Nuôi tôm gì mà nông dân vùng này của tỉnh Bạc Liêu nhà nào nuôi nhà đó lãi 800 triệu đến 1,2 tỷ/ha?
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh đang được huyện Đông Hải ( tỉnh Bạc Liêu) phát triển, nhân rộng diện tích.
Đây là mô hình ít phụ thuộc các yếu tố bên ngoài nên tỷ lệ thành công cao.
Huyện Đông Hải hiện có 907,2ha với 326 hộ nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh; chủ yếu tập trung ở các xã: Long Điền Đông với 327,7ha, Điền Hải 206,7ha, Long Điền 91,6ha, Long Điền Đông A 45,05ha, Long Điền Tây 172,6ha và thị trấn Gành Hào 63,5ha.
Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện Đông Hải tăng hơn 479ha/110 hộ so với năm 2020.
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.Đ
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh được thiết kế ao nuôi là ao đất trải bạt, diện tích từ 700 – 1.000m2/ao hoặc hồ tròn nổi khung sắt diện tích 700m2/hộ; mật độ ương tôm từ 2.000 – 6.000 con/m2, sau 20 – 25 ngày chuyển tôm xuống ao nuôi và san thưa ra nhiều giai đoạn; mật độ nuôi là 250 con/m2…
Thời gian nuôi một vụ tôm từ 90 – 120 ngày; tỷ lệ thành công cao đạt trên 90%; năng suất tôm nuôi siêu thâm canh đạt từ 15 – 18 tấn/ha (1ha bao gồm các công trình phụ trợ); cỡ tôm thu hoạch khoảng 30 – 40 con/kg; lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm.
Điển hình trong thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao là HTX Nuôi tôm công nghệ cao Đông Hải; HTX Nuôi tôm công nghệ cao Thành Đạt; HTX Nuôi tôm công nghệ cao Mỹ Điền; các hộ ông Tạ Hoàng Nhiệm, Nguyễn Văn Sự (xã Long Điền Đông); ông Lê Văn Yến, Cao Văn An, Lê Văn Vui (xã Điền Hải)…
Video đang HOT
Theo đánh giá của Phòng NNPTNT huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu), đây là mô hình nuôi tiên tiến được đầu tư rất bài bản, khâu quản lý rất nghiêm ngặt.
Khu nuôi tôm siêu thâm canh được thiết kế có cả hệ thống ao lắng lọc, ao chứa và xử lý nước thải, chất thải.
Hệ thống ao ương tôm, ao nuôi tôm được lắp quạt và ôxy đáy; ao ương, ao nuôi, ao lắng được trải bạt hoàn toàn và được che lưới bao quanh và ở phía trên; hạ thế trạm biến áp để đảm bảo đủ điện phục vụ trong suốt quá trình nuôi.
Tôm thẻ được nuôi ở mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, sản lượng lớn; mô hình nuôi khép kín, người nuôi chủ động, ít phụ thuộc các yếu tố bên ngoài nên tỷ lệ thành công cao.
F0 giảm mạnh, nhiều dịch vụ ở miền Tây hoạt động trở lại
Những ngày qua, dịch Covid-19 ở các tỉnh miền Tây đã "hạ nhiệt", chính quyền nhiều nơi đã nới lỏng, việc đi lại của người dân diễn ra bình thường.
Từ hôm nay (8/1), tỉnh Bạc Liêu áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ 2. Quyết định về cấp độ dịch được Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký ban hành vào chiều 7/1.
Theo quyết định mới nhất, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã hạ cấp độ dịch từ cấp độ 3 xuống 2. Bạc Liêu đã không còn đơn vị cấp huyện, xã nào dịch ở cấp độ 3, 4.
Chính quyền Bạc Liêu quy định: người trên 18 tuổi nếu chưa tiêm vắc xin hoặc mới chỉ tiêm 1 liều thì không được phép ra khỏi nhà/nơi cư trú, trừ trường hợp khẩn cấp liên quan sức khỏe, tính mạng.
