Nuôi đàn bò vàng đặc sản ở nơi toàn đá là đá, Hờ Mí Chơ thành triệu phú
Trong khi nhiều hộ đồng bào Mông vẫn đang phải ăn mèn mén thay cơm những ngày giáp hạt thì ông Hờ Mí Chơ (ở thôn Há Chế, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đã trở thành triệu phú.
Nhờ mạnh dạn bỏ trồng ngô chuyển sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản, hàng năm ông Chơ có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
Triệu phú nuôi bò vùng núi đá
Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, khi đến thăm trại chăn nuôi giống bò vàng đặc sản của ông Chơ, đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tỏ ra rất bất ngờ với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mà chủ hộ này đạt được mỗi năm.
Đồng chí Thảo Xuân Sùng – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình nuôi bò của gia đình ông Hờ Mí Chơ đầu tháng 7/2020. Ảnh: Hải Đăng
“Bên cạnh việc trồng ngô làm thực phẩm, địa phương cần định hướng, hỗ trợ bà con trồng thêm ngô, cỏ làm nguyên liệu ủ chua phục vụ chăn nuôi. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện cũng cần xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín, áp dụng các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học và hỗ trợ cho bà con làm sớm”.
Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng
Ông Chơ sinh năm 1965, là người dân tộc Mông và từng làm công an viên của xã Sủng Trà được 17 năm (1996-2013). Ông Chơ được mọi người biết đến không chỉ là một đảng viên gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của thôn, mà còn lao động, sản xuất giỏi bậc nhất ở vùng núi đá Mèo Vạc.
Vốn xuất thân từ gia đình nông dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng ngô và chăn nuôi gia súc, nên ngay từ khi còn nhỏ, ông Chơ đã quen với việc chăn nuôi bò. Bởi vậy, ông đã học được cách chọn mua bò giống tốt, đẹp, khỏe đưa về cho gia đình chăn nuôi.
Sau khi lập gia đình riêng, ông Chơ được bố mẹ cho hơn 2ha đất nương trồng ngô và chăn nuôi. Tuy nhiên, trước những năm 2005, vợ chồng ông chỉ trồng ngô một vụ, nuôi thêm 1-2 con bò để cày bừa nên cũng vừa đủ ăn. Đến những năm 2008-2010, nhận thấy giống bò vàng trên địa bàn huyện ngày càng có giá trị, được các thương lái mua đem về xuôi tiêu thụ nhiều, ông Chơ đã suy nghĩ, muốn vươn lên làm giàu thì phải đẩy mạnh chăn nuôi gia súc hàng hóa.
Video đang HOT
“Thời điểm đó, tôi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua thêm bò giống để tăng đàn. Đến năm 2015, gia đình tôi đã có 5 con bò cái sinh sản”- ông Chơ nhớ lại.
Hăng hái thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mèo Vạc, ông Chơ đã mạnh dạn chuyển đổi 1ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ và vay thêm 60 triệu đồng của Ngân hàng NNPTNT huyện Mèo Vạc để mua thêm 3 con bò.
Do chủ động trong tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đàn bò của ông luôn khỏe mạnh, nhanh lớn. Hàng năm, ông Chơ nuôi hàng chục con bò cái sinh sản và bò vỗ béo, giá trị trên 400 triệu đồng (trong đó có trên 10 con bò sinh sản đang được ông cho gửi nuôi tại nhà anh em ở trong và ngoài xã).
Ngoài ra, ông còn nuôi 9 con lợn cùng đàn gà, ngan, cho thu nhập gần 80 triệu đồng/năm. Nhiều năm nay, ông Chơ trở thành người có đàn bò nhiều nhất xã Sủng Trà. Nhờ nuôi bò sinh sản, ông đã xây được nhà, mua xe máy cùng nhiều đồ dùng sinh hoạt có giá trị và nuôi 4 cháu nội ăn học.
Giúp nhiều người cùng làm giàu
Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình, ông Chơ còn tích cực giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật cho hơn chục hộ dân trong thôn chăn nuôi gia súc. Nhờ thế mà đến nay, các hộ này đều đã thoát nghèo và mỗi gia đình đều có từ 4 – 5 con bò đem về thu nhập cao.
Khi được hỏi về bí quyết làm giàu từ chăn nuôi bò sinh sản, ông Chơ chia sẻ: “Nuôi bò sinh sản thường lãi hơn nuôi bò vỗ béo, nhưng vất vả hơn. Việc đầu tiên là phải làm tốt công tác tiêm phòng định kỳ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và chăm sóc tốt diện tích cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc. Hơn nữa, tôi còn nấu rượu, nấu cám để cung cấp thêm thức ăn tinh cho đàn bò khỏe hơn”.
Ngoài ra, theo ông Chơ, để việc chăn nuôi bò đạt hiệu quả hơn, người nuôi phải quan tâm đến chọn giống bò cái bụng to, u to, ngực và mông nở thì chăn nuôi sinh sản mới hiệu quả.
Do đó, để chọn mua được con bò giống đẹp, khi nghe bất kỳ hộ dân nào ở đâu có giống bò tốt, ông Chơ thường trực tiếp đến hỏi mua tại nhà chứ không mua ở chợ.
