Nứt gót chân do đâu và biện pháp khắc phục
Nứt gót chân là hiện tượng khá thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, hanh khô. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nó gây mất thẩm mỹ, thậm chí là gây đau, do đó cần khắc phục sớm.
1. Vì sao bị nứt gót chân?
Nứt gót chân là hiện tượng xuất hiện những vết nứt nông hoặc có thể sâu ở vùng gót chân. Các vết nứt nhẹ có thể không gây đau, nhưng da quanh gót chân dày sừng, đổi màu thâm mất thẩm mỹ. Một số trường hợp nứt gót chân nặng có thể bị chảy máu dẫn đến nhiễm trùng, gây đau khi đi lại.
Nứt gót chân có thể gây đau và ảnh hưởng thẩm mỹ.
Người có nguy cơ cao bị nứt gót chân:
Người có bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, dày sừng lòng bàn chân, lão hóa.Người có bệnh nội tiết như đái tháo đường, suy giáp…Phụ nữ mang thai.Người thừa cân, béo phì.Người phải làm việc thường xuyên ở tư thế đứng trong thời gian dàiNgười bị nhiễm nấm bàn chân.Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin…
Những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng nứt gót chân gồm:
Do thời tiết lạnh, hanh khô.Không vệ sinh, tẩy da chết vùng gót chân sạch sẽ.Không sử dụng sản phẩm chăm sóc dưỡng ẩm cho gót chân hằng ngày dẫn đến da gót chân nứt nẻ.Thường xuyên đi chân đất hoặc đi giày chật thường xuyên.
Video đang HOT
2. Biện pháp khắc phục nứt gót chân
Phần lớn các trường hợp bị nứt gót chân ở mức độ nhẹ, chỉ khiến gót chân thiếu mềm mại, không được đẹp mắt.
- Tắm bằng nước ấm, không dùng nước nóng. Dùng sữa tắm dịu nhẹ, không dùng xà phòng nhiều chất tẩy.
- Tẩy da chết mỗi ngày bằng biện pháp cơ học như dùng dụng cụ mài gót chân mỗi khi tắm. Lưu ý không dùng đá mài thô và mài mạnh khiến vùng da gót chân bị tổn thương. Tẩy da chết khi gót chân đã được làm mềm. Sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
Với trường hợp vết nứt ở gót chân có thể bị rách sâu kèm theo ngứa ngáy, da bong tróc, chảy móc, đau nhức nhiều… cần đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra xem có bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn không rồi mới hướng dẫn điều trị. Trường hợp nứt gót chân này, thì biện pháp khắc phục cũng tốn công hơn.
Cách tẩy da chết: Ngâm chân với nước muối ấm trong khoảng 15 phút. Dùng dụng cụ chà gót chân (có thể dùng đá cuội hoặc dụng cụ chà gót chuyên nghiệp) để loại bỏ da chết ở gót chân. Không tẩy tế bào chết khi da chân đang khô. Dùng khăn sạch lau khô chân nhẹ nhàng rồi thoa thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu có). Để thuốc thẩm thấu khoảng 20 phút rồi thoa kem dưỡng ẩm.
Khi chăm sóc tốt, da gót chân sẽ mềm mại trở lại.
Kem dưỡng ẩm dùng cho nứt gót chân thường chứa các thành acid salicylic, ure, saccharide isomerate, acid alphahydroxy. Các thành phần này vừa có tác dụng tẩy da chết vừa có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mại da. Nên thoa kem dưỡng ẩm 2-3 lần/ngày. Trước khi thoa kem dưỡng ẩm cần vệ sinh chân, gót chân sạch sẽ.
Trường hợp nứt gót chân nặng, nên sử dụng kem dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao. Nên đi tất để giữ thuốc/kem dưỡng ẩm tại vị trí da cần điều trị.
