừng lại ở đó, Menpad còn tuyên bố trên website hôm 10/12 rằng, công ty sẽ tăng gấp đôi hoa hồng bán hàng cho bất kỳ nhân viên nào bán được sản phẩm của công ty sang Mỹ. Các biện pháp nêu trên sẽ áp dụng trong thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ ngày 7/12.
Động thái của Menpad là nhằm hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chính phủ Mỹ coi Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi đồng minh không sử dụng thiết bị của hai công ty này.
Ngày 1/12, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, làm tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, lệnh áp thuế nhập khẩu của Mỹ cũng đẩy nhiều công ty công nghệ tính đến việc chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Menpad là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Huawei gồm 2.000 nhà cung cấp, trong đó có Qualcomm, Broadcom, Intel...
Theo Báo Mới
Kho ứng dụng Cydia dành cho iPhone chính thức đóng cửa Cydia - kho ứng dụng dành cho các thiết bị iOS đã bẻ khóa (Jailbreak) chính thức đóng cửa. Sau nhiều năm gắn liền với cộng đồng người dùng iPhone Jailbreak, Cydia Store chính thức dừng hoạt động. Cydia đóng cửa đồng nghĩa kho giao diện bắt mắt cho iPhone cũng không còn. (Ảnh: iPhonehacks). Sáng ngày 15/12 giờ Việt Nam, Saurik -...