NVIDIA hợp tác với Samsung phát triển card đồ họa 7nm sẽ ra mắt năm 2020?
Trang công nghệ Techradar đưa tin, NVIDIA đang cộng tác với một trong những nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới là Samsung.
Nhằm chuẩn bị cho một dòng card đồ họa RTX dự tính sẽ được ra mắt trong năm 2020, chế tạo bằng quy trình bóng bán dẫn 7nm của hãng công nghệ Hàn Quốc.
Theo trang tin tức Nhật Bản My Navi News, đây là tờ báo có quyền tiếp cận với các nguồn thông tin nội bộ của Samsung cho rằng, các bộ xử lý đồ họa mới của Nvidia sẽ được phát triển bằng quy trình khắc quang cực tím (extreme ultraviolet lithography – EUV) của Samsung, tức là sử dụng tia laser plasma để đưa vật liệu silicon vào cấu trúc bóng bán dẫn 7nm.
Trên thực tế, Samsung đã bắt đầu sản xuất bộ xử lý 7nm bằng phương pháp này từ tháng 10 năm 2018, và sẽ được sử dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm công nghệ của hãng trong năm 2019.
Video đang HOT
Được biết trước đó, Turing là mô hình đồ họa mới nhất của Nvidia được xây dựng trên tiến trình 12nm của công ty sản xuất chip bán dẫn Đài Loan (TSMC), và ban đầu Nvidia dự định sẽ tiếp tục hợp tác với nhà sản xuất này trong dự án RTX 7nm, tuy nhiên cuối cùng thì thỏa thuận đã đổ bể, NVIDIA hợp tác với Samsung.
Nguyên nhân rất có thể là do Samsung đã tiến được những bước xa hơn trong các kế hoạch phát triển công nghệ EUV của mình so với TSMC và các đối thủ khác như Intel.
Tất nhiên, đối thủ lớn nhất của NVIDIA là ARM cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi đã nắm trong tay một số bộ xử lý dựa trên các thiết kế chipset 7nm trên thị trường, đặc biệt là từ Apple (A12X Bionic) và Qualcomm (Snapdragon 855 và 8cx).
Với bộ vi xử lý 7nm điều khiển trên các model card đồ họa của mình, Nvidia có thể tự tin cho ra mắt những dòng sản phẩm với hiệu năng tốt, trong khi mức tiêu thụ năng lượng lại thấp hơn rất nhiều, từ đó giúp nâng cao hiệu suất vận hành tổng thể của hệ thống.
Tuy nhiên đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại chúng ta hãy cùng chờ xem NVIDIA sẽ cung cấp thêm thông tin gì về card đồ họa 7nm tại sân chơi công nghệ lớn nhất thế giới CES 2019 sẽ diễn ra từ ngày 8/1 đến 11/1 tới đây tại Las Vegas nhé.
Nguồn: Techradar
Intel công bố kiến trúc vi xử lý đồ hoạ rời Arctic Sound ngay trong tháng này?
Như nhiều thông tin rò rỉ trước đó, Intel đang chuẩn bị trở lại với thị trường card đồ hoạ cho game thủ. Công nghệ đằng sau GPU này vẫn là một bí ẩn nhưng khả năng chúng ta sẽ được diện kiến sớm ngay trong năm tới thay vì phải đợi đến 2020. Thế hệ card đồ hoạ đầu tiên này sẽ dùng kiến trúc có tên Arctic Sound.
Thị trường card đồ hoạ chơi game hiện tại chỉ có 2 gã khổng lồ xưa nay tranh nhau thị phần là Nvidia và AMD. Intel mặc dù vẫn chiếm thị phần nhỏ trong thị trường GPU nhưng thị phần này có được nhờ CPU bởi giải pháp GPU của Intel được tích hợp trong vi xử lý. Intel HD Graphics mặc dù được nâng cấp đều theo các thế hệ CPU Intel nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng không thể đáp ứng nhu cầu chơi game đồ hoạ nặng như những GeForce RTX hay Radeon RX mà thay vào đó được xem là giải pháp "hiển thị" là chính. Intel từng làm card đồ hoạ rời cách đây đúng 20 năm nhưng sau đó chuyển sang giải pháp tích hợp và đến năm 2009 mới phát triển card đồ hoạ rời trở lại với dự án Larrabee cũng như Xeon Phi sau đó 3 năm nhưng định hướng đến phân khúc máy chủ, siêu máy tính.
