Nước về hồ lớn, thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả lũ
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tiếp tục yêu cầu thủy điện Hòa Bình phải mở thêm cửa đáy xả lũ thứ 3 vào chiều này 11/8.
Dòng chày về hồ đang gi tăng, buộc thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy thứ 3
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, khoảng 11h hôm nay (11/8), mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 106,43m, lưu lượng nước về hồ đạt 4.312 m3/s, tổng lưu lượng xả (tính cả qua 2 cửa xả đáy và phát điện) là 5.613 m3/s.
Dựa trên nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và diễn biến thực tế, theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban chỉ đạo đã lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả đáy vào lúc 16h hôm nay.
Như vậy, hiện nay, hồ thủy điện Hòa Bình đã mở 3 cửa xả đáy; hồ Sơn La mở 1 cửa xả đáy; và hồ Tuyên Quang mở 2 cửa xả đáy.
Ban chỉ đạo Trung ương cũng yêu cầu thủy điện Hòa Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng nước đến hồ, mực nước ở thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương và các cơ quan liên quan quyết định điều hành trong thời gian tới.
Video đang HOT
Các địa phương khu vực hạ du các hồ thủy điện cần tổ chức kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn hạ du khi các hồ chứa tăng cường xả lũ.
Theo cơ quan phòng chống thiên tai Trung ương, Hiện nay mực nước thượng lưu ở các Hồ Sơn La, Hòa Bình và Tuyên Quang đang cao hơn so với mực nước cho phép. Dự báo trong 5 ngày tới, dòng chảy đến các hồ chứa có khả năng tăng, từ ngày 14- 15/8, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 – 5m.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông có khả năng đạt mức BĐ2 đến BĐ3, lưu lượng trung bình đến hồ Sơn La là 4.470m3/s, hồ Hoà Bình là 5.750 m3/s, lưu lượng lớn nhất đến hồ Sơn La là 6.00m3/s, hồ Hòa Bình là 10.000m3/s.
Trong 5 đến 10 ngày tới, dòng chảy đến các hồ có khả năng tăng.
PHẠM ANH
Theo TPO
40 tấn cá bị chết do xả lũ: Kiến nghị thủy điện Hòa Bình hỗ trợ
Nhiều hộ nuôi cá lồng dọc sông Đà thuộc địa phận xã Hợp Thành, huyện Kì Sơn, tỉnh Hòa Bình bên bờ vực phá sản. Cá chết trắng lồng, bán rẻ như bèo, chẳng ai mua.
Theo thống kê về tình hình thiệt hại do thủy điện Hòa Bình xả lũ của UBND xã Hợp Thành, đến sáng ngày 23.7, các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà đều bị ảnh hưởng, hơn 40 tấn cá đã chết. Cá trong lồng vẫn tiếp tục chết do bị thay đổi môi trường nước. "Bà con bán tống, bán tháo suốt mấy hôm rồi mà cũng chưa tiêu thụ hết cá trong lồng. Cá sống còn bán được, chứ cá chết rất khó bán", ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư xã Hợp Thành cho biết.
Ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn cho biết, cá chết như ngả rạ, bán không ai mua.
Từ hôm thủy điện Hòa Bình (20.7) xả lũ đến nay, các xã viên của HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn ăn không ngon, ngủ không yên. Nhà nào cũng bạc mặt vì cá lồng. Họ huy động tất cả các thành viên trong nhà mang cá đi bán. Sự nỗ lực, cố gắng của bà con cũng chỉ vớt vát được chút vốn.
Cá nổi trắng lồng. Bà con nông dân xã Hợp Thành đã bị thiệt hại nặng nề.
Ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn là hộ bị thiệt hại nặng nhất. Theo ước tính của ông, 80 tấn cá trong lồng đang thời kì phát triển mạnh có khả năng chết sạch. Suốt 4 ngày qua, ông chạy đôn, chạy đáo tìm nơi tiêu thụ cá. Cá trắm, cá chiên nuôi trên sông Đà từng bán đắt như tôm tươi, vậy mà giờ bán cho người ta làm phân bón cho cây.
Ngày 22.7, UBND huyện Kì Sơn và UBND xã Hợp Thành cũng đã tiến hành kiểm tra và thống kê thiệt hại ban đầu do thủy điện Hòa Bình xả lũ gây ra. "Xã cũng đã đề đạt nguyện vọng lên huyện là kiến nghị thủy điện Hòa Bình hỗ trợ bà con nuôi cá lồng. Chúng tôi mong rằng, thủy điện sẽ có trách nhiệm trong vụ việc này", ông Tâm cho biết thêm.
Thủy điện xả lũ quá nhanh khiến bà con nông dân trở tay không kịp.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, thủy điện Hòa Bình xả lũ đã khiến bà con nuôi cá lồng bị thiệt hại nặng. Bà con nuôi cá bỗng trắng tay sau một đêm.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ, thông báo quá sát giờ, bà con nuôi cá lồng không kịp trở tay. Việc này đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.
UBND xã Hợp Thành đã đề đạt ý kiến lên UBND huyện Kì Sơn gửi kiến nghị tới Thủy điện Hòa Bình hỗ trợ một phần kinh phí cho những hộ nuôi cá bị ảnh hưởng do đơn vị này gây ra.
Theo Danviet
An toàn hồ, đập - Bài 1: Nhiều công trình xuống cấp Hiện cả nước có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp hoặc thiếu khả năng xả lũ. Các hình thái xuống cấp của các hồ chứa thủy lợi này chủ yếu là thấm thân đập, nứt tràn xả lũ, hư hỏng cống lấy nước, xói lở tiêu năng... Hệ thống thân đập Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, tinh Đăk Lăk....