Nuôi con ăn học tốn hàng tỷ đồng, ba mẹ buộc con phải thi đỗ
Hầu hết bố mẹ nào cũng mong muốn con cái mình lớn lên trở thành những người giỏi giang, đạt được những thành tựu nhất định.
Trong mắt bố mẹ, bước đầu tiên để có thể chạm tới một tương lai tươi sáng hơn chính là thi đỗ. Suốt những năm tháng học tập, các bạn học sinh sẽ trải qua quá trình thi vào THPT, thi trường chuyên, lớp chọn, thi Đại học,… Mỗi kỳ thi đều có vô số áp lực kéo theo, đôi khi khiến nhiều bạn trẻ bị “chìm” trong đó bởi sự căng thẳng cũng như những kỳ vọng vô cùng lớn từ phụ huynh.
Nhiều bạn trẻ “chìm” trong sách vở, bài tập khi kỳ thi quan trọng tới gần. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, chi phí tiêu tốn không kể hết
Để một đứa trẻ được khôn lớn trưởng thành là điều không hề dễ dàng. Suốt quá trình đó, bố mẹ cũng phải hy sinh rất nhiều, vất vả kiếm tiền để có thể lo được cho con đầy đủ nhất. Số tiền mà bố mẹ bỏ ra cho tã, bỉm, sữa, ăn uống, học hành quả thực không thể nào đếm xuể. Đó là chưa kể những lần con ốm, con bệnh, chi phí quả thực là vô cùng lớn.
Công lao bố mẹ nuôi con không bao giờ có thể kể hết. (Ảnh minh họa: pngtree)
Thế nhưng, đó vốn dĩ là chuyện thường tình mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng sẽ phải trải qua. Bởi lẽ, với bố mẹ, con cái chính là món quà quý giá nhất trên đời nên kể cả có tốn thêm một chút, một chút nữa cũng chẳng đáng là bao. Nhiều bố mẹ cũng thường xuyên tự hào khoe về con trong nhóm Khoe Con. Tuy vậy, không ai có thể hoàn hảo ngay từ những lần đầu tiên, con đang học cách lớn lên thì bố mẹ cũng đang cố gắng để đồng hành cùng con trên chặng đường ấy. Đôi lúc mệt mỏi, bố mẹ cũng sẽ có những hành động làm con buồn, con khó chịu nhưng suy cho cùng, tất cả cũng chỉ vì tình yêu thương dành cho con quá lớn. Tình yêu ấy khiến bố mẹ đôi lúc không kiểm soát được, quên mất rằng con vẫn đang là một đứa trẻ.
Bố mẹ yêu con, vất vả vì con nhưng cũng không thể đẩy hết áp lực lên vai đứa trẻ. (Ảnh minh họa: pngtree)
Đặc biệt là khi bước gần đến ngưỡng cửa chuyển giao giữa các lớp, bố mẹ lại càng đặt nhiều hy vọng lên con trẻ, khiến con cảm thấy áp lực. Đôi lúc, tình cảm lấn át lý trí, bố mẹ thậm chí đã lỡ buông lời khó nghe với con, nói với con rằng: “Bố mẹ đi làm kiếm tiền để nuôi con, việc duy nhất của con chính là học giỏi, phải học thật giỏi”. Chính những kỳ vọng này đã khiến những đứa trẻ chưa kịp lớn cảm thấy mệt mỏi trong chính căn nhà của mình.
Video đang HOT
Đôi khi vì sự kỳ vọng quá lớn đặt lên con khiến bố mẹ có những lời lẽ, hành động không hay. (Ảnh minh họa: Freepik)
Áp lực đè nặng trên vai những cô nhóc, cậu nhóc tuổi học trò
Những ngày đầu tháng 6, học sinh cả nước đang chuẩn bị bước vào 2 kỳ thi vô cùng quan trọng là thi THPT và Đại học. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, các em đã phải cố gắng, nỗ lực suốt thời gian dài, thậm chí học ngày, học đêm. Việc học trước mắt là cho chính bản thân các em, cho một tương lai rộng mở hơn. Thế nhưng, đôi khi sự nỗ lực ấy lại đến từ sự thúc ép của gia đình. Những kỳ vọng quá lớn của bố mẹ khiến nhiều em cảm thấy áp lực. Trên thực tế, có rất nhiều câu chuyện đau lòng xuất phát từ sự kỳ vọng quá lớn với con trẻ của bố mẹ được đăng trên YAN.
