Nứt vỡ hôn nhân vì chồng không biết lắp bóng đèn
Không kể ngày mưa, đường bẩn hay mùa nắng rát da, bụi mù, với tấm lòng tận tụy, nhiệt tình, chị Hà (tổ hòa giải phường) luôn cố gắng để đến tìm hiểu, hòa giải các vụ việc mâu thuẫn gia đình.
Trong đó có không ít vụ phải đi lại hòa giải tới 2, 3 lần mới thành công. Chị giản dị bộc bạch: “Công việc của tôi đơn giản có thế thôi.
Các cụ ngày xưa nói : “Miếng ăn tìm đến, miếng đòn tìm đi”, thế mà công việc của tôi thì ngược lại, hễ cặp vợ chồng nào to tiếng, xích mích là tìm đến để hòa giải, chỉ mong muốn đem lại sự êm ấm, bình yên cho mọi nhà”.
Lấy nhầm “công tử bột”
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, cuộc sống sinh hoạt vợ chồng liên quan tới hàng loạt các mối quan hệ khác như con cái, đồng nghiệp, hàng xóm… nên không phải lúc nào cũng êm đềm, xuôi chiều.
Những hòa giải viên như chị Hà trót mang cái nghiệp “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” nên nhiều khi cũng quay cuồng trong những rắc rối không phải của gia đình mình.
Trong suốt quá trình biến “gương vỡ lại lành”, chị Hà vẫn còn nhớ lần hòa giải gần đây cho một cặp vợ chồng mâu thuẫn bởi tính cách của người chồng hơi ích kỷ, ít quan tâm đến vợ khiến vợ tủi thân, buồn rầu.
Cũng vì thế mà trong một phút nông nổi, người vợ đã một mình làm đơn ly hôn. Anh chồng thì cảm giác mình bị mất sĩ diện nên nhất định “cứ theo đơn mà làm, không hòa giải, hàn gắn gì hết”.
Nhân duyên vợ chồng tưởng chừng đến đây là đứt đoạn, thế nhưng nhờ sự khéo léo, tâm lý của những hòa giải viên như chị Hà, cả hai đã nhận ra lỗi lầm và quay lại với nhau.
Tốt nghiệp đại học, cùng trở về quê làm việc trong một cơ quan nên chị Mai và anh Tuấn sớm trở nên gắn bó, thân thiết.
Vì anh Tuấn là con một nên ngay khi mang chị Mai về ra mắt, gia đình anh đã vội vàng giục cưới. Công việc của chàng rể tương lai đã ổn định, điều kiện bên kia cũng khá nên dù biết cả hai tìm hiểu nhau chưa thật sự lâu dài song nhà chị Mai cũng vun vén thêm chuyện tình cảm cho đôi trẻ.
Vì thế, mới quen nhau được nửa năm, chính thức nhận lời yêu trong vòng 3 tháng song anh Tuấn chị Mai đã tổ chức đám cưới.
Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân không thơ mộng như cả hai từng nghĩ. Khác với vẻ hào hoa khi yêu, lúc này chị Mai mới phát hiện anh Tuấn là người đàn ông nóng nảy, cộc cằn, được gia đình chiều chuộng từ bé nên rất lười, nhiều việc cần bàn tay của người đàn ông trong gia đình thì anh lại không biết làm.
Cả hai làm cùng cơ quan nhưng khác bộ phận nên giờ giấc không tương thích nhau. Khi còn hẹn hò, anh Tuấn hay sắp xếp công việc để cả hai về cùng lúc rồi đi ăn cơm, uống cà phê trò chuyện.
Thế nhưng, khi lấy nhau rồi, mặc dù hiểu công việc của vợ cũng rất bận rộn, khó mà đảm đương hoàn hảo công việc nhà song mỗi lần đi làm về, thấy vợ chưa kịp nấu cơm, anh Tuấn đã hầm hè trách vợ không biết sắp xếp công việc hợp lý.
Chị Mai không dám trách chồng một câu, vì hơn ai hết, chị cùng cơ quan với anh, chị hiểu công việc ở bộ phận anh áp lực hơn chị nhiều. Nghĩ rằng vợ chồng cần có không gian riêng tư, thoáng đãng để xả stress cũng như vun đắp tình cảm nên chị đặt một tour du lịch.
Thấy vợ hồ hởi thông báo về kế hoạch, anh Tuấn không phản đối song cũng chẳng tỏ thái độ vui vẻ, hớn hở rồi.
Hôn nhân đổ vỡ vì chồng công tử bột, không lắp được bóng đèn
Đi du lịch trong dịp nghỉ lễ nên chất lượng tour khiến anh Tuấn không ưng ý vì điểm đến không hấp dẫn, chất lượng phục vụ, ăn uống quá tệ.
