Nút Amazon Dash bị xem là bất hợp pháp tại Đức
“Nút bấm thần kỳ” của Amazon nay đã bị chính phủ Đức đặt ngoài vòng pháp luật.
Nút bấm Amazon Dash là một thiết bị điện tử tiêu dùng nhỏ gọn, có thể được đặt quanh nhà bạn và được lập trình để khi người dùng bấm vào đó, nó sẽ tự động thực hiện việc đặt một món hàng đã định trước từ Amazon rất dễ dàng và nhanh chóng, như nước giặt, khăn giấy, hay nước rửa chén bát chẳng hạn. Người dùng có thể đặt trước tên món hàng và số lượng cần mua cho mỗi lần nhấn nút. Ví dụ, trong hình ảnh dưới đây là nút Amazon Dash dùng để đặt mua nước giặt Tide, người dùng có thể gắn nó trên máy giặt, và mỗi khi hết nước giặt, chỉ cần nhấn nút, Amazon sẽ ship nước giặt tới tận cửa nhà bạn!
Nút Amazon Dash để mua nước giặt Tide
Khi Amazon bắt đầu bán nút Dash vào năm 2015, người ta cứ tửng nó là một trò đùa ngày Cá tháng tư – một đế chế được xây dựng lên từ việc biến mua sắm trực tuyến trở thành một việc “đơn giản như đang giỡn” lại tạo ra một thứ giúp người dùng đỡ tốn công hơn nữa, đưa họ vào cơn cuồng mua sắm và đặt hàng bất kỳ thứ gì chỉ với một nút nhấn theo đúng nghĩa đen.
Ban đầu, nút bấm kết nối Wi-Fi này cho phép người dùng nhanh chóng mua các món đồ dùng cơ bản trong gia đình và các món tạp hóa – như xà phòng, khăn giấy, mì ống, bơ, nước suối… Nhưng hiện nay Amazon đã thêm vào kha khá các món hàng được nút bấm này hỗ trợ, từ thanh thịt ăn liền Slim Jims, đến nước tăng lực Red Bull, và…quần lót Calvin Kline nữa.
Video đang HOT
Thế nhưng, một nhóm vận động người tiêu dùng tại Đức có tên là Verbraucherzentrale NRW lại tin rằng nút bấm Amazon Dash đã khiến việc mua sản phẩm Amazon trở nên…quá dễ dàng vã đã đệ đơn kiện Amazon ra tòa án Đức. Tổ chức này cho rằng những điều khoản của Amazon cho phép công ty này có thể đổi một sản phẩm đã được người dùng đặt hàng bằng một thứ khác, và nút bấm Dash đã vi phạm các điều luật bảo vệ người mua hàng khỏi việc mua phải những thứ họ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin.
“ Chúng tôi luôn mở cửa với cải tiến. Nhưng nếu cải tiến đồng nghĩa với việc người tiêu dùng bị đặt vào thế bất lợi và khó so sánh giá (các sản phẩm), thì chúng tôi sẽ tranh đấu” – Wolfgang Schuldzínki, lãnh đạo của Verbraucherzentrale NRW nói.
Tòa án Munich đã đứng về phía tổ chức này và ra quyết định rằng nút Dash đã vi phạm các quy định bảo vệ người tiêu dùng.
Tuyên bố của Verbraucherzentrale NRW cho thấy Amazon không thể kháng cáo quyết định của tòa. Nhưng một người phát ngôn của Amazon cho biết công ty tin rằng nút bấm và ứng dụng của họ không vi phạm luật của Đức, và Amazon sẽ kháng cáo, bởi theo công ty, quyết định của tòa án không chỉ đi ngược lại với sự cải tiến mà còn ngăn cản khách hàng sử dụng một dịch vụ tiện lợi như Dash Button. Theo người phát ngôn của Amazon, đây là một quyết định “ thù địch với sự đổi mới“.
Tham khảo: Gizmodo
Không có thỏa thuận tiền hôn nhân, vị tỷ phú này đã mất trắng gần 1 tỷ USD khi ly dị
CEO Amazon Jeff Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới, vừa tuyên bố sẽ ly dị vợ là bà MacKenzie sau 25 năm hôn nhân.
Trang tin TMZ đăng tải hôm thứ 5 rằng vợ chồng nhà Bezos không hề ký kết thỏa thuận tiền hôn nhân.
Thỏa thuận tiền hôn nhân là một loại hợp đồng đặc biệt mà chủ thể có nó là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện để thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân, quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn...
Ở một số nước trên thế giới, nhất là phương Tây, hợp đồng hôn nhân được công nhận rộng rãi. Nó cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi chấp nhận "sống thử" trước khi kết hôn chính thức. Mặt khác, nó cũng thể hiện được sự minh bạch trong tài sản giữa vợ và chồng khi hai bên có thỏa thuận.
Một số người khi nghe tin này đã so sánh khoản tiền mà hai vợ chồng nhà Bezos sẽ tiến hành phân chia - nếu thực sự không có thỏa thuận tiền hôn nhân nào - với khoản tiền tương tự của một vị tỷ phú khác: trùm dầu mỏ Harold Hamm.
Hamm, CEO của Continental Resources, vào tháng 11/2014, đã bị tòa án yêu cầu phải trả cho người vợ cũ của ông là Sue Ann Arnall gần 1 tỷ USD tiền mặt và tài sản khi cặp đôi này ly dị sau 26 năm chung sống. Vào thời điểm đó, khối bất động sản hôn nhân của hai người này có giá trị lên đến 18 tỷ USD. Tất nhiên, giữa họ không có bản thỏa thuận tiền hôn nhân nào.
Arnall đã đòi hỏi khoản tiền ly dị hơn con số bà được hưởng là 974.790.317,77 USD hàng tỷ USD. Vụ kiện bắt đầu vào năm 2012 và kết thúc sau 2 năm rưỡi; phán quyết này là một trong những vụ ly dị lớn nhất ở nước Mỹ từ trước đến nay. Dưới đây là bản sao tờ séc mà Harold Hamm đã phải ký cho Arnall:
Nhưng trong vụ việc Bezos - MacKenzie, khoản tiền có lẽ sẽ lớn hơn nhiều. Tài sản của Jeff Bezos hiện vào khoảng 137 tỷ USD, theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, biến ông thành người giàu nhất thế giới.
Hơn nữa, các phiên xử vụ ly dị này sẽ diễn ra ở Washington, nên bà MacKenzie có thể hưởng lợi từ các quy định về tài sản chung khi ly dị của bang này, trong đó các tài sản thuộc loại bất động sản phải được chia đều 50/50. Trong khi đó, cuộc ly dị của Hamm diễn ra tại Oklahoma, nơi tài sản được chia đều theo phán quyết của quan tòa.
Dù sao đi nữa, bất kỳ quyết định cuối cùng nào cũng sẽ phải phụ thuộc vào tòa án quyết định.
Tham khảo: BusinessInsider
Trợ lý ảo Alexa của Amazon "ngắt lời" con người trên sân khấu CES 2019, phải chăng AI đã có suy nghĩ riêng? Nghe có vẻ hơi sợ nhưng quả thực sợ thật bởi đây là khoảnh khắc hiếm thấy và không phải trợ lý ảo nào giống như Alexa cũng có thể tham gia trò chuyện, thậm chí ngắt lời của con người. Tại triển lãm CES 2019 mới đây, khi đại diện Qualcomm đang có bài phát biểu và trình diễn trên sân khấu...