Nuôi bò bán Tết, nông dân sắm xe sang nhà lầu
Trang trại bò của bà Phan Thị Khánh, bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi hàng chục con bò giống địa phương bán Tết. Bình quân mỗi năm bà thu lãi 150 triệu đồng. Nhờ đó mà cuộc sống của gia đình bà đã có của ăn của để, sắm được xe sang, nhà cao cửa rộng.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phan Thị Khánh, cho hay: Trong thời gian trồng chè trên nương rẫy, tôi thấy có nhiều cỏ dại mọc xanh mướt trên các triền đồi, ruộng đồng của bà con người Thái sau mỗi vụ lúa vứt rơm rạ thừa thãi rất hoang phí. Tôi nghĩ, nếu bỏ vốn sang nuôi bò nhốt chuồng có thể tạo nguồn thu nhập kinh tế lớn. Sau đó, tôi cùng chồng sang mấy bản người Thái lân cận mua 11 con bò giống về nuôi. Gần 2 năm sau gia đình tôi đã có tổng số 22 con, con nào con nấy đều béo ú.
Bà Khánh vui mừng khi đàn bò phát triển khỏe mạnh.
Theo kinh nghiệm của bà Khánh, một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay là lựa chọn giống bò. Vì giống bò quyết định tới năng xuất chất lượng thịt và giá thành sau này. Ngoài ra, người mua giống cần lưu ý một vài điểm sau, chọn những con có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm, đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt; Lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn, mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to; Chân thẳng, bước đi vững trãi, chắc chắn…
Chuồng bò được bà Khánh quét dọn sạch sẽ, nhằm ngăn dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò.
Video đang HOT
“Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 5-6 m2/con, để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy tùy theo diện tích của người nuôi. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như gỗ, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành” – bà Khánh chia sẻ thêm.
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn bò, bà Khánh trồng thêm cỏ voi và ngô trên 4.000m2 đất nương rẫy, làm thức ăn cho đàn bò. Bên cạnh đó, bà còn mua thêm rơm rạ của các hộ trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho đàn bò ăn dần vào mùa đông.
Một ngày bà Khánh cho đàn bò ăn 3 bữa để bào đảm đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn bò phát triển tốt.
Bà Khánh cho biết: Lúc đầu chuyển sang nuôi bò nhốt chuồng, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong chăm sóc. Tôi sợ nhất là đàn bò bị dịch bệnh sẽ đánh mất số tiền lớn mua bò giống. Tôi bèn đi học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh với người quen làm thú y xã. Tôi cho đàn bò ăn 3 bữa và dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để tránh bốc mùi hôi thối và nguy cơ xảy ra dịch bệch. Vì vậy mà đàn bò của gia đình tôi phát triển rất tốt và ít dịch bệnh.
Khi đàn bò trưởng thành, bà Khánh thường bán dần cho các thương lái và những người dân trong xã, trong huyện có nhu cầu mua làm thực phẩm trong dịp Tết, chứ không nuôi dàn trải với số lượng lớn trong chuồng. Bà Khánh chia sẻ làm như vậy, để đảm bảo đầy đủ thời gian chăm sóc và nguồn thức ăn vỗ béo cho đàn bò và tính đến hiệu quả kinh tế.
Để đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn bò, bà Khánh trồng thêm 4.000m2 cỏ voi.
Hiện tại, trong trang trại bà Khánh nuôi 30 con bò giống địa phương được nuôi theo kiểu nhốt chuồng, nên đàn bò của gia đình bà phát triển rất khỏe mạnh và béo. Trung bình 1 con bò trưởng thành, bà bán ra thị trường trong dịp Tết với giá hơn 13 triệu đồng/con.
“Giá cả thịt bò thương phẩm trên thị trường hiện nay luôn đạt ở mức cao, không hay tụt giá như các vật nuôi khác nên tôi không sợ thua lỗ. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi khoảng 150 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân chuồng. Tôi dự tính thời gian tới sẽ nuôi thêm vài chục con lợn mán để bán trong dịp Tết. Bởi vào Tết nhiều khách hàng muốn mua về làm lợn quay hoặc quà biếu, nên có thể bán được với giá cao”- bà Khánh khẳng định.
