Nuôi cá lồng bè an toàn ở vùng lòng chảo, làm chơi ăn thật
Nhằm đánh giá hiệu quả và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong chăn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao, vừa qua tại T.P Điện Biên Phủ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên tổ chức hội thảo Sơ kết nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên, Trung tâm thủy sản cùng một số nông dân tiêu biểu trong nuôi trồng thủy sản tại 7 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang và Điện Biên.
Chuyên gia kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ kỹ thuật nuôi cá lồng với bà con. Ảnh: V.D
Từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cho nông dân về nuôi trồng thủy sản, khai thác những tiềm năng lợi thế tại các ao, hồ chứa trong phát triển các loại cá cho giá trị kinh tế cao.
Năm 2018, dự án tiếp tục được triển khai tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc và xây dựng 7 mô hình trình diễn, gồm 3 mô hình nuôi cá tầm, 2 mô hình nuôi cá diêu hồng và 2 mô hình nuôi cá lăng.
Qua kiểm tra thực tế tại các mô hình cho thấy, đàn cá phát triển tốt, trọng lượng cá tầm bình quân đạt 1-1,2kg/con, cá diêu hồng đạt từ 0,6-0,7kg/con và cá lăng đạt từ 1,5-1,8kg/con, tỷ lệ sống các đàn cá đều đạt trên 80%.
Video đang HOT
Mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ Pa Khoang được đánh giá có triển vọng, cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Ảnh: V.D
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định: “Nghề nuôi cá lồng bè trong các hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc rất có triển vọng, đặc biệt là các đối tượng nuôi như cá lăng, cá hồi và cá diêu hồng. Những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chương trình dự án, các mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa ngày càng đạt hiệu quả cao, diện tích lồng bè liên tục tăng qua các năm. Đơn cử, năm 2012 mới có gần 3.100 lồng nhưng đến nay đã phát triển lên 20.000 lồng, trung bình mỗi lồng có thể tích từ 50-120m3. Đa phần các sản phẩm thủy sản cung ứng đều an toàn phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo…”.
Điện Biên là 1 trong những tỉnh được đánh giá có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, với diện tích mặt nước lên đến hơn 2.326ha, tổng sản lượng hàng năm đạt gần 2.600 tấn.
Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên cho biết: “Hiện số lượng nuôi cá lồng bè trên sông, hồ ở Điện Biên đạt hơn 100 lồng, thể tích trên 7.000m3 tập trung chủ yếu ở khu vực lòng chảo Mường Thanh, huyện Điện Biên, huyện Tủa Chùa và T.X Mường Lay. Đa số các hộ dân và các hợp tác xã chú trọng đầu tư hệ thống lồng bè kiên cố, khu nuôi quy mô và các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nuôi trồng thủy sản hiệu quả”.
Cá lăng hồng sau 7 tháng nuôi lồng trên hồ Pá Khoang (Điện Biên) đạt trọng lượng trung bình từ 1,5-1,8kg.
Chia sẻ tại hội thảo về quá trình nuôi cá lồng trên hồ Pe Luông, ông Phạm Khang Mừng, đội 1 xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: “Trước đây gia đình nghiên cứu kỹ thuật, phương pháp nuôi cá lồng được 3 năm và nuôi chủ yếu cá diêu hồng và rô phi đơn tính. Tuy nhiên thị trường tại Điện Biên chỉ tiêu thụ mạnh cá rô phi đơn tính, còn cá diêu hồng thì hơi chậm, một phần do giá thành cao khoảng 80.000 đồng/kg, một phần do người tiêu dùng sử dụng và chế biến chưa quen nên hơi khó bán.
Tham gia mô hình nuôi cá trong lồng, tôi đăng ký nuôi cá lăng và cá tầm, bước đầu áp dụng đúng theo kỹ thuật hướng dẫn của các chuyên gia, đàn cá phát triển tốt, bình quân đạt 1,2-1,8kg/con và tỷ lệ sống đạt trên 80%. Hiện giờ gia đình đang tìm đầu ra sau thu hoạch, dự kiến sẽ liên kết tiêu thụ tại các tỉnh dưới xuôi và 1 phần thị trường trong tỉnh”.
Tại hội thảo, các chuyên gia của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chia sẻ với bà con những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong nuôi cá lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm; những kinh nghiệm trong quản lý, chăm sóc đàn cá lồng; một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị bệnh trên các đối tượng cá; hiệu quả mô hình chuỗi liên kết và một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao trong lồng bè…
Theo Danviet
Quảng Nam: Người dân "chết lặng" khi 50 tấn cá lăn ra chết
Mưa lớn khiến lượng đất, đá trên núi đổ xuống đập gây đục nguồn nước khiến hơn 50 tấn cá diêu hồng của hai hộ nuôi ở Quảng Nam chết nổi trắng lồng.
Chiều ngày 27.11, trao đổi với Dân Việt, ông Đỗ Thanh Cảng - Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xác nhận, có số lượng lớn cá nuôi của người dân tại đập Trà Cân chết hàng loạt do nguồn nước trên núi đổ về gây thiếu ô xy.
Cá diêu hồng nuôi của hai hộ dân chết nổi trắng lồng.
Theo ông Cảng, hộ ông Huỳnh Châu chết khoảng 12 tấn cá, hộ ông Nguyễn Trí Tài có khoảng 6 tạ cá diêu hồng giống bắt đầu thả từ tháng 5.2018 dự tính sẽ thu hoạch đầu năm 2019 thì bất ngờ đêm 26.11 cá chết nổi trắng lồng. Dự tính, khối lượng cá chết khoảng 40 tấn, tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng.
Chỉ sau một đêm hơn 40 tấn cá nuôi chết khiến người dân trắng tay.
"Sau khi nắm thông tin, lãnh đạo xã đã xuống hiện trường kiểm tra, nguyên nhân ban đầu là do đây là ao nước tù đọng thiếu ô xy kèm theo mưa lớn mấy ngày qua làm cho lượng lớn đất, đá từ trên núi chảy xuống đập gây đục nguồn nước dẫn đến việc cá nuôi chết hàng loạt.
"Hiện xã đã báo cáo lên huyện để tìm cơ chế chính sách để hỗ trợ cho hộ dân bị thiệt hại" - ông Cảng nói.
Theo Danviet
Chế "thần dược" trị sâu, ông Đài Loan trồng rau ra không kịp để bán Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học cho rau, ông Đặng Đài Loan, chủ trang trại Thanh Yên, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tự chế loại phân bón hữu cơ sinh học và dung dịch có mùi hỗn hợp từ quả ớt, tỏi ngâm dấm. Loại dung dịch này...