Nuôi lợn “lạ” có lông màu nâu đỏ, đầu to, thế mà lại được ưa chuộng
Lợn lai Duroc còn gọi là lợn Mỹ, lợn da bò toàn thân có lông màu hung đỏ hoặc nâu đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai to, cổ nhỏ và dài.
Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thuộc giáo xứ Cồn Cả, xóm Hùng Lập, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) có hơn 10 năm làm nghề chăn nuôi lợn nhưng hiệu quả không cao. Gần 2 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu của người dân về giống lợn Duroc của Mỹ (còn gọi là heo bò) ngày càng cao, anh Dũng mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng để mở rộng 0,5ha trang trại chăn nuôi giống lợn này.
Anh Nguyễn Văn Dũng chăm sóc đàn lợn. Ảnh: Minh Thái
Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên lần lai tạo giống lợn Duroc da bò đầu tiên của anh Dũng bị thất bại. Vì thế, anh tích cực tham khảo các thông tin hướng dẫn cách lai tạo trên báo, đài và ra tận Ninh Bình để học hỏi. Đến nay, trang trại của anh luôn duy trì 15 con lợn nái, 150 con lợn thịt, chủ yếu là giống lợn lai Duroc.
Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Giống lợn lợn lai Duroc được người dân rất ưa chuộng, mặc dù có khi giá lợn hơi xuống nhưng giống lợn này vẫn đảm bảo giá cả. Vì thế, gia đình tôi rất yên tâm khi đầu tư chăn nuôi và thị trường tiêu thụ”.
Nhờ được chăm sóc đảm bảo quy trình, đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Dũng luôn phát triển tốt. Ảnh: Minh Thái
Video đang HOT
Theo lời anh Dũng, Lợn lai Duroc da bò toàn thân có lông màu hung đỏ hoặc nâu đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai to, cổ nhỏ và dài. Lợn thuần chủng có sắc lông đỏ nâu, bốn móng ở mỗi chân màu đen huyền, khi lại có màu vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen thường ở đùi, mông, bụng. Giống lợn lai Duroc da bò là giống cho hướng nạc, có tầm vóc trung bình.
Trọng lượng lúc trưởng thành con đực thường đạt trên 300 kg/con, con cái từ 200-300 kg/con. Lợn lai Duroc da bò có khả năng sinh sản tương đối cao, trung bình đạt 2 lứa/năm, từ 9 – 11 con/lứa. Tuy nhiên, nuôi lợn lai Duroc da bò cần chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt nhất.
Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, anh Dũng còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn. Ảnh: Minh Thái
Ngoài việc tích cực chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Dũng còn là một giáo dân điển hình trong việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, là tấm gương nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi, được bà con kính trọng và tin yêu.
Ông Nguyễn Khánh Vỹ – Chủ tịch MTTQ xã Nghĩa Lộc cho biết: “Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng không chỉ được biết đến bởi mô hình phát triển chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giàu lòng nhân ái, biết yêu thương và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, vất vả, được chính quyền địa phương ghi nhận”.
Theo Minh Thái (Báo Nghệ An)
Đề nghị Quốc hội giữ cụm từ "giống cụ, kỵ, ông bà, bố mẹ" vật nuôi
Chiều nay (19.11), có 93, 61% số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành thông qua Luật Chăn nuôi. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2020.
Ông Phan Xuân Dũng (ảnh quochoi.vn).
Trước khi các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Chăn nuôi.
Theo ông Phan Xuân Dũng, có ý kiến ĐBQH đề nghị sử dụng cụm từ khác thay cho cụm từ về "cấp giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ".
Về vấn đề này, Ủy ban TVQH xin giải trình như sau: Đây là thuật ngữ chuyên ngành đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để quản lý phẩm cấp giống và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi; cũng đã được sử dụng trong quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 và thực hiện ổn định trong nhiều năm qua. Ngoài ra, các thuật ngữ này cũng đã được sử dụng trong các giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu. "Do đó, xin phép Quốc hội được giữ quy định này như trong dự thảo Luật", ông Phan Xuân Dũng nói.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay, có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Ủy ban TVQH nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi khó khăn. Ủy ban TVQH đã tiếp thu ý kiến nêu trên và bổ sung vào quy định của Luật.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi.
"Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nêu trên, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi", ông Phan Xuân Dũng cho biết.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị xem xét, bổ sung một điều về quản lý chăn nuôi hươu sao vì đây là đối tượng vật nuôi đang được quản lý bởi các văn bản dưới luật, giống như chim yến và ong mật, đã được thuần dưỡng, gây nuôi lâu đời với số lượng lớn và đem lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương.
"Về vấn đề này, Ủy ban TVQH thấy rằng hươu sao được quản lý tại Danh mục động vật rừng thông thường theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Tuy nhiên, hươu sao đang được xem xét đưa ra khỏi Danh mục này khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực vào ngày 01.01.2019. Do đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Dự thảo Luật bổ sung Điều 67 về quản lý chăn nuôi hươu sao", ông Phan Xuân Dũng cho hay.
Ngoài ra, Ủy ban TVQH còn giải trình nhiều vấn đề khác trong dự thảo Luật.
Cũng trong chiều nay với đa số phiếu tán thành Quốc hội đã thông qua Luật trồng trọt. Luật này gồm 7 chương, 85 điều, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2020.
Theo Danviet
Xe container bất ngờ bốc cháy, tài xế nhảy xuống đường thoát thân Khi phát hiện chiếc xe container của mình đang điều khiển bất ngờ bốc cháy, tài xế và phụ xe đã nhảy xuống đường thoát thân, đồng thời hô hoán người dân ứng cứu. Sáng 12.10, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Quý - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết trên địa bàn...