Nước vo gạo có nhiều công dụng tuyệt vời mà nhiều người chưa biết
Nước vo gạo không chỉ dùng để tưới cây mà còn có công dụng rất tốt trong việc chăm sóc da, làm đẹp tóc.
Hằng ngày, khi nấu cơm, mọi người thường sẽ đổ phần nước vo bỏ đi. Tuy nhiên, nước vo gạo lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Loại nước này chứa nhiều axit amin, các chất chống oxy hóa, vitamin B cùng các dưỡng chất khác, có tác dụng làm đẹp da, chăm sóc tóc rất tốt. Ngoài ra, nước vo gạo cũng có nhiều công dụng trong nhà bếp mà bạn không ngờ tới.
Làm nước tưới cây
Nước vo gạo có thể sử dụng làm nước tưới cây. Các chất dinh dưỡng trong nước vo gạo sẽ giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa. Để tăng hiệu quả, bạn nên ủ cho nước vo gạo lên men rồi mới pha loãng với nước sạch và đem tưới cây.
Làm đẹp
Trước đây, người ta thường dùng nước vo gạo để rửa tay, rửa mặt giúp làm mềm da, làm trắng da. Nước vo gạo chứa nhiều vitamin B5, có tác dụng tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ làn da.
Bạn cũng có thể sử dụng nước vo gạo để ủ tóc, gội đầu. Nước vo gạo sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe hơn.
Làm sạch rau củ
Khi rửa rau củ, bạn có thể sử dụng nước vo gạo. Loại nước này có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, các chất có hại bám trên bề mặt rau củ quả.
Video đang HOT
Bạn chỉ cần pha một ít muối vào nước vo gạo và bỏ rau củ quả vào ngâm trong đó khoảng 15-30 phút. Sau đó, rửa lại rau củ nhiều lần bằng nước sạch.
Nước vo gạo có rất nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày.
Khử tanh, khử mặn của cá
Khi sơ chế cá tươi, cá đông lạnh, bạn có thể sử dụng nước vo gạo để làm sạch nhớt, khử mùi tanh. Chỉ cần ngâm cá trong nước vo gạo vài phút rồi rửa bằng nước sạch là được.
Đối với các loại cá khô, rửa bằng nước vo gạo sẽ giúp khử tanh, khử mặn rất tốt.
Khử độc và làm trắng sắn
Khi chế biến các món từ sắn, bạn cần phải loại bỏ phần vỏ và ngâm sắn trong nước để loại bỏ các chất có hại.
Để tránh tình trạng say sắn khi ăn, bạn cần phải ngâm sắn đã lột vỏ trong nước, có thể dùng nước vo gạo để tăng hiệu quả. Thời gian ngâm ít nhất là 15-20 phút. Sau khi ngâm, vớt sắn ra và rửa nhiều lần với nước sạch. Ngâm sắn với nước vo gạo cũng giúp sắn trắng đẹp hơn.
Khử độc trong măng tươi
Măng tươi có chứa cyanide. Nếu hấp thu nhiều chất này, dưới tác động của enzyme tiêu hóa, nó sẽ được chuyển hóa thành acid cyanhydric gây ngộ độc cho người ăn. Vì vậy, bạn cần sơ chế măng tươi thật kỹ trước khi chế biến.
Nên luộc măng với 2-3 lần nước sau đó ngâm măng trong nước vo gạo khoảng 2 ngày (mỗi ngày thay nước 2 lần) rồi mới đem măng đi chế biến thành món ăn.
Làm sạch ốc
Ngâm ốc (hoặc các loại thủy hải sản có vỏ như hến, ngao…) trong nước vo gạo sẽ giúp chúng nhả đất nhanh hơn, sạch nhớt và bớt tanh.
Để tăng hiệu quả làm sạch ốc, bạn có thể cắt thêm vài quả ớt cay thả vào nước vo gạo. Chỉ sau 1-2 giờ, con ốc sẽ nhả sạch đất cát và sẵn sàng để đem đi chế biến.
Vì sao không nên dùng nước vo gạo trực tiếp tưới cây?
Nước vo gạo là loại nước tưới cây rất tốt nhưng bạn không nên sử dụng nước này để tưới trực tiếp cho cây.
Nước vo gạo nhiều nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B, khoáng chất, lipid, glucid... Đây là những dưỡng chất giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn, thúc đẩy cây ra chồi non, ra hoa.
Nước vo gạo là một trong những loại nước tưới cây được nhiều người ưa chuộng, nhất là với các loại rau trồng trong vườn nhà. Nước này giúp cây phát triển mà không cần sử dụng hóa chất.
Nước vo gạo rất tốt nhưng không nên dùng nước vo gạo trực tiếp đổ vào cây. Nếu tưới như vậy, nước vo gạo sẽ lên men trong đất. Quá trình lên men này sinh ra nhiều nhiệt và khí carbonic dễ làm cháy rễ cây, khiến lá và hoa chuyển sang màu vàng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể khiến cây bị lụi tàn.
Vì vậy, trước khi tưới cho cây, bạn nên để nước vo gạo lên men.
Nước vo gạo cần được để lên men trước khi tưới cho cây.
Cách làm nước vo gạo lên men rất đơn giản. Bạn sẽ cần một vài chai nhựa lớn (hoặc thùng) để đựng nước vo gạo. Cho nước vo gạo vào chai nhựa, có thể thêm một ít vỏ cam, quýt (để nước gạo lên men có mùi dễ chịu hơn và cũng bổ dung dinh dưỡng cho nước). Không nên đổ nước quá đầy chai vì quá trình lên men có thể sinh ra khí làm chai bị căng phồng. Vặn nắp chai (đậy nắp thùng) lại và để ở dưới nắng. Sau khoảng 15 ngày, nước vo gạo sẽ lên men và có thể đem ra sử dụng. Trong quá trình ủ nước vo gạo, thỉnh thoảng nên mở nắp chai để khí trong chai thoát ra ngoài.
Với phần nước vo gạo lên men, bạn cũng không nên tưới trực tiếp cho cây vì nồng độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Hãy pha loãng nước vo gạo lên men với nước sạch theo tỷ lệ ít nhất là 1:3. Mỗi tuần chỉ cần tưới cho cây bằng nước vo gạo lên men 1 lần là đủ.
Nước vo gạo lên men không phải loại nước tưới thích hợp với tất cả cây trồng. Bạn cần xem loại cây đó thích môi trường có tính axit (độ pH thấp) hay môi trường có tính kiềm (độ pH) cao. Các loại cây ưa axit được tưới nước vo gạo lên men sẽ phát triển tốt hơn. Một số loại cây có thể kể đến là cây phát tài, cây hoa nhài, cây hoa lan, cây củ cải xanh, cây cọ trắng...
Cây dương xỉ, cây xương rồng, cây dâm bụt... là những cây thích tính kiềm, không thích hợp để sử dụng nước vo gạo lên men.
Hòa kem đánh răng với nước vo gạo, công dụng cực tốt, ai cũng nên biết Nước vo gạo hòa với với kem đánh răng sẽ tạo ra một hỗn hợp có tác dụng làm sạch rất tốt, giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong nhà. Nước vo gạo thường bị đổ đi trong quá trình nấu cơm. Trên thực tế, nó có thể sử dụng để làm rất nhiều việc khác. Bạn có thể hòa kem đánh...