Nước tiểu chuyển màu xanh lục là dấu hiệu của bệnh gì?
Bình thường, nước tiểu mang sắc tố vàng. Ngược lại, nước tiểu đổi màu là một dấu hiệu cho thấy vấn đề bệnh lý hoặc tác động từ bên ngoài.
Túi nước tiểu của bệnh nhân chuyển màu xanh do tác động từ thuốc gây mê.
Nếu cơ thể đang bị mất nước, bạn dễ nhận thấy rằng nước tiểu có màu hổ phách đậm hoặc thậm chí là màu nâu nhạt. Các sắc tố khác nhau trong thực phẩm bạn ăn hoặc thuốc bạn uống có thể đi qua đường tiêu hóa và làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
Tùy thuộc vào những gì cơ thể hấp thu, bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng và lượng nước bạn uống, màu sắc nước tiểu có thể khác nhau.
Nhiều màu sắc trong số này rơi vào phổ màu nước tiểu “bình thường”, nhưng có những trường hợp màu sắc nước tiểu bất thường có thể là nguyên nhân đáng lo ngại.
Nước tiểu màu xanh lục có thể do màu thực phẩm. Nó cũng có thể là kết quả của thuốc nhuộm được sử dụng trong các xét nghiệm y tế dành cho thận hoặc bàng quang. Nếu sắc tố xanh lam đi vào nước tiểu, màu sắc thu về thường là xanh lục vì màu xanh lam trộn lẫn với urochrome màu vàng tự nhiên.
Đây không phải là chuyện xảy ra hàng ngày, nhưng nhiều loại thuốc phổ biến có thể biến nước tiểu thành màu xanh lục – hoặc phớt xanh, bao gồm: thuốc gây mê propofol, thuốc axit dạ dày cimetidine (Tagamet) và thuốc chống trầm cảm ba vòng amitriptyline (Elavil). Sự đổi màu là một tác dụng phụ vô hại.
Măng tây đôi khi cũng thêm màu xanh lục vào nước tiểu. Nhưng nước tiểu xanh còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào máu (chẳng hạn nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas aeruginosa ).
Mới đây, Tạp chí Y học New England xuất bản hôm 2/12, ghi nhận trường hợp của một người đàn ông nhập viện có nước tiểu chuyền thành màu xanh lục.
Video đang HOT
Người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tiến triển nặng nên ông vào viện cấp cứu sau hai ngày khó thở.
Bệnh nhân có nồng độ carbon dioxide cao trong máu, một tình trạng gây đe dọa tính mạng. Tại phòng chăm sóc đặc biệt, ông được đặt máy thở và tiêm thuốc gây mê toàn thân gọi là propofol.
5 ngày sau, nước tiểu của người đàn ông, được trữ trong túi đựng ống thông, chuyển sang màu xanh.
Theo các tác giả báo cáo từ Bệnh viện Weiss Memorial ở Chicago (Mỹ), trong trường hợp của người đàn ông, thủ phạm là propofol. Thuốc này được sử dụng rộng rãi để gây mê toàn thân, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể khiến nước tiểu chuyển màu xanh lục.
Chính xác sự đổi màu này xảy ra như thế nào vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng nó có thể xảy ra khi một số sản phẩm phân giải (chất chuyển hóa) của propofol được thải trừ qua thận chứ không phải qua gan, theo báo cáo năm 2015 về một trường hợp tương tự được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Chẩn đoán & Lâm sàng.
May mắn thay, sự đổi màu này là lành tính và biến mất sau khi ngừng thuốc. Nước tiểu của người đàn ông trở lại màu vàng bình thường sau khi loại thải hết propofol.
Ai dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? Có phải chỉ người cao tuổi mới bị COPD không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD rất nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo đánh giá của các chuyên gia, bác sĩ.
Đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được xác định là người già, người hút nhiều thuốc lá và những người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng.
Vậy tại sao nhóm người này có nguy cơ cao mắc bệnh? Có phải chỉ có người cao tuổi mới dễ mắc bệnh COPD không? Người trẻ có bị COPD không?
1. Người già là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Người già thường có sức đề kháng kém hơn bình thường, đặc biệt là các chức năng của cơ quan trong cơ thể cũng dần suy yếu. Nếu hồi trẻ bệnh nhân từng hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người già do tình trạng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây nên.
Người cao tuổi có sức đề kháng kém hơn bình thường và các cơ quan cũng lão hóa (Ảnh: Internet)
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc của các ống phế quản, dẫn đến các lớp lót trong các ống phế quản phổi sưng đỏ và chứa chất nhầy. Những chất nhầy này chính là nguyên nhân làm hẹp đường thở.
- Khí phế thũng: Khí phế thũng tổn thương các túi khí hay còn gọi là phế nang ở trong phổi và làm cho người bệnh khó thở. Khi phế nang bị tổn thương, quá trình thải CO2 và hấp thụ O2 khó hơn bình thường khiến bạn khó thở.
Chính vì những nguyên nhân này nên người già là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhất.
2. Người hút thuốc lá dễ mắc bệnh COPD
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bệnh COPD. Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá thường sẽ có triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 80-90% người mắc COPD đều do nghiện thuốc lá.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, dẫn tới quá trình lưu thông máu tới phổi bị giảm. Điều này làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng cũng như oxy cần thiết cho phổi cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở.
Người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì bệnh COPD cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Đây là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bạn cần lưu ý để ngừng ngay việc hút thuốc, tránh ảnh hưởng sức khỏe và những người xung quanh.
Người hút thuốc lá là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh: Internet)
3. Người tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm
Những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất, có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như ảnh hưởng đến phổi.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Bạn cần sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà và sát khuẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý để đảm bảo sức khỏe.
4. Một số đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác
- Người bị hen suyễn: Người bị hen suyễn và hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Trường hợp bị nhiễm khuẩn hô hấp từ khi còn nhỏ cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
- Do di truyền: Thiếu hụt di truyền alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân của một số trường hợp COPD.
Trên đây là một số đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bạn cần dừng ngay việc hút thuốc lá, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, không độc hại để tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy bổ sung dinh dưỡng, luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3 - giai đoạn bệnh tiến triển nặng cần đặc biệt chú ý trong điều trị! Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3 đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Khi bước sang phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3, sức khỏe của bạn có thể bị suy giảm đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong công...