Ngoài sử dụng thuốc/kem điều trị, cần lưu ý thực hiện những thói quen sinh hoạt sau để hạn chế tình trạng nứt gót chân:
Không đi chân trần, kể cả ở trong nhà. Nếu trong nhà không đi dép thì nên đi dép vải mềm mại, hoăc tất thấm mồ hôi.Luôn luôn đi tất khi đi giày. Lựa chọn giày mềm mại, thoải mái để bảo vệ gót chân không bị tổn thương.Hạn chế đi dép xăng đan, dép xỏ ngón vì sẽ khiến chân dễ bị đau.Không đi giày cao, gót nhọn thường xuyên vì không sẽ làm biến dạng cột sống; mu bàn chân và làm đau nhức, tăng nguy cơ nứt gót chân.Không đứng, ngồi ở một tư thế quá lâu.Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là chú ý chế độ ăn/uống tăng cường vitamin để da luôn được cung cấp độ ẩm, tránh bị khô và bong tróc.
5 cách trị nứt gót chân mùa đông, chị em áp dụng có gót sen ngọc ngà như ý
Những cách trị nứt gót chân vào mùa đông mà emdep.vn gợi ý dưới đây rất đơn giản, dễ làm, chị em có thể áp dụng ngay tại nhà.
Nứt gót chân là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em "đau đầu" trong mùa đông. Tình trạng này khiến chân khô ráp, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống. Hãy xem một vài cách trị nứt gót chân đơn giản, thực hiện được ngay tại nhà và thực hiện theo nhé.
Chà vỏ chanh trị nứt gót chân
Trong vỏ chanh có chứa nhiều khoáng chất, giàu vitamin C bởi vậy chúng có khả năng trị gót chân khô, nứt nẻ rất tốt. Bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh tươi, vắt bỏ bớt nước cốt chanh sau đó úp miếng vỏ chanh vào phần gót chân bị nứt, đi tất vào khoảng 30 phút. Tiếp đó bạn bỏ ra và rửa sạch chân bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả mong muốn.
Cách trị nứt gót chân bằng dầu tràm trà
Dầu tràm trà được biết đến như một loại thuốc quý với tác dụng sát trùng tự nhiên, làm dịu chứng viêm da và chữa lành vết thương. Do đó bạn có thể tận dụng lợi ích này để chữa gót chân bị nứt. Hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và nhỏ vào đó vài giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều rồi ngâm chân khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và lau khô chân.
Giấm táo
Giấm táo có thể góp phần loại bỏ vi khuẩn, giúp làn da trở nên mềm mại hơn và đánh bay mùi hôi chân. Chị em có thể tận dụng ngay giấm táo để trị nứt gót chân hiệu quả. Bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và pha giấm táo với tỉ lệ 4:1. Sau đó ngâm chân vào thau nước khoảng 20 phút, dùng dụng cụ chuyên dụng chà gót chân rồi rửa lại bằng nước sạch. Sử dụng thường xuyên bạn sẽ nhận thấy hiệu quả mong đợi.
Cách trị nứt gót chân bằng Aspirin kết hợp chanh
Aspirin có chứa axit acetylsalicylic và có đặc tính chống viêm. Loại thuốc này có thể làm mềm và thu nhỏ các vết chai. Bên cạnh đó, chanh cũng sẽ giúp bạn chữa lành vết thương trên da. Vậy nên, hỗn hợp aspirin và nước chanh sẽ rất phù hợp cho những ai bị nứt gót chân.
Hãy dùng 6 viên Aspirin tán nhỏ mịn, trộn đều với 1/2 muỗng canh nước cốt chanh sau đó khuấy đều và thoa lên vùng da chân bị nứt, dùng màng bọc thực phẩm bao quanh để tăng hiệu quả thẩm thấu. Sau 10 phút gỡ màng bọc thực phẩm và rửa lại chân.
Dùng chuối trị nứt gót chân
Trong chuối giàu kali và một số dưỡng chất có tác dụng khắc phục nứt gót chân hiệu quả. Thực hiện bằng cách lấy một quả chuối đem đi nghiền nát, sau đó đắp vào phần chân bị nứt rồi giữ trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Sau đó ngâm chân trong thau nước lạnh 2 phút rồi lau khô, thực hiện liên tục một tuần sẽ thấy hiệu quả ngay.
Bí quyết chăm sóc da khô khi thời tiết lạnh Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, không khí trở nên hanh khô thì cũng là lúc làn da sẽ dễ bị khô rát, nẻ, nổi mẩn ngứa hơn. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu và cách chăm sóc da thế nào? 1. Tại sao da khô hơn khi thời tiết lạnh? Khi bước sang cuối thu, đầu đông, làn da...