Những đứa trẻ phải học ngày, học đêm không được nghỉ ngơi nhiều. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Mới đây, chia sẻ với báo Dân Trí, M.L., một học sinh lớp 9 đang bước vào những ngày cuối cùng trước khi thi cấp 3 đã tâm sự rằng em cảm thấy áp lực với bố mẹ. Mẹ L. cũng là một giáo viên, trước đó, mẹ em từng nói với con: ” Rớt thì tính cách khác”. Chính câu nói đó đã giúp em với bớt áp lực. Nhưng dần dần, em nhận ra bố mẹ thực sự không nghĩ như những gì họ nói. Trong một lần nói chuyện với gia đình, L. từng đưa ra giả thuyết nhớ em không đỗ vào lớp 10 thì sẽ học gì tiếp theo. Ngay sau đó, bố mẹ em đã bày tỏ sự tức giận và hét vào mặt L.: “Phải đỗ, nghe rõ chưa! Bắt buộc phải đỗ!”. Thậm chí, mẹ em còn bắt đầu lôi những con số ra, kể công lao và cho rằng bố mẹ đã chi cả tỷ đồng nuôi ăn học mà không đỗ thì là vô tích sự.
Đôi khi con trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực trong chính căn nhà của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chính phản ứng dữ dội từ phía phụ huynh khiến L. vô cùng áp lực. Cậu bé mới 15 tuổi ấy nhưng đã có biết bao nhiêu đêm ngủ gục trên bàn học, liên tục mơ tới các sự cố trong kỳ thi. Với những cô nhóc, cậu nhóc ấy, thi đỗ chính là một mục tiêu mà bố mẹ đã lên lập trình sẵn, các em buộc phải làm theo và hoàn thành bằng mọi giá.
“Xin bố mẹ hãy thấu hiểu, đồng hành cùng con”
Đồng ý rằng học tập là chuyện vô cùng quan trọng, nó sẽ cho con hành trang tri thức ban đầu để con có thể bước nhanh hơn, xa hơn trong tương lai. Thế nhưng, bố mẹ ơi, học không phải là con đường duy nhất. Trong những giai đoạn căng thẳng, áp lực nhất vì học tập, hy vọng rằng bố mẹ sẽ đồng hành, động viên và khích lệ để con có thể mạnh mẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn này.
Con trẻ mệt mỏi, căng thẳng trong chính ngôi nhà của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có thể, sự trách mắng, ép buộc sẽ giúp con trưởng thành hơn. Thế nhưng, hệ quả vô cùng lớn sẽ để lại đó chính là con áp lực đến mức không thể thở nổi và có khoảng cách với bố mẹ. Sự yêu thương, khích lệ kịp thời lúc này sẽ là lựa chọn tốt nhất để con biến nó thành động lực và cố gắng trong các kỳ thi. Nếu trong trường hợp xấu nhất, các con chẳng thể thi đỗ như kỳ vọng, đừng quát mắng hay nạt nộ con. Lúc này, bản thân con cũng sẽ thấy xấu hổ, tủi thân và mệt mỏi. Thay vào đó, bố mẹ hãy cùng ngồi lại với con, tìm ra một hướng đi mới tốt hơn, có thể là học trường tư hay học nghề hoặc thậm chí là thi lại. Chắc chắn rằng có sự ủng hộ của bố mẹ, con sẽ biết cố gắng và tự vượt qua những thất bại, khó khăn của chính mình.
Bố mẹ nên đồng hành, khích lệ và động viên con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hy vọng rằng bố mẹ sẽ có sự thấu hiểu đối với con. “Áp lực tạo ra kim cương” nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Đôi khi áp lực quá mức sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy xấu.
Cả gia đình cùng thi thạc sĩ, cuối cùng chỉ có con gái là người trượt
Thi thạc sĩ là một trong những kỳ thi quan trọng và cực kỳ căng thẳng tại Trung Quốc. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, ai cũng phải ôn thi trong một thời gian dài.
Và quả thực, cảm giác, tâm trạng trong suốt thời gian này là điều mà chỉ những ai trải qua mới có thể hiểu được.
Việc ôn thi tại Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng. (Ảnh minh họa: Weibo)
Để có thể ủng hộ tinh thần của con gái, một gia đình tại Trung Quốc đã quyết định cùng nhau học lên thạc sĩ. Bố mẹ của cô gái đều đăng ký vào Đại học Trùng Khánh, một trong những trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc. Với khả năng của mình, cả hai đã xuất sắc vượt qua vòng đánh giá sơ bộ và được bước vào kỳ thi thạc sĩ.
