Nuôi gà tiến vua “nhấc chân quá khó”, cứ đến gần Tết anh trai làng Hưng Yên bán giá tiền triệu vẫn đắt hàng
Thời điểm này, trang trại gà tiến vua của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Thống Nhất, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên luôn tấp khách đến hỏi mua gà Đông Tảo về ăn, biếu Tết.
Dù giá bán gà Đông Tảo của anh lên đến cả triệu đồng/con nhưng vẫn đắt khách.
“Chỉ riêng dịp cận Tết năm nay trang trại đã bán được gần trăm con gà biếu, còn gà con xuất đi nhiều lắm. Gà Đông Tảo không “ế” được, rất nhiều khách có nhu cầu mua về làm quà biếu, làm cảnh hoặc mua về để ăn Tết. Nhiều khi nhà tôi bán được 10-20 con gà biếu ” – Anh Dũng tiết lộ.
Thu nhập từ trang trại gà Đông Tảo mang đến cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Gia đình anh Dũng nuôi gà Đông Tảo đến nay đã được gần 30 năm. Khởi nghiệp từ 50 con gà thuần chủng, đến thời điểm hiện tại trang trại nhà anh đã có khoảng 400-500 con gà. “Ở đất Đông Tảo giống gà này đã có từ đời các cụ rồi, đời bố mẹ mình tìm giống về nuôi, đến đời mình là nối tiếp truyền thống thôi” – Anh Dũng nói.
Gà Đông Tảo có đôi chân đỏ to, xù xì, dáng vẻ oai vệ
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Dũng cho biết mới đầu nhà anh nuôi với số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ khách quen mua làm quà biếu. Tuy nhiên sau này trang trại anh được nhiều người biết đến hơn nên gia đình anh mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm chuồng trại và lò ấp trứng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Để gà Đông Tảo có mẫu mã đẹp, thịt thơm ngon phải được nuôi thả và chăm bằng thức ăn tự nhiên như thóc, ngô…
Hàng ngày gia đình anh Dũng còn đón hàng chục lượt khách từ khắp nơi về đây mua gà, tham quan và chụp ảnh.
Không chỉ bán trực tiếp, từ nhiều năm nay, anh Dũng còn bán gà trên mạng, vận chuyển đi toàn quốc. Anh Dũng chia sẻ anh từng đi hàng trăm ki-lô-mét ship gà đến tận tay khách hàng ở Bắc Giang, Nam Định và nhiều nơi khác.
Để đủ số lượng gà bán dịp Tết, anh Dũng phải nuôi lứa gà này từ 16-18 tháng, trọng lượng mỗi con từ 4-5 kg. Về giá bán, theo anh Dũng phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi và kích thước chân của con gà, trung bình khoảng 1,5 – 3 triệu đồng.
Một con gà Đông Tảo đẹp phải hội tụ nhiều yếu tố như chân tròn vảy thịt, mặt gốc tre, màu lông óng mượt, dáng vẻ oai vệ. Không chỉ vậy, gà Đông Tảo còn được ưa chuộng bởi hương vị thịt thơm đặc biệt, mà theo một số người là “như thịt bò”, cũng như không có loại gà nào khác có được.
Những con gà sau khi được tuyển chọn sẽ được thả ngoài vườn để phát triển tự nhiên, sau đó sẽ được cho vào lồng để thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như tránh gà mổ nhau dẫn đến những thiệt hại không đáng có.
Anh Dũng cho biết cách nuôi gà Đông Tảo không khác nuôi gà bình thường là mấy. Thức ăn của gà gồm cám, ngô, thóc…
Tuy nhiên, chế độ ăn của gà Đông Tảo có phần đặc biệt hơn một chút, từ nhỏ ăn cám mảnh và cám viên bình thường, hơn 1 cân mới ăn được ngô và thóc. Khi cho gà ăn nên cho số lượng vừa đủ, không cho gà ăn quá nhiều.
Video đang HOT
Mỗi con gà tiến vua hàng biếu cao cấp của anh Dũng có giá từ 1,5 – 3 triệu đồng tuỳ từng kích cỡ.
Những ngày cận Tết, khách đến trang trại của anh Dũng khá đông, mọi người vừa chọn mua gà vừa tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm với các con gà tiến vua.
Theo anh Dũng, nuôi loại gà này không khó khăn gì nhiều, chủ yếu tiêm phòng vắc-xin đầy đủ là được. Chuồng trại cần rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây cối, nước uống đầy đủ. Tuy nhiên giống gà Đông Tảo không chịu được lạnh nên vào mùa Đông, anh Dũng phải thắp thêm bóng đèn hoặc lót rơm để sưởi ấm cho gà.