Chuyến đi kết thúc, khoảng cách giữa bao vợ chồng càng trở nên xa cách. Anh Tuấn tức bực 1 thì chị Mai buồn rầu 10.
Video đang HOT
Chị kể lại với hòa giải viên: “Đi du lịch, quan trọng nhất là hai vợ chồng được vui vẻ với nhau trong một không gian mới, chuyện ăn uống đầy đủ, ngon miệng đâu có quan trọng gì.
Nhưng anh ấy không hiểu điều đó. Em tin tưởng rằng chuyến du lịch sẽ kéo gần hai vợ chồng, chỉ cần anh ấy động viên em một lời thì mọi chuyện sẽ rất tuyệt. Chỉ tiếc là anh ấy hành động hoàn toàn ngược lại”.
Buồn chán, thời gian sau đó, chị Mai cũng chẳng chủ động bắt chuyện với chồng nữa, không khí gia đình sau giờ tan sở trở nên yên tĩnh đáng sợ.
Biết vợ dỗi, biết mình sai song anh Tuấn nhất định không chịu mở miệng xin lỗi một câu. Cái lý của anh đưa ra là: “Từ nhỏ đến lớn, đến bố mẹ còn phải xuống nước với tôi, chứ đừng nói là vợ. Xin lỗi rồi để nó coi mình chẳng đáng đồng xu à?”
Chị Hà, hòa giải viên chia sẻ: “Anh ấy là con một, quen được cưng nựng, chiều chuộng từ bé nên sống hơi ích kỷ, lúc nào cũng nghĩ mình là trung tâm, những người khác phải cung phụng mình.
Vợ chồng đã làm cùng cơ quan, về nhà lại đối mặt với nhau suốt, người chồng mà vẫn giữ tâm lý như thế, không mâu thuẫn, sứt mẻ mới là chuyện lạ”.
Từ nhỏ đến lớn, được chăm lo quá đầy đủ nên trong suốt quãng thời gian học Đại học xa nhà, ngoại trừ việc biết nấu một vài món ăn đơn giản, anh Tuấn cũng khó có thể trưởng thành hơn.
Lấy nhau rồi, trong những lúc trò chuyện, chị Mai mới biết cuộc sống “công tử bột” của chồng thời đi học Đại học.
Ngày ấy, anh Tuấn được bố mẹ thuê cho hẳn một căn nhà riêng tiện nghi, đầy đủ máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, các loại máy móc công nghệ cao phục vụ học tập. Mỗi khi thi cử, mẹ anh lại lên ở cùng con trai cả tháng, mục đích là nấu cho con những món ngon, nhắc nhở đi ngủ đúng giờ…
Lấy vợ rồi, có cái bóng đèn trong phòng ngủ đột nhiên không thấy sáng, chị Mai giục chồng trèo lên ghế để kiểm tra xem có phải thay bóng khác không, anh cũng cằn nhằn, gắt lên: “Cô gọi thợ điện đến xem. Trước giờ tôi có bao giờ làm mấy việc này đâu”.
Nghe chồng nói, chị Mai không biết nên cười hay nên khóc. Vì một cái bóng đèn mà phải gọi thợ điện, chị chẳng muốn thiên hạ cười vào mặt chồng mình nên hì hụi bắc ghế, trèo lên kiểm tra.
Ai dè cái ghế nhựa đột nhiên gẫy chân nên chị bị ngã, một mảnh nhựa đâm vào chân khiến chị bị một vết xước dài.
Thấy vợ đi khập khiễng song anh Tuấn cũng chẳng quan tâm gì, không hỏi lý do, cũng không đề cập đến việc đưa vợ đi khám. Đêm xuống, trong lúc chồng miệt mài ngồi chơi điện tử, chị Mai co ro trong căn phòng ngủ mất điện, ôm chân đau ngồi khóc một mình.
Mệt mỏi vì cung phụng chồng
Chồng chị ích kỷ tới nỗi, vào dịp cuối tuần dù vợ có đi đâu cả ngày, nếu không có việc gì quan trọng là nhất định không chịu nhắn tin hay điện thoại hỏi thăm.
Chỉ đến khi về nhà không có cơm ăn, không tìm thấy cái nọ, cái kia là anh mới “nhớ” tới vợ.
Nhiều khi nấu nướng xong, chị Mai gọi với lên tầng cho chồng xuống ăn cơm nhưng chẳng may trúng lúc chồng đang mải điện tử là cũng sẽ bị anh cáu gắt, chị không nói gì song vẫn bị chồng cho rằng lèm nhèm, ăn thì cứ ăn trước, sao phải gọi phá đám?!
