Nước tiểu có mùi lạ là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không nên coi thường
Mùi của nước tiểu cũng có thể phản ánh một phần tình trạng sức khoẻ. Do vậy, việc tự trang bị kiến thức cho bản thân để kịp thời phán đoán điều gì đang xảy ra trong cơ thể là điều rất quan trọng.
Mỗi người lại có mùi nước tiểu khác nhau, mang đặc trưng của riêng họ. Có thể bạn thấy nước tiểu của mình có mùi trái cây nhưng người khác lại nói rằng mùi của họ mang lại cảm giác khá nồng, giống như gừng hay tỏi… Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng hoàn toàn bình thường. Sẽ có lúc bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường và bắt đầu thắc mắc về vấn đề này. Vậy thì ngay bây giờ, nếu nước tiểu của bạn có những mùi như sau, hãy chú ý để kịp thời phán đoán những gì đang xảy ra trong cơ thể.
1. Mùi giống như Amoniac
Nếu nước tiểu của bạn có mùi hăng, khai giống như mùi Amoniac, điều đó có nghĩa cơ thể bạn đang bị mất nước, dẫn đến nước tiểu bị cô đặc. Đáng lo ngại hơn, theo Tiến sĩ Agarwal, khi mùi Amoniac trong nước tiểu của bạn đi kèm với triệu chứng nóng rát, đau khi đi tiểu thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách uống nhiều nước. Nước có khả năng làm loãng nước tiểu của bạn, từ đó sẽ chế ngự được mùi khai. Và sẽ có lúc bạn thắc mắc rằng liệu lượng nước mình uống đã đủ hay chưa, điều đó sẽ được phản ánh qua màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu của bạn có màu ở khoảng giữa màu trong và màu vàng nhạt, nghĩa là lượng nước bạn uống đã đủ nhiều (Theo Cleveland Clinic).
2. Mùi tanh
Video đang HOT
Có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu bạn ngửi thấy nước tiểu của mình có mùi tanh. Thường là bị nhiễm Trichomoniasis – đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ giới tính nào.
Tuy nhiên, ở nam giới sẽ không xuất hiện triệu chứng này. Trong khi đối với nữ giới, có thể dịch âm đạo sẽ xuất hiện mùi tanh. Cùng với mùi tanh, hôi này, dịch tiết ra có thể là màu vàng xanh, điều đó phản ánh âm đạo của bạn đang bị kích ứng (Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh).
3. Mùi ngọt
Nước tiểu có mùi ngọt thường liên quan tới bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tiểu đường. Theo Tiến sĩ Agarwal, người bệnh tiểu đường thường mô tả nước tiểu của họ có mùi khá ngọt. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, đường sẽ được đào thải trong nước tiểu của bạn và nó tạo thêm mùi ngọt. Bên cạnh đó, những người cảm thấy nước tiểu của mình có mùi ngọt thường có các dấu hiệu khác như đi vệ sinh liên tục và luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.
4. Mùi nồng
Nước tiểu có mùi nồng phản ánh cơ thể bạn đang bị mất nước hoặc cũng có thể do bạn đang sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các thành phần bổ sung… Tuy nhiên, theo Cleveland Clinic, một nguyên nhân khác đằng sau việc nước tiểu có mùi nồng là do bạn sử dụng vitamin B6. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc cân nhắc chuyển sang một loại vitamin khác có chứa hàm lượng B6 thấp hơn.
5. Mùi hôi
Theo Tiến sĩ Agarwal, đôi khi sẽ có những kết nối bất thường giữa đường tiết niệu và đường tiêu hoá, được gọi là lỗ rò. Điều đó khiến cho những thành phần trong phân bị đào thải qua nước tiểu. Bạn có thể sẽ ngửi thấy những mùi hôi rất khó chịu vì những hạt phân này.
Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ, họ sẽ tư vấn kỹ càng và giúp bạn tìm ra nguyên nhân cơ bản của lỗ rõ (chẳng hạn như ung thư ruột kết hoặc rối loạn viêm). Có thể họ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật (Theo Urology Care Foundation).
Chuyên gia Australia: Xà phòng diệt khuẩn đang tạo ra siêu vi khuẩn kháng kháng sinh
Giới khoa học Australia cảnh báo, việc lạm dụng các loại xà phòng diệt khuẩn, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đang ngày càng góp phần làm trầm trọng thêm nguy cơ phát triển các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Việc xuất hiện ngày càng nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị bệnh nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến nhiều trường hợp tử vong. Bên cạnh việc lạm dụng thuốc kháng sinh thì còn có một nguyên nhân khác làm gia tăng các loại siêu vi khuẩn trên toàn cầu chính là các loại xà phòng diệt khuẩn mà chúng ta đang sử dụng.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Monash, Australia cho rằng xà phòng diệt khuẩn là một tác nhân tạo ra các siêu vi khuẩn. Ảnh: The Australian
Theo một nghiên cứu mà các nhà khoa học Australia đang tiến hành, các loại vi khuẩn đang trở nên cứng đầu hơn khi việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn và chất khử trùng để ngăn chặn Covid-19 gia tăng trên toàn thế giới. Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Y sinh thuộc Đại học Monash cho rằng vi khuẩn có khả năng biến đổi và "đề kháng" với các chất tẩy rửa sử dụng chất kháng khuẩn.
Giáo sư Trevor Lithgow cùng với nhóm nghiên cứu gồm 200 nhà khoa học đã dành nhiều năm để tìm hiểu về cách thức các siêu vi khuẩn phát triển khả năng kháng kháng sinh và gây ra các bệnh nhiễm trùng không thể điều trị. Theo Giáo sư Lithgow, việc phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh của siêu vi khuẩn đã không được kiểm soát trong vài thập kỷ qua và một tác nhân góp phần gây ra hiện tượng này là rửa tay liên tục bằng xà phòng diệt khuẩn.
Nhà nghiên cứu y sinh của Đại học Monash ủng hộ tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng, từ nay đến năm 2050, mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 10 triệu người chết do nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Từ năm 2020, Đại học Monash đã từng bước loại bỏ dần các loại xà phòng kháng khuẩn trong khuôn viên của trường và thay vào đó là tăng sử dụng các loại xà phòng thông thường. Giáo sư Lithgow nhấn mạnh mọi người cần tiếp tục sử dụng xà phòng để rửa tay, nhưng nên dùng các loại xà phòng truyền thống và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất phụ gia kháng khuẩn bởi chúng gây hại nhiều hơn lợi.
Cũng theo Giáo sư Lithgow, việc kêu gọi gia tăng sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn có thể là một mưu đồ tiếp thị và khai thác những quan ngại của người dân trước nguy cơ lây lan của đại dịch Covid-19./.
Bệnh nhân COVID -19 đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn Một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh nhân COVID-19 có thêm nguy cơ đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 20.000 người trưởng thành ở Mỹ nhập viện với COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020. Phân tích cho thấy nguy cơ đột quỵ của họ cao hơn so với...