Nuông chiều bản thân 9 tháng mang bầu
Những việc làm dưới đây sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái và tự tin suốt những tháng mang bầu nặng nề.
Vác bụng bầu suốt 9 tháng 10 ngày là nỗi kinh hoàng của nhiều chị em. Lo lắng nhan sắc xuống dốc khiến nhiều chị em chỉ muốn đẻ nhanh cho xong. Hãy cùng chúng tôi lên danh sách những việc cần làm để cả thai kì luôn thoải mái, xinh đẹp và thật rạng rỡ.
1. Mát xa và trị liệu
Nếu có điều kiện, mẹ bầu hãy dành thời gian đi đến spa mát-xa và trị liệu hoặc đơn giản là nhờ ông xã xoa bóp hộ. Mát-xa xoa dịu các cơ bắp mệt mỏi và đau đớn, xua tan căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn cho từng tế bào của mẹ và bé. Mẹ bầu được mát xa đúng cách sẽ ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái hơn, da dẻ tươi tắn, đàn hồi hơn. Tuy nhiên, chú ý nên tránh tắm bùn, xông hơi vì những hoạt động này có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể mẹ một cách đột ngột, dễ gặp nguy hiểm.
2. Tập yoga
Học yoga, mẹ bầu sẽ cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng cơ thể không bị tăng quá nhiều. Yoga còn là phương pháp tuyệt vời cho bà bầu để có một thai kì khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và giây phút “vượt cạn” dễ dàng vì tập yoga là cách giữ cân bằng, thở đều đúng cách, rất hữu ích lúc “lâm bồn”. Mẹ bầu nhớ rằng các bài tập cần phải khoa học và theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn, tránh việc tự ý tập dẫn đến những tư thế không phù hợp gây hại cho cả mẹ và bé.
Học yoga, mẹ bầu sẽ cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng cơ thể không bị tăng quá nhiều. (ảnh minh họa)
3. Chăm sóc tóc
Một trong những lợi ích của hooc môn mang thai là nó làm cho tóc bạn dày hơn, bóng đẹp hơn và không rụng nhiều như bình thường. Việc nhuộm tóc khi mang bầu cũng không có ảnh hưởng gì nhưng các bác sĩ khuyên nên đợi sau 3 tháng đầu của thai kì hãy nhuộm tóc. Sau sinh, bạn sẽ có thể rụng nhiều tóc hơn nhưng chỉ sau 6 tháng, sự phát triển của tóc sẽ quay lại bình thường.
4. Chăm sóc da
Video đang HOT
Ở nhiều phụ nữ mang thai có hiện tượng da hồng hào, tươi tắn khi mang thai. Đó là do khi mang thai, lưu lượng máu tăng khiến nước da có màu hồng và sáng hơn hẳn. Ở một số người khác, nám da, rạn da, da bị sậm màu đi lại phổ biến. Ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng nám da tồi tệ hơn nên nhớ sử dụng kem chống nắng có độ SPF cao (từ 15 trở lên) khi đi ra ngoài, kể cả vào mùa đông. Dùng sữa dưỡng thể và tinh dầu chứa vitamin E sẽ làm dịu đi những vết rạn, sưng đáng kể. Tránh dùng các loại kem, thuốc trị trứng cá vì chúng có thể chứa thành phần gây hại cho thai nhi, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
5. Chọn trang phục phù hợp
Ai bảo bầu bí là không được quyền sexy, nóng bỏng? Tuy cơ thể, vóc dáng trong thai kì thay đổi rất nhiều nhưng mẹ bầu nếu chú ý một chút vẫn có thể ăn mặc thời trang và xinh đẹp như thường. Một bí quyết nhỏ là mẹ bầu hãy chọn những bộ đồ lót thật vừa vặn và an toàn nhất tới bầu sữa cũng như chiếc bụng tròn trĩnh của mình, chúng sẽ tôn dáng người lên rất nhiều. Mẹ bầu cũng cần tránh xa các loại giày cao gót và thay bằng giày đế bằng, chắc chắn.