Số lượng người thi thạc sĩ mỗi năm ở Trung Quốc rất đông. (Ảnh minh họa: SCMP)
Sau đó, cả nhà cô gái đã bước vào kỳ thi thạc sĩ, thế nhưng, chỉ bố mẹ cô vượt qua kỳ thi, còn con gái lại không đậu lần này. Trang SCMP đưa tin, bố của cô gái đạt 386/500 điểm còn mẹ của cô được 390 điểm, đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường. Thế nhưng, kém hơn so với phụ huynh, cô con gái chỉ đạt 300 điểm và đã không đáp ứng được tiêu chí của trường.
Nhiều người thậm chí còn học ngay cả khi đang đi trên đường. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tình cảnh dở khóc dở cười khiến cô gái cũng không biết phải nói gì. Cô chia sẻ với SCMP: "Tôi có thể sớm phải đi làm lại để trang trải học phí cho cha mẹ mình". Được biết, trước kỳ thi này, cô gái đã từng đi làm nhưng sau đó được bố mẹ khuyến khích học lên cao nên đã quyết tâm đăng ký thi. Cô còn thuyết phục cha mẹ đăng ký thi cùng mình với lý do: "Tôi muốn họ hiểu được người trẻ ngày nay phải đối mặt với nhiều gánh nặng học hành hơn trước".
Các bạn trẻ luôn nỗ lực, học ngày, học đêm để đạt được kết quả như ý. (Ảnh minh họa: SCMP)
Để đạt được kết quả cao như vậy, trước đó, bố mẹ của cô gái cũng đều là những học sinh giỏi top đầu. Cũng chính vì vậy, cô luôn bị áp lực về chuyện học hành. Thế nhưng, sau kết quả của con gái cũng như chứng kiến sự nỗ lực của cô suốt thời gian qua, bố mẹ cô đã hiểu con gái hơn và chỉ nhẹ nhàng bảo con bỏ qua chuyện này.
Dù con cái có giỏi giang hay thất bại thì cha mẹ vẫn luôn ở bên. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thời khắc tra cứu điểm thi quả thực rất căng thẳng. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chuyện học vốn là chuyện suốt đời, có thể nó không xảy ra ở trường học nhưng lại diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, công việc. Cách đây không lâu, câu chuyện về cụ bà Nola Ochs sinh năm 1911 tại thành phố Jetmore, bang Kansas (Mỹ) với thành tích tốt nghiệp Đại học ở tuổi 95, Thạc sĩ ở tuổi 98 đã khiến nhiều bạn trẻ phải nể phục bởi tinh thần học quá cao.
Cụ bà dù đã lớn tuổi nhưng vẫn kiên trì học đại học để có thể thỏa mãn ước mơ. (Ảnh: CBS)
Được biết, bà lấy chồng từ năm 19 tuổi, chính vì vậy, bà chưa từng được đi học đại học. Thế nhưng, khao khát đi học của người phụ nữ lớn tuổi ấy chưa bao giờ bị dập tắt. Sau khi chồng bà qua đời, các con cũng đã lớn, bà bắt đầu dành thời gian để theo đuổi ước mơ của mình. Dù tuổi tác cản trở bà rất nhiều trong việc ghi nhớ, thế nhưng, bà vẫn vượt qua tất cả và xuất sắc lấy được bằng tốt nghiệp Đại học ở tuổi 95 và là người lớn tuổi nhất thế giới tốt nghiệp Đại học. Sau đó, bà tiếp tục học lên cao, lấy được bằng thạc sĩ ở tuổi 98 khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Bà tốt nghiệp đại học khi đã 95 tuổi. (Ảnh: CBS)
Bà xuất sắc lấy được bằng thạc sĩ vào năm 98 tuổi. (Ảnh: CBS)
Việc học chưa bao giờ là dễ dàng, thế nhưng, chắc chắn rằng, chỉ cần chúng ta đủ cố gắng và đam mê, tuổi tác sẽ không phải là vấn đề.
Trạng nguyên nhí mùa 2 chính thức khởi động Khi các bạn học sinh trên cả nước bước vào kỳ nghỉ hè cũng là lúc chương trình Trạng nguyên nhí mùa 2 trở lại. Không phải kiến thức học tập căng thẳng trên trường lớp, cũng không phải chịu áp lực thi cử, Trạng nguyên nhí là nơi mà các bạn nhỏ có cơ hội thể hiện khả năng quan sát những...