Dịp nghỉ lễ, nếu chị Mai có muốn chồng đưa đi chơi thì anh đều than phiền là lái xe ra đường nắng gió, bụi bặm, căng thẳng, thà ở nhà còn dễ chịu hơn.
Mỗi lần vợ chồng đi đâu với nhau thì chị Mai đều phải coi đó như một phần thưởng chồng dành cho mình, chị phải tỏ ra thật cảm kích để anh Tuấn vui lòng.
Chị Mai tâm sự nỗi lòng của mình với người hòa giải: “Đó đều là những việc nhỏ, nhưng nó là cuộc sống hằng ngày, tại sao vợ chồng lại không dành cho nhau sự quan tâm mà anh ấy lại cho mình cái quyền được cáu gắt và bắt người khác phải theo thái độ của mình như vậy.
Cứ 2, 3 bữa là lại giận nhau, mà chính xác là em vừa nói thì chồng đã cáu gắt, trước ở cùng bố mẹ, em cũng chưa bao giờ bị nạt nộ như thế”.
Đỉnh điểm nhất là lần chị Mai đột nhiên bị đau bụng giữa đêm khuya. Biết chồng đang làm việc nên chị chẳng dám kêu ca.
Thế nhưng cơn đau bụng khiến người chị tê dại, buốt nhói, chị gắng gượng bảo chồng: “Em đau bụng quá!”.
Giá như lúc đó anh Tuấn quay đầu lại, nhìn thấy gương mặt xanh tái và đầm đìa mồ hôi của vợ, bất kỳ người chồng nào cũng sẽ bỏ bê hết mọi thứ để đưa vợ đi khám. Thế nhưng anh còn không thèm quay mặt lại, chỉ phán một câu: “Lấy dầu gió mà bôi vào”.
Những điều tưởng chừng rất vụn vặt song nó lại tạo ra một vết nứt sâu trong lòng người vợ.
Và lá đơn ly hôn trong một phút bất đồng cũng là điều dễ hiểu. Trong lần tiếp xúc với chị Hà, chị Mai nước mắt lưng tròng kể lại: “Cũng may là lần đó em không làm sao.
Nhưng thử nghĩ nếu đó không phải đau bụng bình thường mà là bục dạ dày hay đau ruột thừa, thì có lẽ em nằm ngất ra đó chồng em cũng không biết”.
Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến xích mích, chị Hà cùng mấy chị em khác trong tổ hòa giải đã đến nói chuyện với anh Tuấn.
Lần đầu tiên, anh Tuấn chỉ yên lặng ngồi nghe rồi kết thúc cuộc gặp mặt bằng câu: “Cô ấy đã muốn ly hôn thì tôi chấp nhận. Muốn thế nào thì cứ thế mà làm, tôi không cần hòa giải”.
Hiểu rõ tính cách của anh Tuấn qua những câu chuyện của chị Mai nên tổ hòa giải không bất ngờ lắm với cách hành xử như vậy.
Lần 2, lần 3, khi nỗi tức giận vì bị vợ đòi ly hôn đã nguôi ngoai nên những lời khuyên của tổ hòa giải cũng khiến anh Tuấn “ngấm” hơn.
Chị Hà đặc biệt xoáy sâu vào việc phân tích tình huống đau bụng của chị Mai, những nguy cơ tiềm ẩn, cũng như lá đơn ly hôn kia chỉ là kết quả của một phút bất đồng, trong sự việc lần này, chị Mai cũng có lỗi nhưng nguyên nhân thực sự là bắt đầu từ anh…
Ngồi cả buổi, cuối cùng chị Hà đã nhận được câu trả lời ưng ý: “Mai em sẽ tới đón cô ấy về nhà”.
Chị Hà khẳng định: “Đổ vỡ, ly hôn là điều bất hạnh không ai muốn. Khi có vấn đề nảy sinh gay cấn, cần phải biết bình tĩnh, biết lựa chọn và biết tha thứ, chờ đợi nhau. Có như vậy thì dù khó khăn đến dâu cũng có thể giải quyết được. Ly hôn không phải biện pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn gia đình”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thầy giáo dạy Lý và "bộ sưu tập" huy chương
Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy, thầy Lê Văn Hoành - giáo viên dạy chuyên Lý Trường THPT chuyên Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã mang về cho trường 82 giải quốc gia, 5 giải quốc tế, 22 sáng kiến kinh nghiệm cùng hàng chục bằng khen, huân chương...
