Nuôi nai dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi nai dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân trồng rừng cải thiện cuộc sống, gắn bó với rừng.
Đó chính là mô hình nuôi nai dưới tán rừng lấy nhung và nai sinh sản của ông Nguyễn Duy Mẫn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ rừng vừa bảo tồn các loài động vật hoang dã vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ .
Hiện, trang trại nuôi nai của ông Mẫn được chia thành 2 khu vực chuồng nuôi với số lượng 15 con, trong đó phân nữa là con đực phục vụ cho lộc nhung. Số còn là con cái phục vụ sinh sản để bán con giống. Ước tính giá trị đàn nai của gia đình ông Mẫn lên tới hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Mẫn cho biết, gia đình có diện tích đất rừng hơn 15ha, gồm: cây sao, bạch đàn, xà cừ, keo…Năm 1999, được Chi cục Kiểm lâm An Giang hỗ trợ vay vốn ban đầu để mua cặp nai về nuôi. Đến nay, đàn nai trong chuồng của ông Mẫn đã tăng lên 15 con, trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 140 triệu đồng từ nhung. Bên cạnh đó, tiền bán con giống mỗi năm khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Mẫn là người nuôi nai thành công nhất trong số 9 hộ nuôi nai theo chương trình chuyển giao giống của Chi cục Kiểm lâm cho những hộ nhận khoán rừng ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Theo ông Mẫn, nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2-3 lần, khi cho uống nước thì cần pha chút muối hoặc chút cám để đảm bảo đủ chất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Video đang HOT
Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại hay cỏ voi được trồng xen dưới tán rừng và các phụ phẩm nông nghiệp, như vỏ và thân cây bắp, rau muống, khoai lang, chuối,… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Thông thường, nai cái nuôi hơn 2 năm tuổi có thể sinh sản và đẻ mỗi năm 1 con. Riêng nai đực nuôi 17-18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung, thời điểm thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch). Lần đầu tiên chỉ thu được 500-600gram nhung, nhưng thu hoạch từ lần thứ 5 trở về sau, nai sẽ cho nhung đều đặn từ 1,5 – 2,5kg/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Mẫn cho biết thêm, 1kg nhung nai hiên nay bán từ 14 – 15 triệu đồng, nhưng số lượng sản xuất ra không đủ bán cho khách hàng, khách muốn mua được nhung phải đặt hàng trước 6 tháng hoặc 1 năm mới có hàng để giao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Bên cạnh bán nhung nai, mỗi năm, gia đình ông Mẫn bán từ 2-3 cặp nai tơ cho các hộ khác để làm giống nuôi. Bình quân 1 cặp nai 6 tháng tuổi bán với giá từ 40 – 50 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Hiện nay, ngoài đất đang trồng rừng, ông Mẫn còn trồng xen các loại cây ăn trái dưới tán rừng như: 400 gốc xoài cát Hòa Lộc, 100 cây mít Thái,… đã đến thời kỳ cho trái cao điểm và đem lại thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng mỗi vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Nguyễn Bá Vận Hành, Phó Trưởng Trạm Quản lý rừng phòng hộ Núi Cấm, thuộc Hạt kiểm lâm Liên huyện Tịnh Biên – Châu Đốc (An Giang) nhận định: Nuôi nai dưới tán rừng, được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao cần phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng hộ dân nhận khoán rừng, đồng thời mang ý nghĩa góp phần bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng ở An Giang, điển hình như hộ ông Nguyễn Duy Mẫn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Bức tranh chung về yêu cầu chứng chỉ với giáo viên
Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, nếu nói về số lượng chứng chỉ thì hiện nay với giáo viên cũng không phải nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc học để lấy chứng chỉ cần thực chất, thiết thực.
Ảnh minh họa/internet
Vướng nhất là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã được tháo gỡ
Theo ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, trước đây, khi tuyển dụng mới hoặc xét thăng hạng, vướng nhất với giáo viên là cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được Bộ GD&ĐT tháo gỡ trong các Thông tư số 01, 02, 03, 03 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Cụ thể, các Thông tư trên đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ 2 và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Đưa quy định về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, khi giữ hạng và thăng hạng, hiện giáo viên chỉ cần duy nhất chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo quy định mới, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định ở cả hạng thấp nhất để bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thống nhất với quy định đối với công chức (có chứng chỉ: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp).
Cụ thể, với giáo viên mầm non, tiểu học có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với: giáo viên tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021; giáo viên hạng III cũ nay được bổ nhiệm hạng III mới. Giáo viên THCS và THPT có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với GV tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021.
"Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chỉ cần khi giáo viên giữ hoặc nâng hạng. Nếu không có nhu cầu nâng hạng thì thầy cô chỉ cần học một lần duy nhất để lấy chứng chỉ này. Ngoài ra, hằng năm giáo viên còn được cấp chứng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho đối tượng muốn làm giáo viên nhưng không tốt nghiệp các trường sư phạm tôi nghĩ không tính vào đây, vì đó là yêu cầu chứng chỉ trước khi đối tượng trở thành giáo viên". - Ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
2 chứng chỉ quan trọng
Ông Lê Xuân Hòa, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết: Theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Với giáo viên, Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Cụ thể, chương trình bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông. Với chương trình này, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Với chương trình này, Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Chương trình bồi dưỡng 3: Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Với chương trình này, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Với cán bộ quản lý giáo dục, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung cũng khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng quy định thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Ngoài chứng chỉ trên, cán bộ quản lý giáo dục khi được bổ nhiệm thì phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Ông Lê Xuân Hòa thông tin thêm: Với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trước đây có yêu cầu, nay không quy định trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD&ĐT.
Riêng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
An Giang đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước công dân tại các sở, ban, ngành, trường học Ngày 19/3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Công an tỉnh đã đến làm việc tại các trường THPT, các sở, ban, ngành của tỉnh để họp bàn về việc triển khai thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân (CCCD) lưu động, tập trung. Tại...