“Chăn nuôi được nhiều bò đẹp, gia đình tôi chỉ việc ngồi ở nhà đón khách ở các nơi đến mua bò, chứ không phải mang gia súc ra chợ bán như nhiều người khác đâu”- ông Chơ tiết lộ. Ngoài chăn nuôi giỏi, ông Hờ Mí Chơ còn tích cực tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại thôn, bản và tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em đi học đầy đủ.
Trong nhiều năm qua, gia đình ông luôn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; bản thân ông còn được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang tặng bằng khen; các ngành của tỉnh và UBND huyện Mèo Vạc tặng nhiều giấy khen về thành tích xuất sắc trong các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và thi đua lao động sản xuất giỏi.
Trao đổi với cán bộ, lãnh đạo huyện Mèo Vạc và ông Chơ, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho rằng, Mèo Vạc là huyện núi đá, huyện biên giới của Tổ quốc gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng đến nay các thôn, xã của huyện đã bứt phá về nhiều mặt, đời sống người dân đang từng bước được nâng cao.
“Mèo Vạc đang là huyện có đàn bò nhiều nhất cả nước, đạt trên 20.000 con, người dân ở đây còn biết trồng nhiều ngô, cỏ để chăm trâu, bò mang lại hiệu quả cao. Qua đó cho thấy, hướng đi của huyện và bà con ở đây đang rất trúng và đúng. Đặc biệt là hộ ông Chơ rất xuất sắc, có bí quyết chăn nuôi hay cần được nhân rộng để bà con trong và ngoài xã cùng học tập, làm giàu”-đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Để lo sinh kế lâu dài và nâng cao thu nhập cho người dân, đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang cần tiếp tục xây dựng, nâng cao thêm các tuyến đường giao thông, các hồ chứa nước. Đặc biệt các huyện vùng núi đá cần tiếp tục chú trọng việc hỗ trợ kiến thức, khoa học công nghệ cho bà con nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, giúp bà con có thu nhập và bền vững hơn.
Trà Vinh: "Biệt phủ" đẹp long lanh giữa vườn bưởi da xanh trĩu quả là của tỷ phú nông dân
Nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng VietGAP, ông Võ Văn Chà (ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) thu lời từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
Từ số tiền trồng bưởi, mới đây, ông Chà còn xây được "biệt phủ" khang trang đẹp long lanh giữa miệt vườn cây trái.
Mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Thào Xuân Sùng đã đến thăm mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Chà.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (trái) trao đổi về mô hình trồng bưởi da xanh với ông Chà
Tại đây, ông Chà cho hay, hiện gia đình ông có 3,2 ha bưởi da xanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, thu lời từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Để có được nguồn thu lớn trên, ông Cha cho biết, ông ít khi sử dụng phân thuốc hóa học cho vườn bưởi, thay vào đó là ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh. Đặc biệt, ông còn trồng thêm nhiều cây dừa để giữ độ ẩm cần thiết cho vườn bưởi da xanh phát triển.
Theo ông Chà, vườn bưởi da xanh cua ông hiện đã từ 3 - 12 năm tuổi và đang rất tốt tươi, trĩu quả.
Bưởi da xanh do ông Chà trồng
Ông Chà chia sẻ về cách trồng bưởi cho lợi nhuận cao khi làm việc với đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫn đầu.
Để hạn chế chi phí đầu vào và bưởi đến ngày thu hoạch dễ tiêu thụ, ông Chà còn vận động người dân trong ấp thành lập ra Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích.
Tổ hợp tác này do ông Chà làm tổ trưởng, số thành viên của tổ hiện đã lên đến 43 người, với tổng diện tích trên 27,3ha. Gần đây, tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích còn được cấp giấy chứng nhận sản xuất thực hành nông nghiệp sạch VietGAP.
"Vườn bưởi của gia đình tôi và của tổ hợp tác có đầu ra rất ổn định, có bao nhiêu cũng được các thương lái, doanh nghiệp ở TP.HCM đến bao tiêu với giá cố định là 35.000 đồng/kg. Tới đây, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích và có hướng phát triển thêm lĩnh vực du lịch vườn bưởi, vườn cây ăn trái"- ông Chà cho biết.
Căn nhà mới xây khang trang, đẹp long lanh nổi bật giữa miệt vườn cây trái - thành quả từ việc trồng bưởi của ông Chà
Ông Chà cũng vui mừng cho biết thêm: "Nhờ trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP và thành lập tổ hợp tác, gia đình tôi xây được một căn nhà lầu vài tỷ đồng".
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng, mô hình trồng bưởi da xanh của ông Chà đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, thời gian tới, cần có sự liên kết ổn định từ đầu vào đến đầu ra với doanh nghiệp. Ngoài các kỹ thuật chăm sóc như trước đây, khi mở rộng diện tích, nhà vườn cần nghiên cứu sử dụng giống mới có chất lượng nhằm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và tạo ra giá trị sản phẩm nông sản cao hơn.
Riêng về phía Hội Nông dân địa phương,Đồng chí Thào Xuân Sùng chỉ đạo, trong thời gian tới, cần theo dõi sát tình hình sản xuất, có sự hỗ trợ thêm cho hộ ông Chà và Tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích về vốn, kỹ thuật sản xuất,...
Chủ tịch TƯ Hội Nông dân ấn tượng với mô hình trồng loại cây thu gấp 10 lần trồng lúa Đến thăm mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của người dân xã Lương Hòa A (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng vô cùng ấn tượng. Hôm nay (30/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn,...