Nuôi những “thủy quái” sông Đà to như bắp đùi, ăn tốn 1 tỷ đồng/tháng
Trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình hiện có vài nghìn lồng nuôi với những con cá lăng, cá trắm đen đặc sản to như bắp đùi, nặng hàng chục cân chỉ chờ ngày kéo lên, giao cho các nhà hàng lớn nhỏ khắp miền Bắc.
Trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình hiện có vài nghìn lồng nuôi với những con cá lăng, cá trắm đặc sản to như bắp đùi, nặng hàng chục cân chỉ chờ ngày kéo lên, giao cho các nhà hàng lớn nhỏ khắp miền Bắc.
Cá trắm đen hàng chục cân trong lồng nuôi trên hồ Hòa Bình.
Nói đến sông Đà, hay cụ thể là cá sông Đà, không ít người nghĩ ngay đến những con ‘thủy quái’ to nặng như người, từng được nhắc đến nhiều trên truyền thông. Không những to, hiếm mà những con cá này còn có chất lượng thịt cao, trở thành đặc sản được nhiều người săn đón.
Nhưng đó là chuyện trước đây, bây giờ ở Hòa Bình, cá lăng, cá trắm nặng vài chục cân được nuôi rộng rãi, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng khắp miền Bắc. Không những vậy, nhiều gia đình ở đây còn đầu tư, nâng cấp quy trình chăn nuôi để sản phẩm cá đạt tiêu chuẩn VietGAP và sớm trở thành các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Trong 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Hòa Bình rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình, đến nay có 4.250 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình, tăng 3.580 lồng so với năm 2013. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.
Trong các đơn vị nuôi cá, Hải Đăng là một trong những công ty đạt tiêu chuẩn VietGAP, sở hữu số lượng lồng lớn trên lòng hồ tại xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, khu vực ngay trước đập thủy điện Hòa Bình. Phó Giám đốc Nguyễn Văn Toản cho biết, hiện nay công ty có 170 lồng riêng và 80 lồng tham gia chuỗi liên kết với người dân.
Mặc dù đang nuôi hơn 10 giống cá nhưng các loại đem lại giá trị kinh tế cao thường là lăng vàng, lăng đen và trắm đen. Ngoài ra, các loại cá cũng được thị trường ưa chuộng gồm có lăng đuôi đỏ, chép, chép giòn, trắm giòn, rô phi… Với các lồng tham gia liên kết với người dân địa phương thì chỉ tập trung nuôi cá lăng.
Vùng nuôi cá trên lòng hồ Hòa Bình.
Với 7 nhân lực, công ty mua giống cá từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, nuôi và chăm sóc trong nhiều năm mới đạt được kích thước tiêu chuẩn để thu hoạch. Cán bộ kỹ thuật của Hải Đăng cho biết, nuôi trắm phải 3-4 năm đến khi thu hoạch từ 15-20kg, còn với lăng vàng thì từ 2,5-3 năm hay lăng đen là từ 2-2,5 năm, cá lăng khi thu hoạch có trọng lượng khoảng 5-6 kg.
Video đang HOT
Đến mùa thu hoạch, công ty sẽ đưa xe tải lên phà ra tận lồng để thu cá, sau đó chuyển đi các nhà hàng và chuỗi cung ứng thực phẩm sạch về cá đặc sản ở các tỉnh miền Bắc.
Hiện nay, với 170 lồng nuôi, mỗi năm công ty thu được 330 tấn cá các loại, còn nếu tính thêm số lồng liên kết với các hộ dân, tổng lượng cá phải lên đến gần 500 tấn/năm.
Trong quá trình nuôi cá trên sông Đà, tốn kém nhất vẫn là thức ăn, ví dụ như 170 lồng cá của công ty Hải Đăng, mỗi tháng ăn hết khoảng 1 tỷ đồng. Trong đó có những loại thức ăn đặc biệt như đậu tằm Canada, dành cho các loại chép giòn và trắm giòn, ngoài ra, thức ăn chính của cá vẫn là cám và các loại tép có sẵn ở địa phương.
Anh Nguyễn Văn Toản, Phó GĐ Công ty Hải Đăng.
Nguy cơ lớn nhất đối với nuôi cá lồng hiện nay vẫn là thiên tai. Khi nước thay đổi cá sẽ bị yếu, dễ nhiễm bệnh hay những lúc xảy ra mưa lũ, dòng chảy mạnh lên thì sẽ gây ra nguy cơ vỡ lồng, đứt lưới làm cá lọt ra ngoài gây thất thoát.
Mặc dù nuôi ở dòng nước lặng, ít nguy cơ lây nhiễm lẫn nhau giữa các đơn vị nhưng để đề phòng thì các cán bộ kỹ thuật của công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nước.
