Nvidia ra mắt Deep Learning Super Sampling 2.0, nền tảng tăng cường kết xuất đồ họa dựa trên AI
DLSS 2.0 đã được đào tạo trên hàng chục ngàn hình ảnh có độ phân giải cao, được hiển thị ngoại tuyến trong siêu máy tính ở tốc độ khung hình rất thấp với 64 mẫu trên mỗi pixel
Bên cạnh RTX Global Illumination SDK, Nvidia mới đây tiếp tục trình làng Deep Learning Super Sampling (học sâu siêu lấy mẫu – DLSS) 2.0, công nghệ AI hứa hẹn sẽ đem tới sức mạnh xử lý đồ họa không tưởng cho các GPU thế hệ mới, tăng cường khả năng kết xuất đồ họa dựa trên AI.
Trung tâm của DLSS 2.0 là một mạng lưới thần kinh nhân tạo sử dụng Nvidia RTX TensorCores để tăng tốc độ khung hình và tạo ra các khung hình sắc nét, có thể tiệm cận hoặc thậm chí cho chất lượng tốt hơn cả kết xuất đồ họa ban đầu.
Video giới thiệu DLSS 2.0
DLSS 2.0 đã được đào tạo trên hàng chục ngàn hình ảnh có độ phân giải cao, được hiển thị ngoại tuyến trong siêu máy tính ở tốc độ khung hình rất thấp với 64 mẫu trên mỗi pixel. Với các trọng số đào tạo cho tập hợp mạng thần kinh, DLSS 2.0 sẽ lấy hình ảnh có độ phân giải thấp làm dữ liệu đầu vào và xây dựng hình ảnh có độ phân giải cao. Nvidia sau đó sẽ phân phối mô hình học sâu được đào tạo này cho các PC dựa trên RTX thông qua driver NVIDIA và các bản cập nhật OTA.
Bằng việc sử dụng công Turing TensorCores cho phép cung cấp sức mạnh tính toán chuyên dụng lên tới 110 teraflop, DLSS 2.0 có thể chạy nhanh gấp đôi so với phiên bản tiền nhiệm. Theo tuyên bố của Nvidia, nền tảng này có thể xử lý cả một trò chơi 3D chuyên sâu cùng với một mạng lưới deep learning đồng thời theo thời gian thực. Ngoài ra để tăng cường hơn nữa hiệu suất, DLSS 2.0 sẽ sử dụng các kỹ thuật phản hồi tạm thời để chỉ hiển thị 1/4 đến 1/2 số pixel trong khi vẫn có thể cung cấp chất lượng hình ảnh tương đương với độ phân giải gốc.
Không giống như phiên bản trước, yêu cầu mạng lưới thần kinh phải được đào tạo riêng biệt đối với mỗi trò chơi mới, DLSS 2.0 được đào tạo dựa trên các kho dữ liệu tổng quát, hoạt động trên nhiều tựa game khác nhau, cuối cùng mang đến khả năng tương thích trò chơi tốt hơn và hỗ trợ nhiều tựa game DLSS hơn.
DLSS 2.0 có 3 chế độ chất lượng hình ảnh cho độ phân giải kết xuất bên trong của trò chơi, bao gồm Quality, Balanced, và Performance. Trong đó, Performance là tùy chọn mạnh mẽ nhất, cho phép cấp “siêu phân giải” lên tới 4 lần (tức là từ 1080p 4K).
Chưa dừng lại ở đó, DLSS hiện đã được tích hợp vào một nhánh tùy chỉnh của cơ sở mã Unreal Engine 4. Nếu quan tâm đến việc phát triển code với DLSS, trước tiên bạn phải kết nối tài khoản Epic Games và GitHub của mình và sau đó truy cập vào các nhánh phát triển trên GitHub. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trên developer.nvidia.com/unrealengine.
Dự án 'mượn' PC của game thủ để tìm thuốc chữa COVID-19 mạnh đến mức siêu máy tính nhanh nhất thế giới cũng 'không có tuổi'
Sức mạnh tính toán của Folding@home nhanh gấp 2 lần so với Summit - siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay
Được khởi xướng bởi đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) từ năm 2001, Folding@home là một trong những dự án tính toán phân bổ lớn nhất trên thế giới. Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu sự xoắn lại và hình thành các dạng protein, từ đó tìm ra phương thức chữa trị các căn bệnh nan y như ung thư, Alzheimer.