Một cặp gà tiến vua thuộc “hàng khủng” tại trang trại của anh Dũng.
Những con gà nuôi để sinh sản chân không cần quá to, trong mỗi chuồng anh Dũng đều đặt xô để gà đẻ trứng. Vì giống gà chân to nên ấp trứng khá vụng, gia đình anh đã đầu tư lò ấp trứng. Mỗi ngày anh đi nhặt trứng khoảng 1-2 lần, gom trong một tuần rồi đi ấp ở lò.
Thu nhập từ bán gà giống và gà thịt mỗi năm đem về cho gia đình anh Dũng cả trăm triệu đồng tiền lãi. Từ mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo có hiệu quả của gia đình anh, nhiều người từ trong tỉnh cũng như các tỉnh khác tìm về đây mua giống gà về nuôi.
Theo anh Dũng, gà Đông Tảo là giống gà có thân hình nở nang vạm vỡ, có đôi chân to đỏ, thần thái đĩnh đạc oai phong. Được mệnh danh là giống gà tiến vua, gà Đông Tảo thường được chọn làm quà biếu vào dịp Tết với ước mong mang đến cho gia chủ sự giàu có, sung túc, ấm no.
Thái Nguyên: Nuôi loài thú ngày ngủ li bì, tối dậy mò ăn, bán làm thịt đặc sản gần 10 triệu/con
Với suy nghĩ "nuôi con gì lạ sẽ cho lợi nhuận cao hơn", anh Nguyễn Bá Kiên (xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã thử nghiệm nuôi cầy hương.
Khi cầy hương đạt trọng lượng hơn 4 kg/con, anh sẽ bán thương phẩm với giá khoảng 2 triệu đồng/kg.
Trước đây, anh Nguyễn Bá Kiên đầu tư trang trại để trồng nấm, nhưng do không hiệu quả nên anh đã nghiên cứu mô hình kinh tế mới.
Cuối năm 2017, đầu năm 2018, anh Kiên quyết định thử nghiệm một mô hình kinh tế mới lạ với suy nghĩ "nuôi con gì lạ sẽ cho lợi nhuận cao hơn". Sau khi tham quan mô hình ở nhiều nơi, anh quyết định nuôi cầy hương vì nhận thấy nguồn lợi kinh tế mà mô hình mang lại cao hơn hẳn.
Anh Kiên nhận thấy mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít rủi ro. (Ảnh: Hà Thanh)
Ban đầu, anh Kiên mua 10 đôi cầy hương giống từ một số tỉnh như Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang với giá 10-15 triệu đồng/đôi. Sau một thời gian nuôi hiệu quả, anh quyết định đầu tư thêm số lượng con giống và mở rộng diện tích chuồng trại.
Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào nuôi cầy hương, anh Kiên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua cầy hương giống tương đối lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi cầy hương...
Anh Kiên hiện đang có 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị. (Ảnh: Hà Thanh)
Anh Kiên cho biết, anh chủ yếu tự mày mò cách nuôi cầy hương, kỹ thuật nuôi cầy hương, chăm sóc và tìm hiểu nguồn thức ăn cho cầy hương.
Theo anh Kiên, điều quan trọng khi mua cầy hương giống là phải nhận diện được thể trạng cầy hương giống.
Cầy hương chủ yếu bị hai loại bệnh chính là tiêu chảy và bỏ ăn. Hai bệnh này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa.
Do đó, theo anh Kiên, khi nuôi cầy hương cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn đầu vào và kết hợp cho ăn men tiêu hóa.
Hiện nay, anh Kiên nuôi cầy hương chủ yếu bằng hoa quả gồm chuối chín và mít. Ngoài ra, anh có bổ sung thêm lượng nhỏ tinh bột và phụ phẩm khác.
Anh Kiên cho biết, cầy hương là loài động vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Cầy hương hoạt động chủ yếu vào ban đêm, còn ban ngày dành phần lớn thời gian để ngủ. Do vậy cầy hương ăn rất ít vào ban ngày.
Hiểu được tập tính của loài cầy hương, mỗi ngày, anh Kiên chỉ cho cầy hương ăn hai bữa gồm bữa phụ vào buổi sáng và bữa chính vào buổi tối.
Chi phí thức ăn cho cầy hương tương đối ít, tính trung bình chỉ khoảng 1 triệu đồng/con/năm.