Với một bề dày thành tích trong sự nghiệp trồng người như vậy nhưng thầy Lê Văn Hoành (sinh năm 1961) rất ít nói về bản thân. Sau nhiều cuộc điện thoại hẹn gặp, chúng tôi may mắn được ngồi trò chuyện và lắng nghe thầy tâm sự về chặng đường làm thầy của mình.
"Bị" chuyển sang học Sư phạm
Thầy Lê Văn Hoành xuất thân trong một gia đình nghèo, đông anh chị em ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Bố thầy là giáo viên tiểu học, mẹ thầy làm nông nghiệp. Với tố chất thông minh và bản tính ham học, từ nhỏ thầy Hoành đã bộc lộ năng khiếu về môn Toán và đạt nhiều thành tích trong học tập. Suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu học trò Lê Văn Hoành luôn là học sinh xuất sắc toàn diện. Năm lớp 4, Lê Văn Hoành là một học sinh giỏi toàn tỉnh, đến năm lớp 7 thì đoạt giải 3 toàn miền Bắc về môn Toán (không có giải nhất).
Thầy Hoành chia sẻ: "Thời chúng tôi thi vất vả và khó khăn lắm, quy chế giải thưởng rất ít. Đã thế, nhà nghèo, ăn còn chẳng đủ nên ban ngày phải đi làm, chỉ tranh thủ lúc buối tối rảnh để học bài thôi".
Học hết cấp 3, cậu HS giỏi Lê Văn Hoành thi đậu khoa Vô tuyến của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Rồi mọi thứ đã thay đổi khi thầy được chuyển sang học sư phạm. Nói về cái "duyên" vào nghề Sư phạm, thầy Hoành nhớ nói: "Lúc đó ngành Sư phạm thiếu giáo viên nhiều lắm, thế là Bộ Giáo dục ra yêu cầu sẽ lấy những học sinh thi đạt điểm cao và có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập chuyển sang học sư phạm. Vậy là tôi phải chuyển sang khoa Vật lý học Sư phạm".
Đến với nghề giáo ban đầu không phải là ước mơ, nhưng thầy Hoành không thờ ơ hay lơ đãng việc học. Ngược lại, thầy càng cố gắng học thật nhiều để khẳng định bản thân và năng lực học tập của mình không thua kém bạn bè, dù ở lĩnh vực nào hay kể cả phải từ bỏ ước mơ.
Cô Trịnh Thị Hoa (vợ thầy) ngồi bên nói: "Anh Hoành sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng dù trong hoàn cảnh nào anh ấy cũng luôn cố gắng làm việc hết mình. Chính cái duyên bị chuyển vào nghề giáo lại trở thành niềm đam mê bao năm nay của anh".
Thầy Hoành luôn tận tụy với học trò.
Niềm đam mê dạy Vật Lý và những bảng thành tích
Năm 1982, thầy Hoành ra trường với tấm bằng loại ưu và được giữ lại trường để dạy học. Nhưng với suy nghĩ "không đâu bằng quê hương", muốn cống hiến công sức cho quê hương nên thầy đã về Thanh Hóa lập nghiệp.
Ban đầu, thầy Hoành được chuyển công tác về dạy học trường cấp 3 Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Nhớ về kỉ niệm đầu tiên đứng trên bục giảng, thầy khẽ cười: "Tôi là người luôn tự tin vào khả năng của mình nên lần đầu tiên lên lớp tôi không thấy thấy lo lắng, chỉ có chút hồi hộp. Thấy thầy giáo trẻ, các em học sinh nhao nhác nói chuyện, chạy nhốn nháo, nhưng khi tôi cất tiếng giảng môn Vât lý, những tiếng ồn bỗng nhiên im lặng, tôi biết mình đã thu hút được sự chú ý của các em học sinh".
Sở thích của thầy Hoành là xem thời sự và lên mạng tìm tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Lại như một cái duyên bước vào dạy trường chuyên. Thầy Hoành dạy học được hơn 1 tháng thì tỉnh Thanh Hóa quyết định mở lớp chuyên dành cho những học sinh có nhiều thành tích cao trong toàn tỉnh, thầy Hoành là một trong số những người đầu tiên về dạy lớp chuyên, sau này là Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Được dạy các em học sinh giỏi chuyên Lý, niềm đam mê của thầy Hoành như sống dậy. "Tôi bỗng yêu nghề giáo từ lúc nào không hay. Tôi có thể quên ăn, quên thời gian khi dạy các em học sinh hoặc nghiên cứu sách. Lúc đó tôi chủ nhiệm một lớp chuyên Lý gồm 12 em học sinh, thầy trò vượt qua biết bao khó khăn. Tài liệu học không có, dụng cụ thí nghiệm cũng không, thầy trò chỉ biết học chay. Nhưng kết thúc khóa học, 11/12 em học sinh đậu đại học với kết quả cao. Đó là nguồn động viên lớn nhất dành cho tôi, khiến tôi càng phải cố gắng" - thầy Hoành tâm sự.