Bạc Liêu không còn lập chốt chặn kiểm soát dịch nên người dân được phép ra vào tỉnh, song phải khai báo y tế bằng các phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động.
Tuy nhiên, người từ nơi khác vào Bạc Liêu nếu trên 18 tuổi mà chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm 1 liều thì bắt buộc đến trạm y tế xã phường, thị trấn để khai báo và chịu sự giám sát, theo dõi sức khỏe theo chế độ tương đương F1.
Dịch ở miền Tây những ngày qua đã "hạ nhiệt"
Theo quyết định mới nhất, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã nới lỏng nhiều hoạt động. Theo đó, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, truyền thống được hoạt động bình thường nhưng phải tuân thủ 5K.
Đặc biệt, nhà hàng, quán ăn uống được hoạt động trở lại nhưng mỗi bàn không quá 4 người; đồng thời không tập trung quá 30 người trong cùng thời điểm.
Dịch vụ làm đẹp, spa, cắt tóc, thẩm mỹ viện được hoạt động tối đa 75% công suất; đồng thời không được tập trung quá 20 người trong cùng một thời điểm...
Chính quyền tỉnh Bạc Liêu tiếp tục dừng hoạt động đối với vũ trường, karaoke, massage, quán bar.
Tại TP Cần Thơ - trung tâm của vùng ĐBSCL, tình hình dịch những ngày qua đã "hạ nhiệt". Từ ngày 3 đến 6/1, TP Cần Thơ ghi nhận 778 ca F0, thấp hơn rất nhiều so với trước đó (có thời điểm mỗi ngày TP Cần Thơ ghi nhận trung bình 1.000 ca F0).
Hiện dịch tại TP Cần Thơ đang ở cấp độ 3. Chính quyền TP Cần Thơ cho trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, hộ kinh doanh cá thể được phép hoạt động, song phục vụ không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm; thực hiện các biện pháp kiểm soát tốt mật độ, tần suất khách đến mua bán.
TP Cần Thơ đã cho các quán ăn, uống được bán tại chỗ
Cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống (nhà hàng, quán ăn, cà phê, trà sữa...) được phục vụ tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm, bảo đảm khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m.
TP tiếp tục tạm dừng hoạt động karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử...
Tại các cửa ngõ ra vào thành phố không có chốt, trạm kiểm soát dịch.
"Tôi từ Hà Nội bay vào TP Cần Thơ mà không cần phải có giấy xét nghiệm; chỉ cần khai báo y tế trên phần mềm PC - Covid đầy đủ là được", chị Thảo đáp chuyến bay từ Hà Nội - TP Cần Thơ vào sáng 6/1 nói.
Tại An Giang, dịch ở cấp độ 2, thời gian qua các hoạt động đã được nới lỏng như: các cơ sở dịch vụ ăn, uống được phép hoạt với hình thức phục vụ tại chỗ...
Tỉnh cũng ngừng áp dụng biện pháp yêu cầu người dân không được ra đường từ 20h hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Hiện tình hình dịch tại các tỉnh miền Tây cơ bản đã "hạ nhiệt", chính quyền các tỉnh đã áp dụng đúng các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Tại cửa ngõ ra vào, chính quyền các tỉnh không còn lập chốt kiểm soát dịch. Hiện, các tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 3 cho người dân.
Cứu kịp thời 2 ngư phủ bị chìm tàu rơi xuống biển ngày đầu năm mới Do sóng to gió lớn dẫn đến tàu cá bị chìm, 2 ngư phủ Sóc Trăng rơi xuống biển và may mắn được cứu kịp thời ngay đầu năm mới 2022. Lúc 18h ngày 1/1, tàu ST92567-TS của ông Phạm Văn Mẫm (ngụ ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã đưa 2 ngư phủ gặp nạn trên...