Nuôi tôm khép kín, “bí quyết” bất bại của những tỷ phú tôm Móng Cái
Mặc dù nuôi tôm khép kín yêu cầu vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả bền vững, lợi nhuận khá, hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, bởi vậy nhiều tỷ phú nông dân Móng Cái đã và đang thay đổi từ nuôi tôm công nghiệp sang nuôi tôm theo mô hình khép kín.
Với lợi thế đất bãi triều và hệ thống sông ngòi đa dạng, TP.Móng Cái ( Quảng Ninh) đã phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn, năng suất cao nhất tỉnh Quảng Ninh.
Ông Bùi Ngọc Liêm (áo xanh), chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hoà, TP Móng Cái.
Dù nuôi tôm công nghiệp truyền thống cũng đem lại cho người nông dân thu nhập cao, nhưng những tỷ phú nông dân Móng Cái vẫn quyết tâm thay đổi sang nuôi tôm khép kín bởi những lợi ích từ mô hình này mang lại. Và người tiên phong đưa ứng dụng khoa học mới trong nuôi tôm công nghiệp chính là “ông trùm” Bùi ngọc Liêm, chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hoà, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá TP Móng Cái.
Sau những vụ tôm thất bát do dịch bệnh, từ năm 2016 ông Bùi Ngọc Liêm chuyển sang đầu tư nuôi tôm theo hình thức khép kín trong nhà bạt, được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường…
“Hiện nay, với gần 7ha nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, tổng sản lượng nuôi tôm đạt hơn 40 tấn, doanh thu mỗi năm của gia đình tôi đạt khoảng 4 tỷ đồng”, ông Liêm cho biết.
Ngoài “ông trùm” Bùi Ngọc Liêm, nhiều nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng khác ở Móng Cái cũng đang tiến hành đầu tư, cải tiến từ nuôi tôm công nghiệp thành mô hình nuôi tôm khép kín.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Vinh, thôn Nam, xã Vạn Nam, TP.Móng Cái hiện đang có 7ha nuôi tôm.
Khởi nghiệp từ năm 2002, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Nam, xã Vạn Nam, TP.Móng Cái) đã cho hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích hơn 7ha và giá bán tôm thẻ chân trắng dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, mỗi năm anh Vinh thu nhập khoảng 4-5 tỷ đồng. Thậm chí có những năm thuận lợi, vụ tôm thắng lớn, thu nhập của anh lên đến gần 8 tỷ đồng.
Hiện anh Vinh cũng đang đầu tư nuôi tôm khép kín khi sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao… Theo anh Vinh, tuy chỉ mới thí điểm nuôi tôm khép kín ở một ao, nhưng anh đã thu 500 triệu đồng nhờ ao tôm này.
“Vào mùa đông, nhiệt độ xuống 17 độ C thì tôm giảm sức ăn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Với việc áp dụng nuôi tôm có hệ thống mái che khép kín giúp cho nhiệt độ ít bị chênh lệch, nhờ đó hạn chế dịch bệnh, năng suất tôm mỗi vụ tăng lên, thu nhập cũng tăng lên theo đó,” anh Vinh chia sẻ.
Ngoài anh Nguyễn Văn Vinh, ông Bùi Văn Trình (thôn Đông, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái) cũng là một trong những người nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiến hành nâng cấp toàn bộ diện tích nuôi tôm theo mô hình khép kín.
Ông Bùi Văn Trình, thôn Đông, xã Vạn Nam, TP Móng Cái.
Theo ông Trình, với diện tích 6,8ha, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập khoảng 4 tỷ đồng/năm.
“Khi mới bắt đầu nuôi tôm, tôi chỉ nuôi theo hình thức quảng canh, sau đó chuyển sang nuôi tôm bán thâm canh, tuy nhiên thu nhập chỉ khoảng vài trăm triệu đồng một năm. Kể cả chuyển sang nuôi tôm công nghiệp trong ao đất, tuy thu nhập tăng lên, nhưng rủi ro vẫn khá cao. Bởi vậy sau vụ tôm vừa rồi, tôi bắt đầu tiến hành cải tiến toàn bộ diện tích khu vực nuôi tôm thành mô hình nuôi tôm khép kín” – ông Bùi Văn Trình nói.
Hệ thống ao nuôi tôm đang được phủ bạt và xây những trụ bê tông chắc chắn.
Theo ông Trình, ao nuôi tôm khép kín được thiết kế có những trụ bê tông, láng đáy, hệ thống cáp mái che… Hệ thống mái che khép kín với 2 lần lưới trên và dưới, ở giữa là một lớp bạt hoặc ni-lon, hệ thống dây cáp chắc chắn vừa an toàn vào mùa bão lại vừa tránh được các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi.
Thu hoạch tôm ở ao nuôi khép kín được láng đáy, trải bạt của ông Bùi Văn Trình.
“Hiện nay, mô hình nuôi tôm của tôi theo hướng VietGAP, thức ăn cho tôm là thức ăn sạch, vấn đề xử lý môi trường, vệ sinh ao nuôi cũng toàn toàn được sử dụng bằng các chế phẩm sinh học của Công ty CP. Sau khi xây dựng thành mô hình khép kín, tôi tin rằng sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng của Móng Cái sẽ càng tốt hơn” – ông Trình nói.
Theo ông Liêm, mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600-700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song rủi ro được hạn chế. Thời gian cho mỗi vụ nuôi cũng giảm đáng kể, từ 90-100 ngày đối với vụ đông và từ 70-80 ngày đối với vụ hè.
Như vậy, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn, bình quân đạt trên 10 tấn/ha khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ sẽ đạt 6-7 tấn/ha.
Theo Danviet
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ
Quảng Ninh vừa tổ chức công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Chiều 23/12, tại TP Móng Cái, thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc đã trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y ông Ngô Hoàng Ngân, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Móng Cái giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
Trong thời gian chờ kiện toàn chức vụ Bí thư Thành ủy Móng Cái, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh giao ông Dương Văn Cơ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Móng Cái phụ trách Đảng bộ TP Móng Cái.
Tại huyện Hải Hà, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc đã trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc quyết định điều động và phân công bà Vi Ngọc Bích ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hải Hà giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Đồng thời, trao quyết định điều động, chỉ định ông Phạm Xuân Đài, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tham gia BCH, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư huyện ủy Hải Hà khóa 21, nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc mong muốn sau khi nhận nhiệm vụ mới, các đồng chí vừa được điều động, phân công nhiệm vụ mới sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy năng lực, kinh nghiệm, vận dụng vào thực tiễn để đưa địa phương bứt phá hơn nữa trong thời gian tới.
Theo Vietnamnet
Tròn mắt ngắm đủ loại quả trong vườn du lịch sinh thái ở Móng Cái Nửa tháng nữa mới bán vé vào vườn, nhưng mô hình vườn sinh thái du lịch của ông Nguyễn Chí Nhân (thôn 1, xã Hải Xuân, TP. Móng Cái) hiện đã nổi tiếng và là điểm đến hấp dẫn với người dân, du khách trong và ngoài TP.Móng Cái. Theo lời giới thiệu của bà Nguyễn Thị Hải, Phó phòng Kinh tế UBND...