Năm ngoái, Intel đã bất ngờ h ợp tác với AMD để tích hợp nhân đồ hoạ Vega vào một số phiên bản CPU Core i dành cho laptop cũng như công bố quay trở lại thị trường card đồ hoạ cao cấp, thuê luôn Raja Koduri - cựu giám đốc kiến trúc GPU của AMD về lãnh đạo dự án này. Sự trở lại của Intel là điều chắc chắn khi mà cha đẻ của Larrabee - Tom Forsyth đã trở lại làm việc chung bộ phận với Koduri.
Tại hội nghị SIGGRAPH 2018 vừa qua, Intel không tiết lộ gì về GPU hiệu năng cao nhưng video teaser về nó đã xuất hiện. GPU này sẽ dùng kiến trúc Arctic Sound - kiến trúc đồ hoạ thế hệ thứ 12 của Intel. Cho dễ hình dung, kiến trúc GPU của UHD Graphics 630 tích hợp trên hầu hết các CPU của Intel từ Pentium Gold đến Core i7 mới nhất vẫn dùng kiến trúc thế hệ 9.
Thế hệ kiến trúc đồ hoạ thứ 10 của Intel sẽ có mặt trên các CPU Cannon Lake nhưng khi chuyển sang thế hệ 11 thì nó sẽ là một thứ nằm giữa "tích hợp" và "rời". Thế hệ 12 là kiến trúc GPU rời mang tên Arctic Sound như đã nói còn 13 sẽ có tên Jupiter Sound.
Intel thì vẫn chưa thể thoát được lời nguyền 10 nm, ngay cả Cannon Lake lẫn Ice Lake vẫn chưa xuống 7 nm thì khả năng Arctic Sound vẫn được phát triển trên tiến trình 10 nm. Tuy nhiên Intel đang sở hữu một trong những bậc thầy về thiết kế bán dẫn đó là Jim Keller. Hiện tại chỉ mới có AMD phát triển thành công GPU ở tiến trình 7 nm, Nvidia thì vẫn dùng tiến trình 12 nm cho thế hệ Turing và đã có kế hoạch thu nhỏ kích thước đế trong tương lai.
Intel được cho là sẽ phát triển Arctic Sound theo hướng vừa là kiến trúc đồ hoạ cho các ứng dụng chuyên nghiệp như AI, Deep Learning, xử lý tính toán tại các trung tâm cơ sở dữ liệu vừa là nền tảng cho game. Thêm vào đó, với việc "chơi" với AMD thì card đồ hoạ của Intel còn hỗ trợ luôn công nghệ FreeSync - một công nghệ đồng bộ khung hình cửa AMD.
Những thông tin về Arctic Sound hứa hẹn sẽ được Intel công bố vào một sự kiện riêng diễn ra ngay trong tháng 12 này. Raja Koduri khẳng định đây là sự kiện nói về kiến trúc của Intel, không phải dGPU (discrete GPU - GPU rời) nhưng hy vọng rằng kiến trúc được nói đến chính là Arctic Sound.
Theo Tinh Te
Tiền ảo tiếp tục gây khó cho các hãng sản xuất chip Những nhà sản xuất chip chịu ảnh hưởng trực tiếp là AMD và Nvidia. Trước đây việc đào tiền ảo sẽ sử dụng rất nhiều card đồ họa với GPU của AMD hoặc Nvidia, nhưng hiện nay mọi người đều dùng máy đào tiền ảo chuyên dụng. Hai nhà sản xuất này chịu ảnh hưởng của giá trị tiền ảo là do mọi...