Nuôi cua biển hai giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Cà Mau
Mô hình nuôi cua biển hai giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cho nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau phát triển bền vững.
Trên địa bàn huyện Thới Bình, phần lớn diện tích nuôi thủy sản được người dân nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Ảnh: Trọng Linh.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Từ những điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Cà Mau, nghề nuôi thủy sản được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đưa Cà Mau trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu lớn của cả nước. Tỉnh Cà Mau cũng xác định đối tượng nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế là vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp và các hộ nuôi quan tâm để phát triển nhân rộng.
Trên địa bàn huyện Thới Bình, phần lớn diện tích nuôi thủy sản được người dân nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Trong đó các đối tượng được nuôi trong vùng nước lợ, nước mặn mang lại giá trị kinh tế như: tôm sú, cua biển, tôm chân trắng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau. Đặc biệt trong những năm qua người dân trên địa bàn huyện Thới Bình đã nhận thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ việc nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến.
Trong đó, cua biển là đối tượng được cho là có tính thích nghi tốt khi thả nuôi kết hợp trong vuông nuôi tôm và có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu và đầu tư vào thực tiễn sản xuất nuôi cua quảng canh cải tiến hai giai đoạn đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Mô hình nuôi cua biển hai giai đoạn của các hộ dân xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh : Trọng Linh.
Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: Để từng bước nâng cao tay nghề nuôi cua cho người dân, cũng như tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất là rất cần thiết.
Được sự đồng ý và hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học & Công nghệ, Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình, đã kết hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương triển khai thực hiện Dự án: Xây dựng mô hình nuôi cua biển (Scylla paramamosain) thương phẩm quảng canh cải tiến hai giai đoạn.
Tại ấp 6, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, Dự án triển khai thực hiện quy mô 25 ha diện tích mặt nước, với 23 hộ dân tham gia. Mật độ thả ương giai đoạn 1 là 200 con/m2, thời gian ương 20 – 25 ngày, kích cỡ 2,5 – 3 cm (theo chiều rộng mai), tỷ lệ sống ước đạt 50%. Mật độ thả nuôi thương phẩm giai đoạn 2 là 0,5 con/m2, năng suất đạt trung bình 400 – 500 kg/ha/vụ, kích cỡ cua thương phẩm từ 3 – 4 con/kg, sau thời gian nuôi 4 tháng.
Kết quả, mô hình nuôi cua biển thương phẩm quảng canh cải tiến hai giai đoạn đạt tỷ lệ sống bình quân 15,7%. Năng suất bình quân đạt trên 540 kg/ha/vụ, đạt so với mục tiêu dự án (450 kg/ha/vụ). Lợi nhuận bình quân đạt gần 72 triệu đồng đồng/ha/vụ nuôi.
Theo ông Vững, mô hình nuôi cua biển hai giai đoạn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đã giúp cho các hộ nuôi cua tại địa phương có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, chăm sóc cua nuôi. Đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quản lý môi trường và chăm sóc cua nuôi quảng canh cải tiến hai giai đoạn.
“Kết quả của dự án sẽ định hướng cho người dân tại địa phương thêm mô hình sản xuất có áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng tập trung đồng bộ mang tính cộng đồng”, ông Vững cho biết.
Trước đó, tại huyện Năm Căn, Phòng NN-PTNT huyện cũng thực hiện dự án: Nuôi cua biển (Scylla paramamosain) bán thâm canh theo hai giai đoạn tại xã Hàm Rồng và xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Kết quả, trong 12 hộ tham gia mô hình nuôi đều thu được lợi nhuận. Năng suất đạt 1,58 tấn/ha/vụ, lợi nhuận bình quân gần 190 triệu đồng/ha/vụ, với tỷ suất lợi nhuận đạt trên 117 %/ha/vụ. Hộ đạt lợi nhuận cao nhất trên 160 triệu đồng/8.000m2, hộ có lợi nhuận thấp nhất trên 40 triệu đồng/3.000m2.
