Núp bóng NASA, Mỹ “ém” quân tại Thái Lan
Tin đồn đang dấy lên về việc Lầu Năm Góc Mỹ đang ấp ủ một kế hoạch bí mật liên quan đến Trung Quốc ở căn cứ hải quân U-Tapao của Thái Lan. Đây là căn cứ mà chính phủ Thái Lan vừa mới đây đã cho phép NASA – Cơ quan Hàng Không Vũ trụ Mỹ, sử dụng.
Căn cứ U-Tapao
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ – Tướng Martin E Dempsey hồi giữa tuần này đã lên tiếc bác bỏ những tin đồn trên, khẳng định NASA chỉ dùng căn cứ U-Tapao ở Rayong vào mục đích nghiên cứu khí quyển. Tướng Dempsey đã có chuyến thăm chính thức đến Thái Lan sau khi tham dự một diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore hồi cuối tuần vừa qua.
Trên website của NASA, cơ quan này cho biết, họ sẽ tiến hành nghiên cứu về khí hậu, mây và một số vấn đề liên quan đến khí quyển ở khu vực Đông Nam Á từ tháng 8 đến tháng 9. Cơ quan này sẽ đặt một số máy bay ở căn cứ U-Tapao để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học của họ.
Tuy nhiên, Đảng Dân chủ đối lập Thái Lan tỏ ý nghi ngờ những phát biểu trên. Đảng này cho biết, họ lo ngại, dự án của NASA có thể mang mục đích quân sự như thiết lập một căn cứ nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Video đang HOT
Phản ứng trước những hoài nghi của Đảng Dân chủ Thái Lan, Tướng Dempsey khẳng định, Lầu Năm Góc chẳng có liên quan gì đến nghiên cứu của NASA và đây là một tổ chức thuần túy dân sự. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết thêm, Bộ Quốc phòng Mỹ đang thảo luận với giới quan chức quân sự Thái Lan về khả năng thiết lập một Trung tâm Nhân đạo và Cứu trợ Thảm họa ở U-Tapao.
Chính phủ Thái Lan cũng lên tiếng bác bỏ tin đồn cho rằng, nước này cho phép Mỹ sử dụng căn cứ hải quân U-Tapao vào mục đích quân sự. Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết, Mỹ muốn giúp các nước hay gặp thiên tai. Theo ông Surapong, vấn đề an ninh sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì bởi đề nghị sử dụng căn cứ U-Tapao của NASA.
Giới quan chức quân sự Thái Lan cũng phủ nhận tin đồn về việc chính phủ Thái cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ U-Tapao để đổi lấy việc cấp hộ chiếu Mỹ cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tư lệnh Không quân Thái Lan – Tướng Sukumpol tin rằng, việc họ cho Mỹ sử dụng căn cứ U-Tapao sẽ không khiến Trung Quốc tức giận bởi sẽ không có bất kỳ vũ khí nào được triển khai ở đây.
Phản ứng của Trung Quốc
Liệu Bắc Kinh có tin những lời phát biểu của giới quan chức Mỹ và Thái Lan về căn cứ U-Tapao. Rất khó để Bắc Kinh tin việc Mỹ đưa máy bay vào căn cứ trên đất Thái Lan không liên quan gì đến họ bởi động thái này diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm. Đây là giai đoạn Washington đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương.
Tướng Dempsey và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã khẳng định ở Singapore hồi cuối tuần vừa rồi rằng, Mỹ đang hướng tới việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong khu vực. “Mỹ có ý định quan tâm nhiều hơn đến tất cả các mối quan hệ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đã bận rộn ở nơi khác suốt thời gian qua và chúng tôi đang trở lại”, Tướng Dempsey cho biết.
Tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, hôm qua (8/6) đã có bài tỏ ý hoài nghi về ý đồ của Mỹ đằng sau việc sử dụng căn cứ hải quân của Thái Lan. Căn cứ U-Tapao là trung tâm hậu cần cho các cuộc tập trận Hổ mang Vàng hàng năm giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh tin rằng, căn cứ hải quân U-Tapao cuối cùng sẽ được Mỹ sử dụng vào các chiến dịch quân sự. Bắc Kinh đang lo lắng phát sốt trước những hoạt động quân sự, ngoại giao dồn dập của Mỹ ở khu vực Châu Á – nơi họ tự coi là thuộc vùng ảnh hưởng của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đã tăng cường củng cố mối quan hệ quân sự với một loạt quốc gia Châu Á như Philippines, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Có lẽ, chưa lúc nào, Trung Quốc cảm thấy bị “đe doạ” bởi cường quốc số 1 thế giới như bây giờ. Bắc Kinh tin rằng, Washington đang tìm cách bao vây, kiềm chế họ.
Theo VNMedia
"Mỹ có thể dùng lại căn cứ Subic, Clark"
Binh sĩ, tàu chiến, máy bay của Mỹ có thể dùng lại căn cứ hải quân và không quân cũ của mình tại Subic, Zambales và Clark Field ở Pampanga, nếu họ được Chính phủ Philippines đồng ý.
Căn cứ hải quân và không quân Mỹ tại vịnh Subic năm 1990. Ảnh: Wikimedia Commons
Tờ Phil Star ngày 6-6 dẫn lời phó bộ trưởng quốc phòng Honorio Azcueta cho báo chí biết sau cuộc gặp với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey ngày 5-6: "Họ có thể đến nếu có sự chấp thuận từ chính phủ".
Từ Singapore, ông Dempsey đã đến thẳng Philippines để gặp các tướng lĩnh quốc phòng của nước này. Ông Azcueta nhận định nếu Mỹ chuyển chiến lược sang tập trung nhiều hơn vào châu Á - Thái Bình Dương, khu vực này sẽ có thêm những hợp tác quân sự giữa hai đồng minh lâu năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa thông báo Mỹ sẽ tăng hiện diện của hải quân tại khu vực và không sử dụng căn cứ quân sự lâu dài để tiết kiệm chi phí.
Căn cứ Subic tại vịnh Subic có vị trí chiến lược, từng là căn cứ lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Sau khi chuyển đổi chức năng năm 1992, căn cứ này trở thành khu vực cảng tự do vịnh Subic.
Trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ Subic được quân đội Mỹ dùng làm điểm khởi đầu cho mọi chiến dịch tấn công Việt Nam. Năm 1992, căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark ở Pampanga - vốn là hai căn cứ quân đội Mỹ lớn nhất ngoài lãnh thổ Mỹ - đã phải đóng cửa sau khi Thượng viện Philippines không chấp thuận sự có mặt của họ ở đất nước nữa.
Theo Tuổi Trẻ
Tàu sân bay Mỹ neo đậu căn cứ hải quân Singapore Các phương tiện truyền thông Singapore ngày 27/1 đưa tin tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS John C Stennis hiện đang neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore. Tàu sân bay USS John C.Stennis (Nguồn: AP)Theo kênh NewsAsia, tàu này đến Singapore hôm 26/1 sau khi thả neo ở Eo biển Hormuz khi Iran...