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ cần một siêu máy tính để thực hiện mô phỏng và tính toán hoạt động của các protein. Tuy nhiên, chi phí để mua và vận hành một siêu máy tính là rất lớn. Do đó, Folding@home quyết định kết hợp sức mạnh của nhiều máy tính kết nối qua internet (hay còn gọi là xử lý song song) dưới dạng hệ thống phân tán. Càng nhiều người tham gia, sức mạnh tính toán của hệ thống mạng phân tán này càng thêm mạnh mẽ.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, dự án Folding@home mới đây cũng đã tuyên bố tham gia "cuộc đua" tìm hiểu về chủng loại virus mới này. Để thực hiện được mục tiêu, Folding@Home đã kêu gọi người dùng PC cho dự án này 'mượn' tài nguyên máy tính để giúp sức trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn cầu.
Giao diện phần mềm FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra
Các đoạn dữ liệu cần giải mã sẽ, được xử lý bằng CPU hoặc GPU trên máy tính của người dùng và được gửi trả ngược lại tới cơ sở dữ liệu của Folding@home
Lời hiệu triệu của Folding@Home lập tức được hưởng ứng nhiệt liệt. Dự án này ghi nhận mức tăng trưởng về số lượng người dùng lên tới 1200%. Theo thống kê, đã có gần nửa triệu người dùng PC tham gia đóng góp vào dự án của Folding@Home trong suốt 2 tuần qua (so với con số 30 nghìn thành viên trước đây), trong đó có không ít dân 'cày' Bitcoin cũng đã 'tham chiến'.
Với số lượng người dùng đông đảo như vậy, Folding@home giờ đây có khả năng đạt hiệu suất tính toán phân tán cực kỳ kinh khủng, lên tới 470 petaFLOPS, tương đương với sức mạnh của 27,4 triệu CPU/GPU kết hợp lại. Để so sánh, tổng hiệu suất tính toán của 7 siêu máy tính mạnh nhất thế giới vẫn không nhanh bằng hệ thống của Folding@home, theo Tomshardware.
Thậm chí, sức mạnh tính toán của Folding@home còn nhanh gấp 2 lần so với Summit - siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay với hiệu suất tính toán 149 PetaFLOPS, trang bị 220800 nhân CPU, 188416000 nhân CUDA, 9.2PB RAM, và khoảng 250PB dung lượng lưu trữ. Vào tuần trước, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng siêu máy tính này tìm ra 77 hợp chất có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 chỉ trong vòng vỏn vẹn có vài ngày.
Sức mạnh tính toán của Folding@home còn nhanh gấp 2 lần so với siêu máy tính mạnh nhất thế giới Summit
Các chuyên gia công nghệ đánh giá, việc ngày càng nhiều người tham gia vào dự án Folding@Home đã mở ra một tia hy vọng mới cho thế giới, trong bối cảnh chúng ta vẫn chưa nghiên cứu được loại vắc-xin đặc hiệu chống lại virus SARS-CoV-2. Đương nhiên, nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình tốt, người dùng công nghệ Việt Nam cũng có tham gia đóng góp cho dự án Folding@Home.
Theo đó, người dùng chỉ cần tải có tên gọi FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra. Các đoạn dữ liệu cần giải mã sẽ được chia nhỏ và gửi qua Internet đến máy tính người tham gia dự án thông qua phần mềm này. Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích, xử lý bằng CPU hoặc GPU trên máy tính của người dùng và kết quả sẽ được gửi trả ngược lại tới cơ sở dữ liệu của Folding@home.
ANH VIỆT
Mỹ huy động 16 siêu máy tính chống Covid-19 Chính phủ Mỹ đang huy động lượng lớn máy tính hỗ trợ ngăn chặn đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Theo Dario Gil, Giám đốc nghiên cứu của IBM, số lượng siêu máy tính trên thuộc Hiệp hội Điện toán hiệu suất cao Covid-19 (CHPCC) sẽ phục vụ các nhà nghiên cứu phát triển mô hình dự đoán và phân tích mức độ...