Bên cạnh đó một số giải pháp phòng bệnh cũng được triển khai như cho cá ăn tỏi định kỳ để tăng sức đề kháng hay sử dụng hệ thống máy sục để tăng hàm lượng oxy trong những thời điểm nước thay đổi.
Theo Tùng Dinh (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Nuôi tôm nợ như "chúa Chổm", nuôi cá trắm đen khổng lồ ra tỷ phú
Trải qua nhiều lần làm ăn khó khăn, thất bại dẫn đến nợ nần chồng chất, nuôi tôm vỡ nợ tùm lum, nhưng ông Lê Văn Bản (65 tuổi) ở xóm 15, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường (Nam Định) vẫn biết cách đứng lên, vượt nghịch cảnh.
Giờ ông Bản là tỷ phú nhờ chuyên nuôi những con cá trắm đen "khổng lồ".
Vỡ nợ vì nuôi tôm.
Mọi người trong vùng cảm phục bởi ông Lê Văn Bản vươn lên thành tỷ phú từ 2 bàn tay trắng mặc dù trước đó vướng nợ nần...
Giữa trang trại nuôi trồng thủy sản mênh mông sóng nước, bạt ngàn màu xanh của cây cối, xem hàng ngàn con cá đang quẫy đặc ao chờ ngày xuất bán dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, câu chuyện của người nông dân Lê Văn Bản hiện lên đầy sinh động. Để có cơ ngơi bạc tỷ hoàng tráng như ngày hôm nay thì ít ai biết rằng, ông Bản từng có một quãng thời gian đầy khó khăn.
Trải qua nhiều lần làm ăn khó khăn, thất bại dẫn đến nợ nần chồng chất, nhưng giờ đây ông Lê Văn Bản (65 tuổi) ở xóm 15, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường (Nam Định) vẫn biết cách đứng lên, vượt qua khó khăn trở thành tỷ phú nuôi những con cá trắm đen to bự, khổng lồ.
Cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET ra khu ao hồ nuôi cá trắm đen, ông Bản kể chuyện, ông sinh ra ở một vùng đồng quê chiêm trũng ven biển, cái máu nuôi tôm, nuôi cá đã ngấm vào người khi còn mặc quần thủng đít. Ngày bé thì bơi ao, bơi sông bắt cá, lớn lên thì tính chuyện nuôi cá, nuôi tôm.
Nhận thấy quê hương có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi tôm. Thế là ông "chơi lớn" luôn. Đầu năm 2003, ông Bản thuê gần 10 ha đầm để cải tạo thành nhiều ao khác nhau thả nuôi tôm. Bấy giờ, làm lớn như ông Bản thì rất hiếm nên nhiều người gọi ông là "làm liều tính ăn nhiều đây". Lời đùa như lời nguyền. Thật chớ trêu thay, bao nhiêu tiền bạc, giống má ông đổ xuống đầm tôm đều mất sạch do tôm chết. Giàu thì chưa thấy đâu mà chỉ thấy tiền tỷ của gia đình ông đội nón ra đi.
Dù đã đổ tiền tỷ vào và áp dụng nhiều phương pháp nuôi tôm hiện đại nhất thời đó, nhưng ông Bản cũng chỉ nhận lại thất bại cay đắng. Điều oái oăm nhất với ông, cứ nuôi vụ tôm nào là chết vụ đó và quãng thời gian nuôi tôm dài đẳng đẳng của ông chỉ cần miêu tả bằng 4 từ ngắn gọn là "thất bại thảm hại".
"Sau lần thứ nhất thất bại thì tôi cứ nghĩ là do chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nên tiếp tục đầu tư vào vụ nuôi tôm thứ 2. Nhưng rồi cũng chẳng khá khẩm hơn là mấy. Rồi sang vụ thứ ba, thứ tư...hết vốn tôi lại đi vay mượn....đến khi dừng lại thì đã quá muộn....Vỡ nợ tùm lum, chủ nợ tối ngày đòi tiền" - ông Bản ngậm ngùi kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Hiện trang trại nuôi cá của gia đình ông Bản trung bình mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 80 đến gần 100 tấn cá các loại, trong đó có sản lượng cá trắm đen (nhiều nơi gọi là cá trắm ốc). "Từ khi nuôi cá trắm đen, chưa năm nào gia đình tôi đủ cá trắm đen để bán theo nhu cầu khách hàng. Cũng chưa năm nào giá cá trắm đen giảm giá, thông thường giá cá trắm đen từ 120-140.000 đồng/kg. Dịp Tết Nguyên đán giá cá trắm đen còn tăng cao, nhưng cũng không có đủ cá để bán...", ông Lê Văn Bản chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Mất hơn 4 năm nhọc nhằn và bỏ tiền tỷ để đặt cược vào canh bạc nuôi mà ông đã chọn, nhưng gia đình ông Bản chỉ nhận lại được khoản thua lỗ lên đến 6 tỷ đồng đã đẩy gia đình ông lâm vào đường cùng. Bao nhiêu là tài sản như nhà cửa, xe cộ, đất đai bị chủ nợ và ngân hàng bắt nợ hết. Ông Bản lại trở về với 2 bàn tay trắng và trái tim nóng hổi khát vọng làm giàu.