Ai bảo bầu bí là không được quyền sexy, nóng bỏng? (ảnh minh họa)
6. Uống đủ nước
Đừng đợi đến khi khát mới uống nước. Uống nước đều đặn (nước lọc, nước hoa quả, nước canh, đồ uống không chứa cồn, caffein,… đều được tính là nước) khoảng 2 lít mỗi ngày để phòng chống táo bón (rất hay gặp ở bà bầu), viêm nhiễm đường tiết niệu và giúp da dẻ tươi tắn, khỏe mạnh. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt tức là bạn đã uống đủ số nước cần thiết.
7. Sex
“Yêu đương” nồng nhiệt khiến bà bầu sexy và quyến rũ hơn. Quan hệ tình dục điều độ thúc đẩy tuần hoàn máu, cân bằng trao đổi chất, khiến tinh thần thoải mái, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, căng thẳng, giấc ngủ sâu và ngon hơn, làn da cũng đẹp hơn, giảm mụn và các loại bệnh ngoài da. Bà bầu đừng ngại sex ảnh hưởng đến thai nhi vì em bé đã được bảo vệ trong bọc nước ối an toàn. Chỉ trừ trường hợp một số vấn đề nghiêm trọng như từng suýt sảy thai, viêm âm đạo, xuất huyết,… xảy ra, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ.
“Yêu đương” nồng nhiệt khiến bà bầu sexy và quyến rũ hơn. (ảnh minh họa)
8. Ngủ đủ giấc
3 tháng đầu của thai kì, bạn sẽ hầu như ngủ suốt cả ngày. Sang 3 tháng cuối cùng, việc ngủ ban đêm sẽ trở nên khó khăn hơn vì tình trạng tiểu thường xuyên, ợ nóng, khó chịu và áp lực sắp sinh nặng nề khiến bạn không được ngon giấc. Hãy ngủ theo kiểu nghiêng về bên trái, dùng gối đỡ sau lưng và kẹp giữa hai chân. Dành thời gian đi bộ hay tập thể dục một chút vào ban ngày sẽ khiến ban đêm ngủ ngon hơn và nhớ không uống quá nhiều nước vào thời điểm trước khi đi ngủ. Giấc ngủ sâu và đầy đủ cung cấp cho bạn năng lượng để tươi tắn và vui vẻ suốt cả ngày.
Theo Khampha
7 yếu tố khiến thai nhi chậm tăng cân
Chiều cao của mẹ, chức năng của nhau thai hoặc chính sức khỏe của bé... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi.
Trọng lượng của thai nhi có lẽ là vấn đề đáng được quan tâm nhất trong thai kỳ đặc biệt là từ quý 2 trở đi. Đây cũng là một chỉ số quan trọng để khẳng định em bé có phát triển tốt trong bụng mẹ hay không. Và cũng từ đó người mẹ sẽ biết mình cần bổ sung thêm những dưỡng chất gì. Tuy nhiên, ngoài yếu tố dinh dưỡng, còn rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng của thai nhi.
Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân hơn những em bé khác:
Chiều cao người mẹ
Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng.
Chức năng của nhau thai
Nhau thai kém phát triển sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của thai nhi. (ảnh minh họa)
Các chức năng ở rốn
Dây rốn giữ chức năng quan trọng giúp vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi. Nếu dây rốn gặp bất cứ vấn đề gì chẳng hạn như hiện tượng tụ máu, xoắn dây rốn, sa dây rốn... sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Mẹ bị tăng huyết áp
Trong thai kỳ nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng đến với thai nhi và đương nhiên sẽ bị chậm tăng cân.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi, vì vậy nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng.
Số lượng thai nhi trong bụng mẹ
Tử cung của mẹ có hạn vì vậy nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và đương nhiên cân nặng của các bé cũng sẽ nhỏ hơn so với mẹ mang đơn thai.
Các thiết bị đo đạc
Kết quả cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào các thiết bị đo đạc tại phòng khám thai. Nếu những thiết bị này cho kết quả không chính xác hoặc bác sĩ thao tác với sai số cao thì cũng cho ra một kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế. Vì vậy mẹ bầu nên chọn những bệnh viện, phòng khám có máy móc hiện đại để khám thai để có kết quả chuẩn xác nhất.
Theo Khampha
7 loại thực phẩm mẹ ăn dễ khiến thai nhi dị tật Khi mới mang thai, mẹ nên nói không với những thực phẩm chiên rán, đồ ngọt và gan động vật. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy để sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông...