Nuôi 25 “bé Na” làm thú cưng, người đàn ông bị một con trong đàn cắn chết
Người đàn ông đã chết tại bệnh viện, một ngày sau khi anh bị chính thú cưng của mình cắn.
Theo Dailymail đưa tin, một người đàn ông Tây Ban Nha đã qua đời trong bệnh viện, ngay trước khi có thuốc giải độc, vì bị cắn bởi một trong 25 con rắn cưng của chính mình.
Được biết, người đàn ông này mới 27 tuổi. Anh được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Punta Europa tại Algeciras nhưng đã chết trước khi nhận được thuốc giải độc mới gửi đến từ Madrid. Trước đó, người đàn ông đã được cứu chữa bằng nhiều phương pháp nhưng đều không có hiệu quả.
Hiện nay, cảnh sát đã chuyển những con rắn còn lại đến một sở thú gần đó để nuôi nhốt và chăm sóc.
Người đàn ông đã chết vào trưa thứ Sáu tại bệnh viện Punta Europa, một ngày sau khi anh bị chính thú cưng của mình cắn.
Video đang HOT
Người đàn ông và các loài rắn chưa được tiết lộ tên nhưng con rắn độc kia được cho là đến từ châu Á.
Khoảng 600 trong số 3.500 loài rắn trên thế giới có nọc độc. Trong đó, rắn lục Echis là loài chịu trách nhiệm cho nhiều cái chết của con người ở châu Á hơn tất cả các loài rắn có nọc độc khác cộng lại. Nọc độc của nó được cho là độc gấp 5 lần so với rắn hổ mang và gấp 16 lần so với rắn lục Russell.
Liên tiếp bệnh nhân bị rắn độc cắn trong mùa hè
Một tuần trở lại đây, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn độc cắn. Chuyên gia cảnh báo, mùa hè nguy cơ bị rắn độc cắn cao nhất vì là mùa rắn sinh sôi, phát triển.
8 ca bị rắn độc cắn
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị cho 8 ca bị rắn độc cắn.
Bệnh nhân Lê Việt H. (32 tuổi, Phú Thọ) vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn, bệnh nhân bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Còn trường hợp anh Nguyễn Văn Đ. (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên) khi đang dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh đã bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón bàn tay phải. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ.
Bệnh nhân Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) thì bị rắn cắn khi đang làm đồng. Con rắn to bằng ngón chân cái, màu đen cắn vào ngón trỏ bàn tay phải. Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai sau 10h bị rắn cắn.
Không trì hoãn, cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, tại Việt Nam, tai nạn do rắn độc cắn rất phổ biến. Tai nạn này thường tăng vào mùa hè, khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển.
Theo thống kê, tai nạn rắn cắn nhiều nhất ở giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.
TS Nguyên khuyến cáo, mỗi loại rắn độc lại mang một độc tính khác nhau, vì thế việc quan trọng nhất nếu không may bị rắn cắn là mau chóng sơ cứu và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.
Tuyệt đối không áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chữa trị rắn độc cắn. Đã có nhiều trường hợp vì chủ quan, tự điều trị, đến khi nọc độc phát tác khiến bệnh nhân suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở, cứng hàm...) thì người nhà mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
"Việc sơ cứu nhằm mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời", TS Nguyên nhấn mạnh.
Theo đó, 6 bước sơ cứu đúng khi bị rắn độc cáo được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng
- Không để bệnh nhân tự đi lại.
- Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
6 thói quen tai hại khi vệ sinh thân thể mà nhiều người không biết Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng họ có thói quen sai lầm trong việc vệ sinh thân thể. Để khỏe mạnh, không chỉ phải tuân theo các quy tắc vệ sinh, mà còn phải thực hiện một cách hoàn toàn chính xác. Hãy cố gắng đừng nhấn nút xả bồn cầu bằng đầu ngón tay, mà bằng đốt ngón...