Em Lê Huy Quang, một học sinh đoạt huy chương Đồng cuộc thi Olympic Vật Lý lần thứ 42 do thầy Hoành bồi dưỡng, chia sẻ: "Em rất kính trọng thầy Hoành bởi lòng nhiệt huyết và niềm đam mê với môn Vật lý. Chính thầy là người đã truyền niềm đam mê đó cho chúng em, khiến chúng em quên đi mệt mỏi khi học bài và có quyết tâm sẽ dành huy chương về cho trường. Ngoài đời, thầy là người rất tình cảm với các em học sinh và luôn lắng nghe tâm sự của chúng em. Em mong thầy sẽ còn gắn bó mãi với trường THPT chuyên Lam Sơn".
Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, thầy Lê Văn Hoành đã mang về cho Trường THPT chuyên Lam Sơn và bản thân rất nhiều thành tích cao quý mà hiếm ai có được. Bước vào nghề giáo từ năm 1982, thầy Hoành đã chủ nhiệm 10 khóa học với 82 giải quốc gia của các em học sinh do thầy bồi dưỡng, 5 giải quốc tế và quốc tế khu vực... về Vật lý.
Là người có thâm niên công tác gần như lâu năm nhất Trường THPT chuyên Lam Sơn, thầy Lê Văn Hoành đã cống hiến 12 sáng kiến kinh nghiệm về môn Vật Lý đoạt giải A, B như "Mạch giao động điện từ", bài toán mạch phi tuyến".... nhận 22 bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa, 4 bằng khen của Bộ GD-ĐT và một bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng vào năm 2005 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo...
Thầy Lê Văn Hoành tâm niệm: "Người thầy phải thổi được niềm đam mê về môn học cho các em học sinh".
Thầy Kim Ngọc Chính, hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn cho biết: "Thầy Lê Văn Hoành là một thầy giáo có thâm niên giảng dạy lâu nhất ở Trường THPT chuyên Lam Sơn và có một bề dày thành tích đáng kính nể. Dường như năm nào thầy cũng mang về cho Trường THPT chuyên Lam Sơn những giải thưởng quốc gia hay quốc tế về môn Vật lý, nhưng thầy lại rất khiêm tốn về bản thân. Năm 2011, thầy Lê Văn Hoành được tặng Huân chương lao động hạng 3 vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thầy Hoành luôn được các học trò yêu mến bởi tâm huyết và lòng tận tụy với học sinh, được đồng nghiệp kính trọng bởi thành tích và khả năng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Thầy xứng đáng là tấm gương cho các thầy cô giáo trường THPT chuyên Lam Sơn noi theo bởi niềm đam mê nghề nghiệp và nuôi dạy con cái thành đạt".
Hiện tại, thầy Lê Văn Hoành đang chủ nhiệm lớp chuyên Lý gồm 37 học sinh. Mục tiêu thầy Hoành đặt ra cho kì thi Olympic sắp tới là "đổi màu" huy chương.
Thầy đang sống cùng gia đình tại phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Vợ thầy là cô Trịnh Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Đào Duy Từ. Vợ chồng thầy có hai người con rất chăm ngoan và học giỏi. Người con trai đầu Lê Trịnh Tất Đạt hiện đang là du học sinh năm thứ 4 trường ĐH Quốc gia Singapore theo một chương trình học bổng. Cô con gái út là Lê Linh Hương đang là học sinh lớp 11 chuyên Lý Trường THPT Đào Duy Từ, hiện là thành viên đội tuyển thi quốc gia của trường.
Nói về sự học và phương pháp dạy học, thầy Hoành chia sẻ: "Muốn học sinh tiếp thu được bài học và có một tư duy sáng tạo, người thầy phải thổi cho các em một niềm đam mê, niềm đam mê thực sự về môn học".
Lan Anh
Theo dân trí
Justin Bieber được khen tận tụy hết lòng vì công việc Nhiều người hẳn sẽ phải ngạc nhiên với những tiết lộ của một nhà sản xuất từng làm việc với cậu bạn. Justin Bieber được khen tận tụy hết lòng vì công việc Theo lời nhà sản xuất Kuk Harrell, trong thời gian thực hiện album giáng sinh, Justin Bieber luôn "ở lì" tại studio 5 tiếng mỗi ngày và đặc biệt chăm...