Theo Dân việt
Vay vốn nuôi bò, hươu sao, nhà nông khấm khá
Trong những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Phú Thọ đã tăng cường xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Từ nguồn quỹ này, nhiều nông dân đã xây dựng mô hình sản xuất, dự án nhóm nông dân liên kết...
Đàn bò, hươu sinh sôi
Trước đây, gia đình anh Đinh Hồng Liên (SN 1983) ở khu 5 xã Minh Hòa, huyện Yên Lập là hộ nghèo trong xã, đời sống rất khó khăn. Từ khi tham gia mô hình nuôi bò nái sinh sản, nuôi hươu lấy nhung, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo. Anh Liên chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi từng nuôi gà, vịt, nhưng thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Từ cuối năm 2012, vay được 20 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ, tôi đã mạnh dạn mua 3 con hươu sao và bò sinh sản. Đến nay, gia đình lúc nào cũng duy trì đàn bò và hươu lên đến hơn chục con. Mỗi năm tôi thu lãi bình quân gần 100 triệu đồng".
Được vay vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân Phú Thọ đã đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Tháng 10.2012, Hội ND tỉnh, Hội ND huyện triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò sinh sản, hươu sao tại xã Minh Hòa. Tổng vốn thực hiện dự án là 500 triệu đồng do Quỹ HTND T.Ư Hội NDVN ủy thác qua Hội ND tỉnh Phú Thọ.
Ông Hoàng Ngọc Vui - Chủ tịch Hội ND xã Minh Hòa cho biết, qua khảo sát nhu cầu, đánh giá năng lực, dự án đã cấp vốn cho 20 hộ hội viên phát triển mô hình nuôi bò sinh sản và 5 hộ khác xây dựng mô hình nuôi hươu sao.
Theo ông Vui, nuôi hươu sao là mô hình mới, nên đàn hươu được nhóm hộ theo dõi sát sao. Bên cạnh hỗ trợ nhau về mặt kỹ năng chăm sóc, nhóm hộ nuôi hươu còn tìm kiếm, sưu tầm tài liệu kỹ thuật và trao đổi cho nhau. "Sau hơn 6 năm, nhóm hộ vay vốn Quỹ HTND ở xã Minh Hòa không chỉ trả được vốn gốc và phí mà số lượng đàn bò, hưou sao tăng lên đáng kể, hộ ít đã tăng từ 1 lên 3-4 con; có hộ tăng cả chục con. Không ít hộ cải thiện được đời sống kể từ khi tham gia dự án" - ông Vui khẳng định.
Trên 1.600 hộ vay vốn Quỹ HTND
Bà Hà Thị Hương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Phú Thọ cho biết: "Xác định Quỹ HTND là một trong những nguồn lực quan trọng của các cấp Hội trong tỉnh, giúp hội viên ND phát triển sản xuất nên ngay từ đầu năm 2018, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức vận động xây dựng tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND đến 100% Hội ND các huyện, thành, thị. Hiện 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn Phú Thọ đã thành lập được Ban Vận động, Ban Điều hành Quỹ HTND và được ngân sách địa phương cấp bổ sung vốn để hoạt động.
Quỹ HTND các cấp thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, tăng trưởng nguồn vốn. Điển hình như Hội ND các huyện: Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, TP.Việt Trì... hàng năm xây dựng và tăng trưởng vốn Quỹ HTND đều đạt và vượt chỉ tiêu do Hội ND tỉnh giao. "Hiện nguồn vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt trên 35 tỷ đồng với 222 dự án được thực hiện cho 1.624 hộ vay. Nguồn vốn Quỹ HTND đã và đang hỗ trợ ND phát triển sản xuất cải thiện đời sống, góp phần tích cực nâng cao vị trí, vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội trong việc tổ chức các phong trào ND tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng tổ chức Hội ND cơ sở vững mạnh" - bà Hà Thị Hương - Chủ tịch HộiND tỉnh khẳng định.
Theo Danviet
Ở đây, dân khấm khá lên nhờ nuôi vỗ béo bò Tây "Nuôi bò vỗ béo kỹ thuật đơn giản hơn rất nhiều so với nuôi bò sữa lại nhanh được bán, vốn đầu tư ít và phù hợp với những gia đình thiếu nhân công lao động", anh Phương, ấp Trà Lây 2, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) chân tình chia sẻ. Hiện nay, mô hình vỗ béo bò đang là...