Cầy hương chủ yếu hoạt động về ban đêm và ngủ vào ban ngày. (Ảnh: Hà Thanh)
Ngoài nuôi cầy hương thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng, anh Kiên còn nuôi cầy hương bố mẹ để sinh sản.
Thông thường khoảng sau 1 năm tuổi, khi cầy hương đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi năm, cầy hương mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 5 con.
Thời điểm được lựa chọn để ghép đôi giữa cầy hương đực và cầy hương cái là từ tháng Giêng đến tháng 7 hằng năm.
Một con cầy hương đực thường sẽ được ghép đôi với 3 con cầy hương cái để đảm bảo sức khỏe cho con đực.
Đặc điểm nhận biết khi con cầy hương cái đến thời kỳ sinh sản đó là bộ phận sinh dục có màu hồng đỏ. Sau khoảng 3 - 4 ngày ghép đôi, người nuôi sẽ tách con cầy hương đực.
Sau 2 tháng mang thai, cầy hương cái sẽ sinh nở. Đối với lứa đầu của năm, sau 40 - 45 ngày tuổi, cầy hương con được tách ra khỏi mẹ để con mẹ nhanh động dục và bước vào kỳ sinh sản tiếp theo.
Đến lứa thứ hai thì người nuôi để con cầy hương non ở với mẹ trong khoảng 60 ngày mới tiến hành tách con.
Anh Kiên sẽ lựa chọn những con cầy hương đạt để nuôi khoảng 5 - 6 tháng rồi bán giống với trọng lượng khoảng 3kg. Những con cầy hương còn lại sẽ được nuôi tiếp đến khi đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg thì bán thịt với giá 2 triệu đồng/kg.
Mỗi con cầy hương được nhốt riêng biệt để tiện cho việc chăm sóc. (Ảnh: Hà Thanh)
Anh Kiên cho biết, trung bình một con cầy hương trưởng thành sẽ có trọng lượng tối đa khoảng 8-10kg, có con cầy hương đực trọng lượng tới 12kg. Thời gian sinh sản của con cầy hương cái kéo dài khoảng 10 năm.
Kích thước chuồng nuôi được anh Kiên thiết kế thuận tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh (Ảnh: Hà Thanh)
Hiện tại, với diện tích khoảng 200m 2 trang trại, anh Kiên đang có tổng cộng 100 con cầy hương, gồm 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị.
Phân cầy hương được anh Kiên rắc vôi bột và men vi sinh nên không gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Hà Thanh)
Sắp tới anh Nguyễn Bá Kiên (xóm Bến 2, xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) dự định sẽ mở rộng thêm quy mô diện tích chuồng nuôi cầy hương lên 400m 2 để vào thêm giống mới.
Kích thước chuồng nuôi cầy hương có chiều dài 1m, chiều rộng 70cm và chiều cao 1,2m, được chia làm 2 ngăn để tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh.
Mặt sàn của chuồng nuôi cầy hương làm bằng các thanh gỗ phẳng, khoảng cách giữa các thanh ghép cách nhau từ 1,5 - 2cm.
Nuôi cầy hương có ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, do phân được xử lý bằng cách rắc vôi bột, men vi sinh và để khô, sau đó được tận dụng để bón cho cây trồng.
Để tránh lây bệnh và thuận lợi cho việc chăm sóc cầy hương, anh Kiên nuôi riêng lẻ mỗi con một chuồng và có hồ sơ quản lý cụ thể, theo dõi sát sao sức khỏe của cầy hương.
Sau nhiều năm nuôi thành công cầy hương, hiện anh Kiên bán cầy hương giống với giá từ 15 - 25 triệu đồng/cặp tùy theo trọng lượng, độ tuổi của con giống. Còn cầy hương thương phẩm được anh bán với giá 2 triệu đồng/kg.
Dù giá cầy hương giống và giá cầy hương thương phẩm cao, nhưng anh Kiên vẫn không đủ hàng mà bán.
Nhờ nuôi cầy hương, sau khi trừ đi tất cả các chi phí, anh Kiên thu về gần 1 tỷ đồng/năm.
Hàng trăm nhân viên y tế chi viện Hà Nam chống dịch 277 y bác sĩ từ Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình về Hà Nam hỗ trợ xét nghiệm, tăng tốc tiêm vaccine trước nguy cơ bùng phát dịch. 137 nhân viên y tế Bắc Giang lên đường hỗ trợ Hà Nam từ chiều 21/9. Phần lớn y bác sĩ trong đoàn từng đi chống dịch tại phía Nam, có nhiều kinh nghiệm. Đoàn...