Thiếu đội ngũ thú y thủy sản ở cơ sở
Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng.
Ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư phát triển nuôi tôm. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là tôm thẻ chân trắng thường bị dịch bệnh, nhưng lại không có thú y thủy sản ở cơ sở.
Trong số các loại thủy sản nước lợ được nuôi trồng, tôm thẻ chân trắng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy. Theo các hộ dân, nếu tôm mắc hai loại bệnh trên thì bị thiệt hại từ 50 - 70%, thậm chí mất trắng. "Việc điều trị bệnh ở tôm rất khó. Chỉ cần một con bệnh thì cả hồ bị nhiễm. Khi phát hiện tôm bệnh, mình xử lý rất nhanh, nhưng vẫn không cứu được, tôm vẫn cứ chết", ông Nguyễn Văn, chủ hồ tôm ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức), cho biết. Dù đã nuôi tôm trên 20 năm, nhưng ông Văn cũng nhiều lần lao đao vì tôm bị bệnh chết trắng hồ. Không chỉ ông Văn, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh cũng lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần vì dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Toàn tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhưng lực lượng thú y thủy sản cơ sở lại thiếu trầm trọng.
Ngoài điều kiện thời tiết, xử lý môi trường ao nuôi chưa tốt, chất lượng tôm giống chưa đảm bảo... thì một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả kiểm soát và xử lý dịch bệnh trên tôm thấp chính là do không có cán bộ thú y thủy sản cơ sở, hoặc nếu có thì không đáp ứng trình độ chuyên môn. "Phát hiện tôm có biểu hiện bệnh, tôi báo cán bộ thú y xã, nhưng họ chỉ kiểm tra, chứ không có khả năng chẩn đoán hoặc hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả", một chủ hồ tôm ở huyện Mộ Đức thở dài.
Hầu hết các chủ hồ tôm tự học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tự điều trị khi tôm có biểu hiện bệnh. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở NN&PTNT), việc "bắt bệnh và điều trị" cho các đối tượng thủy sản rất khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Dù đã được đào tạo, tập huấn, nhưng phần lớn cán bộ thú y cấp xã không đáp ứng trình độ chuyên môn thú y thủy sản.
Toàn tỉnh hiện có gần 1.600ha thủy sản nuôi trồng các loại, trong đó nuôi biển khoảng 60 bè (gần 1.000 lồng), thủy sản nước lợ đạt 560ha (riêng tôm thẻ chân trắng là 467ha). Trong 10 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi đạt 7.268 tấn (tăng 9,1%), trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng ước gần 800 tấn. Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 cán bộ thú y chuyên ngành thủy sản làm việc tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh. Do đó, không thể quán xuyến việc theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh thủy sản.
Cán bộ thú y thủy sản cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản phát hiện và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, nói không với sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc hóc-môn kích thích tăng trưởng, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, cũng như nâng cao giá trị tôm.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Thuận, cần thiết phải kiện toàn và củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y cơ sở, trong đó có thú y thủy sản, nhằm giúp các cơ sở nuôi trồng thủy sản phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản xuất. Lâu nay, do thiếu thú y thủy sản cơ sở nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng người nuôi "giấu dịch". Thực tế ở hầu hết các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có tình trạng khi tôm mắc bệnh ở giai đoạn gần thu hoạch, chủ hồ giấu bệnh để bán rẻ cho thương lái. Điều này không chỉ gây phát tán mầm bệnh ra môi trường, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật theo Luật Thủy sản.
Cà Mau: Nguy cơ lây nhiễm bệnh do rác thải y tế tồn đọng Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ ngày 10/10 đến nay, trung bình lượng rác thải y tế phát sinh từ 1,5 đến gần 2 tấn/ngày. Chất thải y tế độc hại tồn đọng tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Cụ thể, nguồn rác thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khoảng 600 kg/ngày, các cơ sở y...