Nước uống giúp bạn khử mùi hôi miệng ngay lập tức
Bạn có thể khử sạch mùi hôi miệng hiệu quả chỉ bằng cách uống nước.
Uống trà
Uống trà còn có thể kiểm soát hơi thở có mùi.
Uống trà còn có thể kiểm soát hơi thở có mùi. Các hợp chất gọi là polyphenol được tìm thấy trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể lựa chọn trà bình thường hoặc trà thảo dược với cỏ linh lăng.
Để pha trà thảo dược này, lấy hai muỗng cà phê lá cỏ linh lăng khô vào một cốc nước sôi và ngâm trong khoảng mười lăm phút. Bạn có thể uống trà thảo dược này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của bạn được thơm mát.
Giấm táo
Nhờ vào tác dụng có thể cân bằng độ PH, giấm táo luôn được xem là một liệu pháp tuyệt vời để chữa bệnh hôi miệng. Bạn có thể sử dụng phương pháp phù hộp với sở thích của mình.
Video đang HOT
Hãy trộn một thìa cả phê giấm táo với nước và uống nó trước mỗi bữa ăn. Loại giấm này sẽ giúp hỗ giợ hệ tiêu hóa và khử mùi hôi miệng.
Bạn cũng có thể khuấy một muỗng giấm táo vào nước và sử dụng xúc miệng bất kể khi nào.
Uống nước chanh
Việc điều trị hôi miệng với nước chanh đã được biết đến từ lâu. Các thành phần có tính axit trong chanh giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng . Thêm vào đó, hương thơm dễ chịu của loại quả này sẽ giúp khử mùi hôi nhanh chóng.
Bạn chỉ cần cho một thìa cà phê nước chanh vào một chiếc cốc nhỏ rồi dùng nó để vệ sinh răng miệng. Bạn cũng có thể thêm vào dung dịch một chút muối để tăng cường hiệu quả. Liệu pháp này sẽ giúp bạn giải quyết cả vấn đề kho miệng – nguyên nhân chính dẫn tới việc hơi thở không thơm tho.
Chữa hôi miệng hiệu quả bằng nước lọc
Cách đơn giản nhất là dùng nước, nước rất cần cho việc giữ hơi thở của bạn được thơm mát. Sau khi ăn nên súc miệng bằng nước, sẽ làm sạch những thức ăn còn bám lại trên răng và làm sạch miệng. Miệng sạch vi khuẩn thì sẽ không có mùi hôi.
Theo Phụ Nữ Today
Cách đơn giản 'vĩnh biệt' chứng hôi miệng
Hơi thở có mùi khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài việc 'chữa cháy' bằng kẹo cao su, bạn nên trị dứt điểm chứng bệnh này bằng những mẹo đơn giản dưới đây.
Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước: Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Uống ít nước khiến miệng khó tiết ra nước bọt, vốn là chất chứa những enzyme tự nhiên diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn họat động gây mùi hôi.
- Bổ sung chất kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho hệ miễn dịch nói chung và răng miệng nói riêng. Thiếu hụt kẽm trong cơ thể có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này nhờ thuốc hoặc thông qua những thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, bí ngô, cacao hay nội tạng động vật.
- Uống trà tầm ma: Trong trường hợp hơi thở hôi là do tích tụ nhiều chất kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực. Trà tầm ma là một thảo dược lựa chọn ưu tiên vì khả năng đào thải mạnh các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Đó là những khiếm khuyết mang tính hệ thống có thể gây hôi miệng.
- Bổ sung lợi khuẩn: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, ứ đọng và lên men thức ăn trong dạ dày có thể gây ợ hơi. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây hơi thở có mùi nhưng không phải do vấn đề răng miệng. Giải quyết nguyên nhân này hoàn toàn không khó. Bạn chỉ cần ăn sữa chua, dưa cải lên men... trong một thời gian để cải thiện quần thể lợi khuẩn đường ruột.
- Ăn thực phẩm giòn: Những loại rau củ quả có độ giòn cao như cà rốt, cần tây hay táo sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng cũng như tăng tiết nhiều nước bọt hơn. Các cơ chế trên đều giúp giảm hơi thở hôi do vi khuẩn răng miệng.
Mẹo vặt
- Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.
- Trong cây ngải đắng (còn gọi là xô thơm) có một dạng tinh dầu kháng khuẩn rất tốt để tiệt trừ chứng hôi miệng. Bạn có thể chọn cách nhai sống lá hoặc pha thành trà để uống. Sau khi hãm trà khoảng 10 phút, bạn uống từng ngụm trà ấm thật chậm để tinh dầu có thể phát huy tác dụng tối đa. Thói quen này cần được duy trì nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài.
- Hạt đinh hương cũng có tính sát trùng mạnh và là một cách tiện lợi để kiểm soát hơi thở trong điều kiện làm việc phải đi lại nhiều trong ngày. Trước khi gặp khách hàng, bạn chỉ cần ngậm vài mẩu nhỏ đinh hương trong miệng và nhai đều. Vài phút sau miệng bạn sẽ hoàn toàn thơm tho. Một cách khác thực hiện tại nhà là pha trà đinh hương. Sau khi hãm trà khoảng 20 phút, bạn dùng nước trà uống hoặc súc miệng đều được.
- Giấm táo có khả năng giảm hơi thở có mùi nhờ tính acid nhẹ. Hòa một muỗng giấm táo vào một ly nước và uống trước bữa ăn. Nó sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh sinh hơi thở hôi. Để chắc ăn hơn, bạn có thể súc miệng lại bằng nước pha giấm táo sau bữa ăn.
- Chanh, loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên.
Theo VNExpress
Cách khử mùi hôi miệng nhanh, an toàn sau khi ăn Hơi thở có mùi khó chịu sau bữa ăn là rắc rối chung của nhiều người, đặc biệt trong trường hợp không tiện đánh răng hay dùng nước súc miệng. Nguyên nhân gây ra mùi hôi này là các thức ăn khó mất mùi như hành, tỏi, đồ tanh (tôm, cua, cá, hải sản), mắm, đồ ngọt... Ngoài ra, hoạt động của vi...