Nuôi tôm nợ như "chúa Chổm", nuôi cá lại thành tỷ phú
Trải qua bao khó khăn với nghề nuôi tôm đã rèn luyện cho ông sự rắn rỏi, bền gan vượt khó. Ông Bản tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Đầu tư vào làm ăn mà không may bị thua lỗ cũng đau xót lắm chứ, chưa nói đến chuyện vỡ nợ, vẫn máu làm ăn, nhưng nhiều đêm trăn trở tôi không ngủ nổi. Bởi, giờ đây không những thua lỗ mà còn mang thêm nợ lãi ngập đầu. Nhưng rồi tôi xác định, cứ vầy vò, đau xót như vậy thì làm sao mà trả được nợ, lấy được nhà, hai vợ chồng tôi đồng lòng bảo nhau vượt khó, tiếp tục nghĩ cách làm ăn".
Được sự động viên của người thân và bạn bè, ông Bản lại vay mượn được gần 100 triệu đồng và lần này ông quyết định đầu tư vào nuôi cá, vì tuy lợi nhuận thấp nhưng nuôi cá chắc ăn và dễ hơn nuôi tôm. Ông thả nuôi nhiều loài cá đặc sản như cá chép, trắm đen, cá lăng, cá đối nục...
Cá trăm đen (hay còn gọi là cá trắm ốc) là một loại cá đặc sản và được gia đình ông Bản nuôi theo quy trình VietGAP nên được thị trường ưa chuộng. Những con cá trắm đen do ông Bản nuôi khi đánh bắt lên toàn những con có trọng lượng khủng, bán với giá cao, bán chạy nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm...
Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá, ông Bản không những trả được hết nợ mà còn có của ăn của để và trở lên giàu có hơn. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán được gần 100 tấn cá các loại, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, ông Bản vui vẻ cho biết: "Để có thành công như ngày hôm nay đến trong mơ tôi cũng không giám nghĩ đến. Hồi đầu bán cá chỉ dám mơ trả được hết nợ là mừng lắm rồi. Mấy năm nay, năm nào tôi cũng bán được 80 đến gần 100 tấn cá các loại, toàn là cá đặc sản, trong đó có chép, cá trắm đen, cá đối nục nên thu nhập cũng khá, mỗi năm lãi khoảng ngót nghét nửa tỷ thôi...".
Hiện tại, gia đình ông Bản nuôi các loại cá đặc sản như: cá trắm, cá chép, cá lăng, cá đối mục. Đây là những loại cá ngon và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt do được nuôi bằng loại thức ăn do ông tự làm và nuôi theo quy trình Vietgap nên thịt cá thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
Nhờ nuôi cá mà mỗi năm gia đình ông Lê Văn Bản có lãi lên đến 500 triệu đồng. Và những con cá trắm đen trọng lượng khủng, cá trắm đen khổng lồ luôn là loài cá bán được giá cao, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình ông Bản.
Trong nuôi cá, ông Bản tự sản xuất thức ăn. Bật mí về loại thức ăn cho cá do mình tự sản xuất, ông Bản tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Thức ăn của cá được tôi làm bằng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: cám ngô, cám gạo, đậu tương, tỏi..., thậm chí cả các loại ốc được pha trộn theo tỷ lệ phù hợp rồi được ép thành viên cho cá ăn...".
Đây là nguồn thức ăn tự nhiên và không sử dụng chất tăng trọng hay kháng sinh nên thịt cá chắc, thơm ngon như cá tự nhiên. Vì vậy, cá của gia đình ông được thị trường ưa chuộng và nuôi đến đâu là có người đến tận nhà thua mua hết tới đó.
Ông Bản cho biết, do nuôi gối vụ nên gia đình ông lúc nào cũng có cá để bán. Các thương lái đã quen nên đầu ra của gia đình tôi lúc nào cũng ổn định và không lo rớt giá. Nhiều loài cá ngon, cá đặc sản ông Bản nuôi ra không kịp để bán như cá trắm đen khổng lồ, cá lăng, cá đối nục...
Giờ con cái của vợ chồng ông Bản đều trưởng thành và có nghề nghiệp ổn định, đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước và có của ăn của để...
Theo Danviet
Ở đây dân nuôi toàn cá đặc sản, "găm hàng" giáp Tết bán cho đắt Dù đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng người nuôi cá lồng bè tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vẫn găm hàng, chờ giá. Cá chờ... lễ, tết Mặt nước vùng đầm phá cạnh cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên Huế) từ lâu được xem là "thủ phủ" của các loại cá mà người dân thường gọi là "đặc sản". Đó là...