Nuôi con bằng sữa mẹ và 16 sự thật không phải mẹ nào cũng biết
Sau đây là 16 sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì xảy ra trong khoảng thời gian gắn kết vô cùng đặc biệt giữa mẹ và con này.
Một trong những đặc quyền khi có con là bạn có thể cho con bú. Đó là cách tuyệt vời một người mẹ kết nối với em bé. Dù là điều rất quen thuộc nhưng thực tế, vẫn có khá nhiều sự thật về “nhiệm vụ thần thánh” trong 16 điều chia sẻ như dưới đây, mà có thể bạn chưa được biết hết. Chúng ta hãy cùng xem đó là những điều này cụ thể như thế nào nhé, đặc biệt là những người sắp làm mẹ lần đầu.
Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ giảm được nguy cơ đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS.
1. Sữa của mỗi bà mẹ đều có một mùi vị riêng giúp bé có thể phân biệt giữa sữa của mẹ mình và sữa của người khác.
2. Sữa mẹ mang những thành phần có khả năng chữa lành. Về cơ bản, điều này có nghĩa là khi bầu ngực bạn bị đau vì cho con bú, bản thân dòng sữa có thể mang tới cho bạn cảm giác được xoa dịu. Hãy thử mát-xa sữa của bạn ở các điểm đau nhức và bạn có thể sẽ cảm thấy khá hơn.
3. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ giảm được nguy cơ đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS.
4. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp gia đình bạn tiết kiệm hơn 2.000 USD (khoảng 46 triệu đồng) chi phí dành cho sữa công thức, chỉ tính riêng trong năm đầu tiên.
Lượng sữa một người mẹ có thể tiết ra không liên quan gì tới kích cỡ bầu ngực của cô ấy trước khi sinh con.
5. Cho con bú cũng có thể giảm được nguy cơ loãng xương, bệnh tim và ung thư buồng trứng lẫn ung thư vú.
6. Mẹ có thể cho con bú ngay cả khi họ đang ốm. Khi mẹ bắt đầu phát hiện triệu chứng bệnh, em bé đã tiếp xúc với virus hay vi khuẩn và điều này thực sự tốt cho bé bởi vì trẻ cũng được tiếp xúc với các kháng thể mà cơ thể mẹ đang tạo ra.
7. Lượng sữa một người mẹ có thể tiết ra không liên quan gì tới kích cỡ bầu ngực của cô ấy trước khi sinh con.
8. Cơ thể một người mới vừa làm mẹ có thể trở lại vóc dáng bình thường nhanh hơn một chút trong thời gian cho con bú do các hormone tiết ra trong quá trình này giúp tử cung trở về với kích cỡ trước khi mang thai.
9. Cho con bú giúp đốt cháy lượng calo tương đương với việc đi bộ hơn 11km.
10. Trẻ sơ sinh được bú mẹ ít ốm hơn, không chỉ vì sữa mẹ giúp giảm nguy cơ viêm tai và các vấn đề đường ruột, mà nó còn giảm cả nguy cơ mắc hen suyễn, tiểu đường, béo phì trẻ em trong tương lai.
Video đang HOT
Thông qua sữa mẹ, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được đôi chút những thực phẩm mà mẹ ăn.
11. Thông qua sữa mẹ, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được đôi chút những thực phẩm mà bạn ăn, nhờ đó, việc giới thiệu các món ăn dặm sau này có thể trở nên dễ dàng hơn.
12. Sữa mẹ có thể được bán trên mạng với giá lên tới 4 USD (khoảng 90 nghìn đồng) cho mỗi 30ml.
Bức ảnh về sự thay đổi màu sắc trong sữa mẹ và sự thật đằng sau khiến các mẹ trầm trồ
13. Được da tiếp da với mẹ trong vài giờ đầu đời giúp trẻ sơ sinh bú mẹ dễ hơn. Nó giúp trẻ làm theo bản năng tìm và ngậm đầu vú mẹ. Bầu ngực của bà mẹ có thể phát hiện ra nếu thân nhiệt con lên xuống dù chỉ 1 độ, từ đó sẽ giúp mẹ điều chỉnh nhiệt độ cho bé.
14. Gần 75% các mẹ là những người “thuận phải”, có nghĩa là họ có bầu vú bên phải sản sinh ra phần lớn lượng sữa cho con.
15. Không bao giờ pha loãng sữa mẹ. Sữa của một bà mẹ thực sự thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Do đó, bạn không cần gây ra bất cứ xáo trộn nào trong thành phần sữa mẹ. Trái lại, trong trường hợp xấu, việc thay đổi thành phần sữa mẹ còn có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn, thậm chí chết người.
16. Sữa mẹ chảy ra từ nhiều lỗ trên núm vú và số lượng lỗ này khác nhau giữa các mẹ cho con bú.
Nguồn: Popsugar
Theo Helino
3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi"
Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm mẹ thì việc nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, rất nhiều bà mẹ có tư thế cho bé bú đứng, bế bé trên tay hoặc đặt bé trong địu. Trẻ sơ sinh có thể tự tìm vú mẹ và bú nhưng bé vẫn cần cảm giác an toàn và thoải mái khi bú mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cho con bú đó là sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng vì như vậy sẽ dẫn đến căng cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của cơ thể.
Theo Tổ chức dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), có 3 tư thế cho bé bú phổ biến và đúng nhất, khuyên các bà mẹ nên áp dụng. Đó là tư thế ngồi, tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm bóng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi là tư thế phổ biến nhất.
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
- Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
- Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
- Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
2. Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ đỡ đau lưng.
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
- Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
- Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
3. Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Có thể dùng gối hỗ trợ khi cho bé bú ở tư thế ôm bóng.
Cách cho bé bú:
- Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
- Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
- Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.
- Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.
Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ, môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí hay tùy theo tư thế mà bé muốn.
Nguồn: NHS
Theo Helino
Hướng dẫn mẹ trình tự các bước cho con bú đúng khớp ngậm để bé không bị sặc sữa Khớp ngậm đúng chính là điểm quan trọng trong việc cho con bú đúng khoa học để tránh tình trạng bé bị sặc sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn thuần là bản năng mà nó còn đòi hỏi phương pháp và thực hành đúng khoa học để đảm bảo bé bú được lượng sữa cần, không bị sặc trong...